Me có tác dụng chữa một số bệnh về đường ruột, rối loạn chức năng gan. Loại quả này có thể điều trị nôn ọe, ghẻ  ngứa, viêm da…

Me còn gọi là khua me, La vọng tử; Tamarindus indica L, thuộc họ Vang. Me được trồng từ hạt me chín mọc hoang ở rừng núi.

Me được dùng từ trái me tươi hoặc nghiền nát lấy phần cơm từ quả roi chế thành thuốc, vỏ và lá cây me vẫn sử dụng tươi làm thuốc.

Theo đông y, me có vị chua, tính mát, thanh nhiệt, giải khát, tăng cường tiêu hóa. Ngoài tác dụng chống nôn ọe ở phụ nữ thai nghén, me còn được dùng chữa bệnh như sốt cao có nguyên nhân hay chưa có nguyên nhân.

Quả me tác dụng thanh nhiệt, giải say nắng
Quả me tác dụng thanh nhiệt, giải say nắng

Cách làm như sau

Me nghiền nát quả, lọc bỏ xơ, lấy 50g cơm đã lọc bỏ xơ, 50g nước và 125g đường. Đun sôi bằng lửa than như lửa rim mứt còn lại 200g (có thể đem sấy khô cơm me để dành), lấy 30g cơm me pha với nước sôi để nguội uống. Cơm me rất tốt trong chữa bệnh về gan (rối loạn chức năng gan, men gan) rối loạn tiêu hóa thể táo (rất tốt trong điều trị nhuận tràng), thông lợi tiểu dắt, tiểu buốt, trong nước tiểu qua xét nghiệm có nhiều chất cặn, lắng axi uric, oxalat, HBC 1-2 cái…

Liều lượng sử dụng: Người lớn từ 20 – 30g cơm me, thêm đường để uống; Trẻ em từ 10 – 12 tuổi dùng từ 10 – 20g cơm me.

Vỏ cây me dùng để chữa lỵ, dùng nước vỏ cây me (giã nhỏ lọc sạch) xúc miệng chữa viêm lợi, chân răng (viêm nha chu), chữa tiêu chảy.

Lá me vò nát, nấu nước tắm trị ghẻ, phòng các bệnh ngoài da, xoa lên nơi dị ứng ngứa.

Đơn thuốc có me: Me giã nát, lọc bỏ xơ và hạt, đổ si rô đặc vào đun sôi. Mỗi ngày dùng từ 15g – 20g – 30g cơm me cho vào nước uống rất tốt có thể thay viên vitamin c (Nervon C), uống thường xuyên tăng cường miễn dịch, tạo sức đề kháng tốt cho cơ thể.

0/50 ratings
Bình luận đóng