ĐỖ TRỌNG

Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.; Họ đỗ trọng (Eucommiaceae)
Bộ phận dùng: Vỏ cây. Vỏ dày, ít xù xì, sắc nâu đen, bẻ ra thấy nhiều tơ trắng, dai, óng ánh là tốt.
Thành phần hóa học: Chất nhầy 23,5%; nhựa 70%; độ tro 2,5% còn nữa chưa rõ.
Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, hơi cay, tính ấm. Vào kinh can, thận.
Công dụng:
– Dùng sống: bổ can, hạ huyết áp.
– Tẩm muối sao: bổ thận, trị đau lưng, đái són.
– Tẩm rượu sao: bổ và trị phong thấp, tê ngứa.
– Sao đen: trị động thai và rong huyết.
Liều dùng: Ngày dùng 8 – 12g, có khi đến 28g.
Kiêng kỵ: Mệnh môn hỏa vượng không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
– Gọt bỏ bì thô. Cứ 600g đỗ trọng thì dùng 40g mỡ, 120g mật, phết vào đem nướng, thái nhỏ ra dùng.
– Sau khi bỏ thô bì, tẩm nước muối, sao vàng
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
– Rửa sạch,-cạo bỏ vỏ thô ở ngoài, cắt từng lát nhỏ 3 – 5 ly (không thể cắt đứt tơ). Phơi khô (dùng sống)
– Sau khi phơi khô, tẩm nước muối trong 2 giờ (1kg đỗ trọng dùng 30g muối trong 200ml nước), sao vàng, đứt tơ là được (thường dùng)
– Sao đến khi đen đều thì thôi.
– Hoặc tẩm với 200 ml rượu 400 trong 2

giờ, sao vàng đứt tơ là được.

Ghi chú: Ngoài ra còn dùng vỏ cây trôm càng tức đỗ trọng nam (Pamaria glandulifera Benth, họ trúc đào) bẻ ra cũng có nhiều tơ nhưng không dai và óng ánh như tơ đỗ trọng. Dùng trị cao huyết áp gây dãn mạch.

0/50 ratings
Bình luận đóng