NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM
Cortex Schefflerae octophyllae
Cortex Schefflerae octophyllae
Dược liệu là vỏ thân phơi khô hay sấy khô của cây Ngũ gia bì chân chim hay còn gọi tắt là cây chân chim – Schefflera octophylla (Lour.) Harms., họ Nhân sâm – Araliaceae.
Đặc điểm thực vật
Cây cao 2-8m, có lá mọc so le, lá kép hình chân vịt với 6-8 lá chét có dáng như chân chim do đó mà có tên gọi. Cuống lá dài 6-30cm. Lá chét nguyên, hình trứng thuôn dài, đầu nhọn dài 7-20 cm, rộng 3-6 cm. Cuống lá chét ngắn 1,5 – 3 cm. Cụm hoa chùm tán. Hoa nhỏ màu trắng, số cánh hoa và nhị bằng nhau, thường là 5. Bao phấn 2 ô, bầu hạ có 5-6 ô. Quả hình cầu, đường kính 3-4 mm, khi chín có màu tím sẫm đen, trong chứa 6-8 hạt. Cây mọc hoang ở các rừng cây bụi hoặc đồi hoang.
Chế biến: Bóc vỏ để có chiều dài khoảng 20 cm, rộng 5 cm, cạo sơ qua để bỏ bớt lớp vỏ thô ở ngoài, phơi trong râm, ủ lá chuối 7 ngày, thỉnh thoảng đảo cho đều để nổi mùi thơm rồi lấy ra phơi hoặc sấy nhẹ cho khô.
Đặc điểm của dược liệu: Mảnh vỏ hơi cong, kích thước như đã nói ở trong phần chế biến. Dược liệu đã cạo lớp vỏ ngoài để lộ lớp trong màu nâu nhạt. lốm đốm xám. Mặt trong nhẵn, màu vàng nâu nhạt. Mặt cắt ngang dày 0,5-1 cm gồm lớp ngoài lổn nhổn như có sạn, lớp trong có sợi xốp và dễ tách dọc.
Vi phẫu: Lớp bần còn lại gồm nhiều lớp tế bào hình chữ nhật nằm ngang, màng hơi dày xếp chồng lên nhau thành dãy xuyên tâm rất đều. Có chỗ bị bong và nứt rách. Tầng phát sinh ngoài gồm một lớp tế bào hình chữ nhật nằm ngang, xếp đều đặn. Mô cứng xếp thành vòng liên tục sát tầng phát sinh ngoài. Tế bào mô cứng hình chữ nhật nằm ngang, thành dày, khoang hẹp, xếp thành dãy đều đặn. Mô mềm vỏ gồm tế bào có màng hơi mỏng hơi bị dẹt theo hướng tiếp tuyến. Từng quãng trong mô mềm có những tế bào mô cứng hợp thành đám hay đứng riêng lẻ. Tế bào hình nhiều cạnh, màng dày, khoang tế bào hẹp, có ống trao đổi. Trong mô mềm còn có ống tiết rải rác. Lớp liber dày chiếm 2/3 bề dày của vỏ. Tế bào liber màng mỏng, sợi liber xếp thành đám xen kẽ và xếp thành nhiều tầng trong liber. Tế bào sợi tròn, khoang tế bào hẹp. Có những tinh thể Ca oxalat hình thoi rải rác cạnh bó sợi. Vùng liber có các tia ruột xuyên qua. Trong liber cũng có ống tiết.
Bột: Màu vàng, nhiều tế bào mô cứng màu vàng nhạt, hình chữ nhật hoặc nhiều cạnh, có loại màng rất dày, khoang hẹp, có loại khoang rộng, có ống trao đổi rõ, đứng riêng lẻ hay tụ họp thành từng đám. Sợi có loại màng dày, đa số có khoang hẹp, có ống trao đổi rõ. Tế bào bần xếp đều đặn, hình nhiều cạnh, màng dày. Tế bào mô mềm hình nhiều cạnh màng mỏng. Tinh thể ca oxalat hình chữ nhật, hình lập phương , kích thước khoảng 40m. Hạt tinh bột nhỏ, đường kính 4-16m.
Thành phần hóa học:
Vỏ thân:
– Tinh dầu (0,8%)
– Các saponin nhóm ursan và olean. Cho đến nay, có 12 saponin chia ra 6 cặp tương ứng với ursan 12-ene glycosid (xem bảng A) và olean 12-ene glycosid (xem bảng B) đã biết. Nghiên cứu các glycosid này có sự tham gia của các nhà nghiên cứu Việt Nam, đặc biệt lần đầu tiên T.v.Sung cùng với các tác giả khác (1992) đã phân lập và xác định được asiaticosid có mặt trong vỏ thân ngũ gia bì chân chim của Việt Nam với hàm lượng 0,05%. Asiaticosid (1) là glycosid đã biết có trong rau má.
– Tinh dầu (0,8%)
– Các saponin nhóm ursan và olean. Cho đến nay, có 12 saponin chia ra 6 cặp tương ứng với ursan 12-ene glycosid (xem bảng A) và olean 12-ene glycosid (xem bảng B) đã biết. Nghiên cứu các glycosid này có sự tham gia của các nhà nghiên cứu Việt Nam, đặc biệt lần đầu tiên T.v.Sung cùng với các tác giả khác (1992) đã phân lập và xác định được asiaticosid có mặt trong vỏ thân ngũ gia bì chân chim của Việt Nam với hàm lượng 0,05%. Asiaticosid (1) là glycosid đã biết có trong rau má.
Bảng A
R1 (1) OH (3) OH (5) H (7) H (9) H (11) OH | R2 b – OH b – OH b – O – ara a – OH b – O – glc2 – gal2 – glc b – OH | R3 CH2OH CHO CH2OH COOH CH3 CH3 | R4 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH2OH |
Bảng B
R1 (2) OH (4) OH (6) H (8) H (10) H (12) OH | R2 b – OH b – OH b – O – ara a – OH b – O – glc2 – gal2 – glc b – OH | R3 CH2OH CHO CH2OH COOH CH3 CH3 | R4 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH2OH |
Lá:
– Tinh dầu
– Tinh dầu
– Các saponin chủ yếu thuộc nhóm lupan (xem bảng C), trong đó chất có hàm lượng cao nhất (5%) là 3-a -hydroxylup-20(29)ene-23,28 dioic acid 28 -0[a – L-rhamnopyranosyl (1® 4)b -D-glucopyranosyl (1® 6)] b -D-glucopyranosid (14)
Bảng C
R1 (13) H (14) H (15) H (16) H (17) SO3H- (18) b -D-glc (19) b -D-6’Acglc | R2 COOH glc6 – glc4- rha glc6 – glc4- rha glc6 – glc4- rha glc6 – glc4- rha glc6 – glc4- rha glc6 – glc4- rha | R3 H H OH H H H H | R4 COOH COOH COOH CH3 CH3 CH3 CH3 |
Định tính:
– Lấy 2g bột dược liệu, cho vào bình nón, thêm 10ml cồn 90o, đun sôi, lắc, lọc. Lấy 2ml dịch lọc cho vào ống nghiệm, thêm 5 giọt anhydrid acetic, thêm từ từ theo thành ống 3 giọt acid sulfuric đậm đặc, lớp phân cách giữa hai lớp dung dịch có màu nâu đỏ.
– Lấy ít bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm nưóc, lắc, có bọt bền sau 10 phút.
Công dụng
Trong y học cổ truyền dùng để làm thuốc thông tiểu, chữa phù thũng, chữa phong thấp. Thuốc bổ, giúp tiêu hóa.
Ngày dùng 12-20g.
– Lấy 2g bột dược liệu, cho vào bình nón, thêm 10ml cồn 90o, đun sôi, lắc, lọc. Lấy 2ml dịch lọc cho vào ống nghiệm, thêm 5 giọt anhydrid acetic, thêm từ từ theo thành ống 3 giọt acid sulfuric đậm đặc, lớp phân cách giữa hai lớp dung dịch có màu nâu đỏ.
– Lấy ít bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm nưóc, lắc, có bọt bền sau 10 phút.
Công dụng
Trong y học cổ truyền dùng để làm thuốc thông tiểu, chữa phù thũng, chữa phong thấp. Thuốc bổ, giúp tiêu hóa.
Ngày dùng 12-20g.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật