Do những thay đổi về thể chất tâm thần sức đề kháng và chống chọi với những biến đổi đột ngột của thời tiết, môi trường yếu khiến người già dễ có liên tưởng cảm giác bệnh tật. Họ thường bi quan về sức khỏe và sự toàn vẹn của cơ thể rồi tưởng tượng rằng họ đang mắc chứng bệnh rất nặng. Tình trạng lo âu kéo dài ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh gây ra các sự than phiền thậm chí đau đớn.
Do đó khi nghe người già than phiền về bệnh tật của họ ta cần chăm chú lắng nghe với một thái độ cảm thông, hiểu biết, an ủi và gây tin tưởng cho họ giúp họ ổn định tâm lý. Đồng thời hướng dẫn họ tiến hành vận động liệu pháp dưới dạng làm cho toàn cơ thể hay vùng cơ thể bị đau vận động. Qua đó giúp họ nhận biết được cơ thể của mình, hình ảnh cơ thể và hình dung cơ thể trong không gian, không còn bị ám ảnh bởi những nhạy cảm thiếu chính xác.
Cần khuyến khích người già thường xuyên luyện tập: đi bộ, đi xe đạp có thể tạo điều kiện giảm bớt sự lo âu. Khuyên họ thường xuyên xoa bóp vừa tạo sự lưu thông huyết mạch vừa tiếp xúc vối cơ thể bản thân tạo cảm giác tin cậy.
Người mắc bệnh tưởng cần phải nghỉ ngơi thư giãn – đây là một tâm lý liệu pháp có tác dụng đối với các dấu hiệu thần kinh và lo âu. Đồng thời dùng thuốc an hưng thần, chống loạn thần và các loại thuốc chống trầm cảm: IMAO loại 3 vòng, các loại thuốc như Zodiazepeine và thuốc kháng sinh histamine.
Hơn nữa, những vùng đau người cao tuổi cho là mắc bệnh khi có sự tác động của thời tiết hoặc tự nhiên cảm thấy, chính là những cơ quan đã bị lão hóa, suy yếu mạnh. Cần được phục hồi hoặc làm giảm bớt quá trình đó bằng những phương pháp trị liệu trên.
Bệnh tưởng ở người già vừa là một căn bệnh vừa là những dấu hiệu bệnh, cần phải có thái độ đúng đắn trước sự than phiền bệnh tật ở người già đồng thời giúp họ vượt qua trạng thái bệnh lý.