ĐAN SÂM
Tên khoa học: Salvia multiorrhiza Bunge.; Họ hoa môi (Lamiaceae)
Bộ phận dùng: Rễ (vẫn gọi là củ). Rễ to chắc, khô, mềm. Ngoài sắc đỏ tía, trong vàng thâm mịn, không có xơ, không có rễ con là tốt. Củ cứng giòn, gầy, đen, có xơ là xấu.
Thành phần hóa học: Có 3 loại xeton kết tinh được: tansinon I, tansinon II, tansinon III.
Tính vị – quy kinh: Vị đắng, tính hơi hàn. Vào hai kinh can và tâm.
Tác dụng: Trục ứ huyết, hoạt huyết, rút mủ, lên da non, làm thuốc thông kinh, cường tráng.
Chủ trị:
– Dùng sống: bổ huyết nhiệt, trị mụn nhọt, sang lở.
– Dùng chín: kinh nguyệt không đều.
Liều dùng: Ngày dùng 6 – 12g.
Kiêng kỵ: Không có ứ trệ thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Tẩm nước, ủ mềm, thái lát dùng sống hoặc sao qua, hoặc tẩm rượu sao qua (tùy theo đơn).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, để ráo nước, ủ mềm một đêm, thái lát mỏng, phơi khô (dùng sống, cách này thường dùng).
Tẩm rượu để một giờ sao qua.
Bảo quản: Hay
hút ẩm, dễ mốc mọt, cần phơi khô, cất kín, có thể sấy hơi diêm sinh.