Muốn sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh, học giỏi, không mắc các bệnh lây truyền, các bậc cha mẹ cần chú ý:
Không kết hôn với những người cùng huyết thống, trực hệ ba đời: Cô, dì, chú, bác, cậu ruột, anh chị em con cô, con cậu, anh chị em thúc bá…
Về mặt di truyền học, loài người tồn tại 23 cặp nhiễm sắc thể. Cặp nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào người cha, mẹ có khả năng xuất hiện các bệnh di truyền cho con ở mức độ cao. Nên Luật Hôn nhân và Gia đình nghiêm cấm kết hôn cùng huyết thống.
Độ tuổi sinh con: Người cha ở vào độ tuổi sinh sản từ 24 trở lên nhưng không quá 45 tuổi là lứa tuổi lí tưởng nhất. Không nên sinh con ở lứa tuổi quá trẻ hoặc quá già, vì con sinh ra sẽ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh rối loạn nhiễm sắc thể.
Người mẹ ở lứa tuổi sinh đẻ lí tưởng là từ 24-35 tuổi. ở lứa tuổi này, người phụ nữ có nhiều vốn sống, có kinh nghiệm thực tế, biết cách nuôi dạy con và cơ thể đã phát triển hoàn chỉnh.
Cha mẹ cùng béo phì sẽ di truyền cho các con với tỉ lệ 53%. Một trong hai người béo sẽ di truyền cho các con tỉ lệ 40%.
Về chiều cao, người cha di truyền cho con theo tỉ lệ 35%. Người mẹ di truyền cho con theo tỉ lệ 35%, điều kiện sống chiếm tỉ lệ 30%.
Hói: Là hiện tượng sinh lí di truyền. Cha bị hói di truyền cho các con trai theo tỉ lệ 50%. Ông nội bị hói di truyền cho cháu trai theo tỉ lệ 25%.
Mụn trứng cá: Cha mẹ đều bị thì khả năng di truyền cho các con ở mức nặng và cao.
Mắt hai mí là gen di truyền tính trội. Cha, mẹ mắt hai mí thì khả năng di truyền cho các con là 100%. Ngược lại, mắt một mí cũng do gen di truyền của cha, mẹ.
Trước khi mang thai, người mẹ phải đến khám ở các cơ sở y tê để chắc chắn không mắc các bệnh lây truyền. Ví dụ: Bệnh lậu do lậu cầu khuẩn lây qua đường tình dục của mẹ. Khi sinh con ra đường âm đạo, lậu cầu khuẩn xâm nhập vào mắt trẻ sơ sinh gây mù mắt.
Người mẹ mắc bệnh giang mai: Xoắn khuẩn giang mai từ máu mẹ lây truyền qua nhau thai vào máu bào thai, gây bệnh giang mai cho thai nhi.
Người mẹ đang mang thai bị viêm gan virut B, C… Virut này qua nhau thai từ máu người mẹ xâm nhập vào máu thai .nhi. Những đứa trẻ sinh ra bị viêm gan mạn tính thường dẫn đến xơ gan cổ trướng hay ung thư gan và tử vong.
Cha, mẹ bị nhiễm HIV/AIDS: Virut HIV từ máu người mẹ lây truyền qua nhau thai, xâm nhập vào máu thai nhi. Giai đoạn đầu với virut HIV biểu hiện lâm sàng sơ phát, thể chưa có triệu chứng lâm sàng, chỉ huyết thanh có virut HIV dương tính, thể nhiễm virut HIV nhưng huyết thanh âm tính… Giai đoạn cuối của HIV là AIDS. Biểu hiện lâm sàng của nhiễm HIV thường kéo dài ba tháng hay lâu hơn, gây viêm hạch, tiêu chảy… dần dần đến AIDS là giai đoạn cuối của virut HIV tiến triển thành AIDS hoàn chỉnh.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị HIV/AIDS, do đó phải lấy phòng bệnh là chủ yếu.
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình thì những người đang mắc bệnh tâm thần không được kết hôn. Những người đang mắc các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt các bệnh hoa liễu được khuyến cáo không nên kết hôn vì sẽ ảnh hưởng đến việc sinh con. Vì thế, nam nữ trước khi kết hôn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.
Cha, mẹ trước khi thụ tinh cần có cơ thể khỏe mạnh, tập trung vào một mục đích duy nhất là thụ tinh. Trước ngày thụ tinh 15 hôm, không được hút thuốc lá, không dùng chất ma túy, không uống rượu bia, không đeo điện thoại di động bên người, không tắm nước nóng, tránh gây thương tổn tinh trùng…
Khi người mẹ đã mang thai không nên ăn sắn tươi. Trong vỏ sắn có chất heterozit thủy phân trong nước thành axít xyanhydric, axêton và glucose. Tính độc của sắn tươi chủ yếu là axít xyanhydric gây ức chế hoạt động của men hô hấp, nhiều chất ở men cytocrom oxydase làm hạn chê tác dụng của oxy, gây ra các rối loạn.
Rối loạn thần kinh: Người bị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu. ở thể nặng xuất hiện co giật, cố cứng, đồng tử giãn, sau đó hôn mê.
Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh đau bụng, buồn nôn, nôn mửa nhiều, tiêu chảy nhiều để tống các chất độc. Người mệt mỏi, không thích ăn uống.
Rối loạn hô hấp: Người bị ngạt thở, suy hô hấp và dễ gây tử vong nhanh chóng.
Người mẹ mang thai không được uống rượu, bia. Vì uống rượu, bia sẽ khiến lượng cồn vào máu tăng 1-1,5 gam/lít, sẽ gây say. Lượng cồn trong máu 4-6 gam/lít có thể gây chết người. Khi mới uống rượu, sẽ gây nhức đầu, kích thích thần kinh gây nói nhiều, về sau ức chế thần kinh trung ương. Chất cồn gây bỏng niêm mạc họng, thực quản, dạ dày và tổn thương tế bào gan. Gan là một cơ quan chống độc của cơ thể.
Người mẹ đang mang thai không được hút thuốc lá, thuốc lào. Chúng rất độc hại với cơ thể, vì có tối bôn ngàn chất độc tố. Lượng nicotin, oxyt cacbon và nhiều chất độc hại khác gây co mạch máu nhau thai, giảm khả năng cung cấp máu tới nhau thai, làm cho bào thai phát triển chậm, nhẹ cân, sinh sớm và có thể tử vong. Trong khói thuốc lá có hàm lượng chất độc cao gấp 840 lần mức độ cho phép tôi đa trong công nghiệp. Những đứa trẻ có mẹ hút thuốc lá có thể mắc các bệnh: Hở hàm ếch, sứt môi, trí tuệ giảm.
Người mẹ hút thuốc sẽ có thể bị viêm họng, viêm phê quản, về sau gây ung thư phế quản, phổi, tổn thương tụy, tạng và nhiều cơ quan khác.
Người mẹ đang mang thai nên tránh ăn nấm, nhất là các loại nấm dễ có nguy cơ độc. Trong nấm độc có sáu độc tố: Phallin, phalloidin, phalloin, amaniton anpha, bêta, gamona, là những độc tố gây tan máu. Các độc tố khác tập trung ở gan, gây viêm gan nhiễm độc. Sau khi ăn phải nấm độc từ 6-40 giờ, xuất hiện các triệu chứng: Người bị nôn mửa, tiêu chảy như tả, kéo dài từ hai đến ba ngày làm cho cơ thể mất nhiều nước, mất các chất điện giải dẫn đến trụy tim mạch và tử vong. Ngoài ra, cũng có thể gây suy thận cấp, chức năng thận bị tổn thương, gan bị viêm do nhiễm độc tố và da bị vàng. Viêm gan nặng sẽ dẫn đến hôn mê gan. Có thể xuất hiện đông máu rải rác trong lòng động mạch, dễ gây xuất huyết và sốc. Trường hợp này phải khẩn trương đưa bệnh nhân đến bệnh viện hồi sức cấp cứu. Tại bệnh viện, khẩn trương rửa dạ dày và truyền các dung dịch cần thiết để vừa chống độc vừa chống sốc.
Sức khỏe sinh sản của cha, mẹ quyết định sự ra đời của đứa con khỏe, thông minh, không mắc các bệnh di truyền bẩm sinh, các bệnh truyền nhiễm. Do vậy cần tuân thủ triệt để các nguyên tắc đã nêu trên.
Ngày nay, các cặp vợ chồng thường mong muốn sinh từ một đến hai con, để nuôi dạy con cho tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng sinh được con trai hay con gái theo ý muốn. Muốn sinh con trai hay con gái theo ý muốn cần hiểu biết các phương pháp và ứng dụng đúng.
Cơ quan sinh dục nam giới có dương vật và hai tinh hoàn. Mỗi tinh hoàn có nhiều thùy. Mỗi thùy có những ông nhỏ ngoằn ngoèo là ống sinh tinh trùng. Mỗi ống sinh tinh trùng có 900 tinh trùng. Mỗi ống dài 5 mét, nối từ ống mào tinh hoàn dài 6 mét đến ống dẫn tinh trùng.
Tinh hoàn có chức năng bài tiết các chất nội tiết tố nam và sản sinh ra tinh trùng.
Chức năng bài tiết các chất nội tiết tố nam là testosteron, dihydrotestostron và androstenedion.
Chức năng sản sinh ra tinh trùng từ các tê bào mầm thành tinh trùng mất 64 ngày. Mỗi tinh nguyên bào có một cặp nhiễm sắc thể, trong số 23 cặp mang thông tin di truyền giới tính cho thế hệ con. Trong đó cặp nhiễm sắc thể X là nhiễm sắc thể cái và một cặp nhiễm sắc thể Y là nhiễm sắc thể đực.
Nam giới có nửa số tinh trùng chứa nhiễm sắc thể Y và nửa số còn lại chứa nhiễm sắc thể X. Tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y gặp trứng ở âm đạo, môi trường kiềm sẽ thụ tinh con trai. Tinh trùng mang nhiễm sắc thể X gặp trứng ở âm đạo, môi trường toan thụ tinh con gái.
Tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y thích nghi với môi trường kiềm ở âm đạo trở nên khỏe mạnh, gặp trứng thụ tinh dễ dàng. Nếu gặp môi trường âm đạo toan thì tinh trùng trở nên yếu, dù gặp trứng vẫn không thụ tinh được.
Tinh trùng mang nhiễm sắc thể X gặp trứng ở âm đạo môi trường toan thì sẽ khỏe, thụ tinh dễ dàng. Nhưng môi trường âm đạo có độ pH toan dễ sinh con gái. Môi trường âm đạo luôn có độ toan để chống nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục nữ. Chỉ có một số ngày nhất định, môi trường âm đạo mới có độ pH kiềm.
Muốn sinh con trai cần sinh hoạt tình dục đúng vào ngày trứng rụng. Lúc này cổ tử cung tiết nhiều niêm dịch kiềm, làm trung hòa độ toan ở âm đạo, làm cho độ kiềm ở âm đạo tăng cao, giúp cho tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y di chuyển khỏe hơn, thụ tinh con trai thuận lợi hơn.
Muốn sinh con gái cần sinh hoạt tình dục trước vài ngày trứng rụng, vì môi trường âm đạo ở độ toan cao giúp cho tinh trùng mang nhiễm sắc thể X di chuyển mạnh, kết hợp với trứng thụ tinh dễ dàng. Có sáu phương pháp để nhận biết ngày rụng trứng:
Đo thân nhiệt: Người phụ nữ khỏe mạnh thường có chu kỳ kinh nguyệt khoảng 28 hay 30 ngày. Sáng thức dậy nằm nguyên trên giường, ngậm nhiệt kế dưới lưỡi năm phút và thở đều, ghi kết quả vào biểu đồ, đo liền trong ba tháng. Ngày nào cơ thể có nhiệt độ trung bình thấp hơn từ 0,l-0,4°c là ngày trứng rụng.
Tìm chất dịch âm đạo: Hai tuần kể từ ngày hết kinh cơ thể có thân nhiệt duy trì vài ngày đó là ngày trứng rụng, cổ tử cung tiết ra nhiều dịch như lòng trắng trứng, lượng dịch nhiều. Người phụ nữ rửa sạch bàn tay bằng xà phòng, cho hai ngón tay vào âm đạo, sát cổ tử cung, lấy tay ra thấy có chất dịch trong suốt, dẻo, kéo dài, không đứt.
Đau bụng dưới giữa chu kỳ kinh nguyệt: Người phụ nữ thấy đau vùng bụng dưới do trứng rụng khỏi buồng trứng. Đau bụng dưới giữa giữa chu kỳ kinh nguyệt thường xuất hiện trước lúc trứng rụng khoảng vài giờ. Đau bụng dưới kéo dài từ vài giờ đến 24 giờ. Điểm đau thường ở bên phải bụng dưới hay trên xương gò mu.
Kiểm tra nước tiểu: Lấy nước tiểu người phụ nữ để tìm chất LH (Luteinnizing Hormon), nếu thấy dương tính là đúng ngày trứng rụng.
Siêu âm: Quan sát độ lớn của buồng trứng, kích thước não bào bình thường từ 2-3mm. Hai ngày trước ngày trứng rụng noãn bào to ra, kích thước 1,8cm, đúng ngày trứng rụng não bào to đến 2cm.
Dùng chế phẩm của thuốc đo lượng nội tiết tố nữ trong nước tiểu trước hai ngày trứng rụng. Phương pháp này sử dụng ở các nước tiên tiến.