BẠCH ĐÀN
Tên khoa học: Eucalyptus sp.
Họ Sim – Myrtaceae
Bạch đàn thuộc chi Eucalyptus. Chi Eucalyptus là một chi lớn, nguồn gốc Australia với khoảng 700 loài khác nhau, được trồng chủ yếu để khai thác gỗ. Về phương diện khai thác tinh dầu người ta thường quan tâm đến 3 nhóm chính:
1. Nhóm giàu cineol (hàm lượng > 55%):
Đại diện cho nhóm này là Eucalyptus globulus Lab. với những ưu điểm nổi bật: Hàm lượng tinh dầu và hàm lượng cineol khá cao, có thể đến 80 – 85%. Nhiều nước đã nhập cây này để trồng. Lá và tinh dầu E. globulus đã được ghi trong Dược điển nhiều nước. Ngoài Eucalyptus globulus còn có rất nhiều loài khác được trồng đê khai thác tinh dầu giàu cineol.
2. Nhóm giàu citronelal:
Đại diện là E. citriodora Hook.f. với hàm lượng citronelal trên 70%
3. Nhóm giàu piperiton:
Đại diện là E. piperita Sm. với hàm lượng piperiton 42-48%.
Ở Việt Nam, đã di thực nhiều loại bạch đàn xuất xứ Australia và Trung Quốc. Trong khoảng 20 loài, có 3 loại có giá trị kinh tế:
1. E. camaldulensis – gọi là bạch đàn trắng.
2. E. exserta – bạch đàn liễu.
3. E. citriodora – bạch đàn chanh.
https://hoibacsy.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở
Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật