Tên khác: Sơn thục

Tên khoa học: Homalomena occulta (Lour.) Schott = H. aromatica

Họ: Ráy (Araceae)

1 Mô tả, phân bố

Là loại cây thảo sống lâu năm. Thân rễ bò ngang mặt đất, tròn mập, dài từ 10 – 40cm. Lá mọc từ thân rễ lên, phiến lá to, hình mũi tên. Hoa thuộc loại bông mo, màu xanh. Quả mọng thuôn, trong chứa nhiều hạt.

Thiên niên kiện thường mọc hoang Ở các vùng đồi núi nước ta, nhất là những nơi ẩm thấp dưới chân đồi. Các nước Lào, Thái Lan, Malaysia… cũng có Thiên niên kiện.

cay thien nien kien

2. Bộ phận dùng, thu hái

Bộ phận dùng làm thuốc của Thiên niên kiện là thân rễ. Thu hái quanh năm, nhưng thu hái vào mùa hạ là tốt nhất. Chọn những thân rễ già, to, cắt lấy, rửa sạch, sấy nhanh ở nhiệt độ dưới 50oC, loại bỏ vỏ và rễ con, tiếp tục phơi sấy cho đến khô.

Dược liệu Thiên niên kiện đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).

3. Thành phần hóa học

Thân rễ Thiên niên kiện có chứa chủ yếu là tinh dầu (0,8 – l%).

duoc lieu thien nien kien

4. Công dụng, cách dùng

Dược liệu Thiên niên kiện có tác dụng trừ phong thấp, làm mạnh gân cốt. Dùng chữa các chứng bệnh: Tê thấp, đau nhức các khớp xương, chân tay tê dại, chuột rút.

Cách dùng: Uống 5 – l0g/ngày bằng cách sắc hay mài với nước hoặc rượu để uống; dùng ngoài bằng cách giã nát (dạng tươi) đắp lên chỗ đau hay dùng ngâm rượu (dạng khô) để xoa bóp lên chỗ đau.

Kiêng kị: Người âm hư, nưi nhiệt, táo bón, phụ nữ có thai không

dùng.

0/50 ratings
Bình luận đóng