1. Định nghĩa:
Nhiễm trùng dịch cổ trướng (viêm phúc mạc tiên phát) là tình trạng dịch màng bụng nhiễm khuẩn không do bất kỳ nguồn vi khuẩn nào từ ngoài thành bụng vào.
2. Chẩn đoán:
Lâm sàng:
Tình trạng xơ gan, cổ trướng.
Đau bụng, đi ngoài phân lỏng, có thể có bán tắc ruột, cảm ứng phúc mạc.
Sốt, tình trạng shock nhiễm khuẩn.
Xét nghiệm:
CTM ngoại biên.
DMB: Chạy CTM với dịch màng bụng, cấy dịch màng bụng vào chai cấy máu, sinh hóa.
Albumin máu.
Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan khác.
Chẩn đoán xác định:
DMB có > 250 BCĐNTT/ml (0,025G/l) hoặc cấy dịch màng bụng phát hiện VK.
Chẩn đoán phân biệt:
Viêm phúc mạc thứ phát do thủng tạng rỗng, vết thương thành bụng, áp xe thành bụng.
III. Điều trị:
Nguyên tắc điều trị:
- Điều trị kháng sinh sớm khi nghi ngờ có nhiễm trùng dịch cổ trướng.
- Dự phòng các biến chứng: Hội chứng gan thận, tiền hôn mê gan.
Thuốc và điều trị cụ thể:
- Kháng sinh toàn thân: Đối với trường hợp không có nôn, không có sốc, không có bệnh não gan và creatinine < 265 mmol/l ( <3mg/dl) dùng đường uống ciprofloxacine 500mg ´2 lần /ngày. Trong trường hợp không uống được dùng kháng sinh đường tiêm hàng đầu là cefotaxime 6g/24giờ chia 3 lần trong 5 ngày
- Nếu có điều kiện dùng albumine 1,5g/kg trong 6 giờ đầu và 1g/kg vào ngày thứ 3 có tác dụng làm giảm tỉ lệ bệnh nhân suy thận cũng như tử vong.
- Sau đó nếu trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng có thể điều trị theo kháng sinh đồ nếu có hoặc phối hợp thuốc.
- Nếu có tình trạng xơ gan tiến triển tiến hành điều trị xơ gan.
Điều trị dự phòng:
- Trường hợp cần điều trị dự phòng nhiễm trùng dịch cổ trướng: bệnh nhân đã bị nhiễm trùng dịch cổ trướng, hoặc protein dịch cổ trướng< 10g/l hoặc bilirubin > 51 mmol/l dùng ciprofloxacine 500mg hàng ngày hoặc trimethoprim/ sulfamethoxazole 800mg/160mg/ ngày tuần dùng 5 ngày từ thứ 2 đến thứ 6, dùng kéo dài.
- Đối với xơ gan mà có XHTH cần điều trị dự phòng nhiễm trùng dịch màng bụng: ciprofloxacine 500mg ´ 2 lần /ngày trong 7 ngày có thể dùng đường uống hoặc đường tiêm.
4. Theo dõi và tái khám:
Các chỉ số cần theo dõi:
Nhiệt độ, tình trạng nhiễm trùng.
Cổ trướng, số lượng nước tiểu.
Tái khám:
Sau 1 – 4 tuần.