I. ĐẠI CƯƠNG
- Là một cấp cứu niệu khoa, hiếm gặp ở trẻ em, thường do thầy thuốc gây ra
- Vỡ bàng quang có thể trong hoặc ngoài phúc mạc, ở trẻ em thường là trong phúc mạc
- Nguyên nhân: do thầy thuốc (herniotomy, cắt ruột thừa), chấn thương do vật tù (tai nạn giao thông), vỡ tự phát (sau tạo hình bàng quang bằng ruột, sỏi kẹt cổ bàng quang).
II. CHẨN ĐOÁN
1. Bệnh sử
- Bí tiểu
- Đau hạ vị.
- Tiểu máu hoặc đặt thông tiểu ra máu.
- Dấu hiệu gãy xương chậu
- Nếu đến trễ: dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc, chướng bụng, phản ứng thành bụng, gõ đục vùng thấp hai bên hạ vị, thăm trực tràng đau vùng túi cùng Douglas
2. Cận lâm sàng
- Tổng phân tích nước tiểu: màu sắc, bạch cầu, hồng cầu
- Siêu âm: dịch ổ bụng, dịch quanh bàng quang, bàng quang bị đẩy lên cao
- X-quang: gãy xương chậu
- Chụp bàng quang lúc đi tiểu: bàng quang bị đẩy lên cao, thuốc cản quang đọng bên ngoài bàng quang hoặc giữa các quai ruột và túi cùng Douglas
3. Chẩn đoán xác định
Lâm sàng + siêu âm, X-quang.
4. Chẩn đoán phân biệt
- Sốc chấn thương do các nguyên nhân khác.
- Tiểu máu do các nguyên nhân khác.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị
Điều trị shock, nhiễm trùng nhiễm độc
Điều trị tổn thương của bàng quang
Điều trị tổn thương phối hợp
2. Điều trị ngoại
- Trong phúc mạc: mổ thám sát giải quyết tạng tổn thương phối hợp (nếu có), khâu lỗ thủ Sau mổ mở Cystostomy hoặc đặt thông tiểu.
- Ngoài phúc mạc: thường có thể chỉ cần đặt thông liên tục, nhưng đối với những tổn thương do thầy thuốc gây ra ví dụ mổ thoát vị hay cắt ruột thừa thì nên khâu lại chỗ thủng
3. Biến chứng
- Rò bàng quang
- Trào ngược bàng quang niệu quản
- Bàng quang thần kinh