Xử trí gãy xương do loãng xương ở hầu hết các trường hợp không khác so với các loại gãy xương do chấn thương khác ở người khỏe không bị loãng xương.
Phẫu thuật kết xương là điều trị cơ bản, tuy nhiên cần đặc biệt chú ý săn sóc sau mổ để phát hiện và điều trị các rối loạn chuyển hóa xương.
Gãy lún xẹp đốt sống thường được điều trị bảo tồn nội khoa, các thuốc giảm đau có thể được dùng làm giảm triệu chứng đau trong những tuần đầu. Nhiều trường hợp bệnh nhân cần được nhập viện để theo dõi và điều trị các triệu chứng do gãy lún; xẹp đốt sống gây ra như bán tắc ruột, hoặc tắc ruột, viêm phổi v.v…
Những bệnh nhân gãy xẹp đốt sống có đau mức độ nặng có thể dùng biện pháp bơm xi măng sinh học vào đốt sống bị xẹp, lún (có tên là Kyphoplasty hoặc Veteloroplasty).
Một số biểu hiện lâm sàng chủ yếu cần chú ý:Cần chú ý đến các yếu tố nguy cơ làm bệnh nhân dễ ngã (thị lực, sức cơ, sàn ướt, ánh sáng trong phòng, bậc cầu thang lên xuống) để giúp bệnh nhân tránh nguy cơ ngã, điều này rất quan trọng với những người già, yếu. Việc áp dụng các biện pháp dự phòng toàn diện như vậy sẽ giúp giảm đáng kể tỉ lệ gãy xương và tử vong ở bệnh nhân già, yếu, và có loãng xương.
- Gãy đầu dưới xương quay (gãy coles) chủ yếu xảy ra ở phụ nữ mãn kinh sớm, bị ngã về phía trước và chống tay xuống.
- Gãy đốt sống thường không có triệu chứng, khó tìm thấy yếu tố chấn thương trước đây.
- Chỉ có khoảng 1/3 số bệnh nhân bị gãy đốt sống do loãng xương được chẩn đoán và chăm sóc điều trị.
- Di chứng của gãy đốt sống bao gồm: đau mạn tính, biến dạng cột sống (gù, vẹo) giảm chiều cao, giảm các hoạt động hàng ngày.
- Gãy cổ xương đùi thường xảy ra ở người già, yếu và nguy cơ tử vong trong vòng 6 tháng sau gãy xương chiếm khoảng 20% tổng số bệnh nhân.
- Chỉ có 1/3 số bệnh nhân gãy cổ xương đùi có thể quay trở lại đời sống bình thường như trước khi gãy xương.