Khái niệm
Hai bên sườn là đường tuần hành của kinh Túc Quyết âm và Túc Thiếu dương, cho nên đau sườn phần nhiều có quan hệ đến tật bệnh của Can Đởm. Linh khu – Ngũ tà có viết: “Tà ở Can thì đau hai bên sườn”. Tố vấn – Mâu thích luận cũng viết: “Tà ẩn náu ở đường lạc của Túc Thiếu dương khiến người ta đau sườn không thở được”. Thiên Ngũ tạng phong hàn tích tụ bệnh mạch chứng tính trị sách Kim quỹ yếu lược gọi là chứng “Hiếp hạ thông”; sách Đan đài ngọc án gọi là “Quí hiếp thông”; sách Tạp bệnh quảng yếu gọi là “Khư hiếp lặc thống” đều thuộc phạm vi Hiếp thông.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
Hiếp thống do tà phạm Thiếu dương: Có chứng đau sườn, vãng lai hàn nhiệt, ngực sườn đầy đau, đắng miệng, họng khô, mắt hoa, tai điếc không muốn ăn, Tâm phiền hay nôn rêu lưỡi trắng trơn, mạch Huyền.
Hiếp thống do đàm ẩm đọng ở trong: Có chứng Huyền ẩm, ngực sườn trướng đau, khi ho nhổ, xoay chuyển và thở mạnh thì đau lăng, đoản hơi, thở gấp, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Huyền hoặc Trầm Hoạt.
Hiếp thống do Can uất khí kết: Có chứng đau sườn nhưng chủ yếu là trướng đau, đau di chuyển, khi đau phụ thuộc vào biến hóa tình chí mà tăng giảm, ngực khó chịu, hay thở dài, bụng trướng đầy, ăn sút kém, rêu lưỡi mỏng, mạch Huyền.
Đau sườn do ứ huyết ngăn trở đường Lạc: Có chứng đau sườn như bị đâm, đau cố định, ban đêm bệnh tăng, hạ sườn có tích khối, chất lưỡi tía tối hoặc có nôt ứ huyết, mạch sắc.
Hiếp thống do Can Đởm thấp nhiệt: Có chứng sườn trướng đầy, đắng miệng, Tâm phiền, ngực khó chịu, kém ăn nôn mửa buồn nôn, mắt đỏ hoặc Hoàng đản, tiểu tiện vàng, mạch Huyền Hoạt, rêu lưỡi vàng nhớt.
Hiếp thống do Can âm bất túc: Có chứng sườn đau âm ỉ, đau dai dẳng không dứt, miệng khô họng ráo, trong tâm phiền nhiệt, đầu mắt choáng váng, hoặc hoa mắt, thị lực không tỏ, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Huyền Tế mà Sác.
Phân tích
– Chứng Hiếp thống do tà phạm Thiếu dương với chứng Hiếp thống do đờm ẩm ứ đọng ờ trong: Hai chứng một là biểu chứng, một là lý chứng.Hiếp thông do tà phạm Thiếu dương có hai nguyên nhân phát bệnh: một là tà khí phong hàn phạm thẳng vào Thiếu dương kinh, hai là bệnh tư Thiếu dương truyền vào Thiếu dương gây nên. Kinh mạch Thiếu dương phân bố ở hai bên sườn, hàn tà từ ngoài xâm nhập, kinh khí Thiếu dương không lợi, tà khu trú ở bán biểu bán lý. Thương hàn luận – Biện Thái dương bệnh mạch chứng tính trị đệ lục có viết: “Thương hàn 5-6 ngày bị trúng phong, vãng lai hàn nhiệt, ngực sườn đầy tức, lìm lịm không muốn ăn, Tâm phiền hay nôn, hoặc trong ngực phiền mà không nôn, hoặc khát hoặc đau bụng, hoặc dưới sườn bĩ rắn…” Yếu điểm biện chứng là đau sườn, ngực sườn đầy tức, vãng lai hàn nhiệt. Hiếp thông do đàm ẩm ứ đọng ở trong phần nhiều do Trung dương vốn hư lại thêm ngoại cảm hàn thấp, hoặc do ăn uống lao thương khiến cho Phế không được lưu thông, Tỳ vận chuyển kém, Thận mất chức năng biên hóa, ba bệnh cơ này ảnh hương lẫn nhau, thủy ẩm ứ đọng dồn vào vùng sườn, khí cơ thăng giáng không điều hòa cho nên đau ngực sườn. Kim quỹ yếu lược – Đàm ẩm khái thấu bệnh mạch chứng tính trịcó viết: “Sau khi uống nước chẩy xuống dưới sườn, ho nhổ thì đau, gọi là Huyền ẩm” Đau sườn là một chứng trạng chủ yếu của Huyền ẩm. Yếu điểm biện chứng có chứng đau ngực sườn, đoản hơi thở gấp, ho nhổ, khi xoay chuyển, hô hấp thì đau sườn nặng thêm. Đau sườn do tà phạm vào Thiếu dương, điều trị nên hòa giải Thiếu dương, dùng phương Tiểu Sài hồ thang gia giảm. Đau sườn do đàm ẩm ứ đọng ở trong điều trị nên công trục thủy ẩm, dùng các phương Đình lịch đại táo tả Phế thang, Hương phụ toàn phúc hoa thang, người thể trạng khỏe mạnh có thể dùng Thập tảo thang.
– Chứng Hiếp thống do Can uất khí kết với chứng Hiếp thống do ứ huyết ngăn trở dường lạc: Cả hai đều thuộc Thực chứng; một là do khí uất, một là do huyết ứ. Đau sườn do Can uất khí kết là do tình chí không thư thái hoặc cáu giận đột ngột hại Can, Can không được điều đạt mất chức năng sơ tiết dẫn đến Can khí uất kết. Mục Hiếp thống sách Chứng trị vậng bổ có viết: “Vì cáu giận đột ngột xúc phạm, buồn thương khí kết” Can ở dưới sườn, kinh mạch phân bố ở hai bên sườn, khí cơ uất kết ngăn trở đường lạc ở sườn thì sườn trướng đau, cơn đau phụ thuộc vào biến hóa của tình chí mà tăng giảm. Đau sườn do ứ huyết ngăn trở đường lạc phần nhiều do vốn có chứng Can khí không thư thái hoặc Can khí uất kết, bệnh lâu ngày phạm vào đường lạc, huyết chu lưu khó khăn thì ứ đọng lại. Thiên Hiếp thống sách Lâm chứng chỉ nam y án viết: “Kinh chủ khí, lạc chủ huyết, ốm lâu thì huyết ứ”. Đường lạc ở sườn tê nghẽn thì ngực sườn nhói đau cố định không di chuyển, vì thế hai chứng này có thể qua những điều kiện ở khí hay ở huyết, tính chất đau, bộ vị đau làm yếu điểm chẩn đoán phân biệt trong lâm sàng.
Đau sườn do Can khí uất kết chủ yếu là các chứng trạng Can khí uất kết như trướng đau, đau di chuyển không cố định, lúc tụ lúc tan hoặc thấy ngực khó chịu, hay thở dài, tâm tình ưu uất không thoải mái.
Đau sườn do ứ huyết ngăn trở đường lạc phần nhiều có các chứng trạng ứ huyết như, đau nhói đau có nơi cố định hoặc có tích khôi, chất lưỡi tía tối hoặc có nốt ứ huyết.
Khí trệ với Huyết ứ có thể song song tồn tại. Lâm chứng chỉ nam y án – Hiếp thống viết: “Bệnh lâu ở đường lạc, khí huyết đều bị nghẹt”, cũng có thể xuất hiện cái trước cái sau, hoặc có khi ngả về một bên. Nếu trướng nhiều hơn đau, phần nhiều ngả về khí uất; nếu đau nhiều hơn trướng phần nhiều ngả về huyết ứ.Đau sườn do Can khí uất kết điều trị chủ yếu phải sơ Can lý khí tán kết, dùng Sài hồ sơ Can tán gia giảm, đau sươn nặng thì gia Thanh bì, Bạch giới tử, uất kim, Đau sườn do ứ huyết ngăn trở đường lạc điều trị nên hoạt huyết hóa ứ thông lạc làm chủ yếu, dùng các phương Cách hạ trục ứ thang hoặc Phục nguyên hoạt huyết thang.
– Chứng Hiếp thông do Can Đởm thấp nhiệt với chứng Hiếp thống do Can âm bất túc: Một chứng thuộc thực nhiệt, một chứng thuộc âm hư. Đau sườn do Can Đởm thấp nhiệt phần nhiều do thấp nhiệt ngoại xâm hoặc ăn uống không điều độ, Tỳ mất sự kiện vận thì sinh ra thấp từ bên trong, thấp iheo nhiệt hỏa xâm phạm Can Đởm khiến cho Can Đởm mất sự sơ tiết điều đạt, gây nên đau sườn. Sách Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc nói: “Đau vùng liên sườn là bệnh của Can kinh, bởi vì mạch của hai kinh Can Đởm, phân bố ở vùng sườn, Can hỏa thịnh, mộc khf thực cho nên dồn vào vùng sườn gây nên đau” Chứng đau sườn do Can âm bất túc, hoặc là do Can uất hóa hỏa thương âm hoặc là do Thận âm bất túc liên lụy đến Can ầm, hoặc là do huyết hư không nuôi được Can, Can âm bất túc, đường lạc của Can không được nhu dưỡng làm cho vùng sườn đau âm ĩ. Thiên Hiếp thống sách Cảnh Nhạc toần thư viết: “Nội thương hư tổn, đau vùng sườn, người phòng lao quá độ, Thận hư gầy yếu, phần nhiều có chứng vùng ngực sườn đau âm ỉ, đó là Can Thận tinh hư Yếu điểm biện chứng:
Đau sườn do Can Đởm thấp nhiệt, lâm sàng thường thấy phần nhiều sườn đau dữ dội, ngực sườn khó chịu kém ăn, tiểu tiện vàng đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt , mạch Huyền Hoạt hoặc Huyền Sác. Đau sườn do Can âm bất túc thì sườn đau âm ỉ, trạng thái đau dai dẳng không dứt, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Huyền tế mà Sác, hoặc có các chứng trạng âm hư nội nhiệt, hoặc âm hư dương cang như miệng khô họng ráo, vùng mặt nóng bừng, gò má đỏ, trong Tâm phiền nhiệt, đầu choáng tai ù, thị lực lờ mờ.v.v…
Đau sườn do Can Đởm thấp nhiệt điều trị chủ yếu phải thanh nhiệt lợi thấp, thường dùng phương Long đởm tả Can thang. Đau sườn do Can âm bất túc cần dùng phép Dưỡng âm nhu Can, phương thuốc chủ yếu là Nhất quán tiễn.
Chứng Hiếp thông có ngoại cảm, nội thương khác nhau, bệnh chứng có hư thực cần phân biệt, vị trí của bệnh có khí huyết không giống nhau, Bệnh biến tuy ở Can Đởm nhưng cơ chế bệnh trách cứ vào hai đầu môi khí và huyết. Mục Hiếp thống sách Cảnh Nhạc toàn thư có viết “…Huyết tích thì hữu hình không di chuyển , hoặc cứng rắn mà cự án, Khí thông thì lưu hành không dấu vết, lúc tụ, lúc tan. Nếu do thực tích đàm ẩm, đều là thuộc chứng hữu hình phải lần lượt xem xét nguyên nhân, sẽ nhận thức được chính xác”. Khi điều trị cần căn cứ vào nguyên tắc “Thống thì không thông” khu trừ bệnh tà, lưu thông khí huyết, sẽ thu được hiệu quả.
Trích dẫn y văn
- Bệnh Hiếp thông vốn thuộc hai kinh Can Đởm, vì đường mạch của hai kinh này đều qua vùng sườn. Nhưng các nội tạng Tâm phế Tỳ Vị Thận và Bàng quang cũng đều có bệnh đau sườn. Đây không phải là các kinh đều có chứng ấy, chỉ vì tà ở các kinh ấy, khí nghịch không giải, tất sẽ lần lượt tương truyền, lan đến Thiếu dương Quyết âm dẫn đến chứng đau sườn. Cho nên vì mệt nhọc tư lự mà đau sườn, đó là bệnh truyền từ Tâm phế, vì ăn uống nhọc mệt mà đau sườn, đó là bệnh truyền từ Tỳ Vị, vì sắc dục nội thương, thủy đạo úng tắc mà đau sườn, đó là bệnh truyền từ Thận, bàng quang, Truyền đến bản kinh thì không phải bệnh từ Can Đởm (Cảnh Nhạc toàn thư – Hiếp thống).
- Bị xúc phạm cáu giận đột ngột, buồn thương khí kết, ăn uống quá độ, phong lạnh ngoại xâm, vấp ngã tổn thương ngoại hình, kêu la làm hại phần khí, hoặc do đàm tích lưu trú, hoặc vì huyết ứ chống chọi, đều có thể gây đau,. Còn như thấp nhiệt uất hỏa, mệt nhọc sắc dục mà bị bệnh, đôi khi cũng có (Hiếp thống – Chứng trị vâng bổ).
Tạp chứng đau sườn đều thuộc Quyết âm Can kinh, vì Can mạch phân bố ở sườn, cho nên Trọng Cảnh dùng Toàn phúc hoa thang. Lưu Hà Gian dùng Kim linh tử tán và các biện pháp tân ôn thông lạc, cam hoãn lý hư, ôn nhu thông bổ, tân tiết tuyên ứ .v.v… đều là những thang thuốc chữa Can trừ Hiếp thông, có thể nói là nắm chắc bệnh trình, các phép đầy đủ, Nhưng chứng có hư thực, có hàn có nhiệt, không nên bàn chung, nếu không vì thế mà bổ sung đầy đủ, xem xét kỹ càng thì lâm sàng mới có căn cứ mà xử trí (Hiếp thống – Lâm chứng chỉ nan y án).