I. ĐẠI CƯƠNG

  • Là một viêm phúc mạc vô trùng do thủng ruột xảy ra bên trong thời kỳ bào thai làm phân su tràn vào khoang phúc mạ Viêm phúc mạc hóa học xảy ra với các kết thể và vôi hóa trong ổ bụng. Thường chỗ thủng sẽ được bao bọc tạo nên một nang giả chiếm hết gần 1/3 thể tích khoang bụng.
  • Viêm phúc mạc phân su có tần suất là 1/35.000 trẻ ra sinh sống, ở trẻ da đen nhiều hơn da trắ
  • Thủng đường tiêu hóa trong thời kì bào thai do nhiều nguyên nhân: có tắc đường tiêu hóa hay không.
  • Nguyên nhân gây tắc đường tiêu hóa: teo ruột, xoắn ruột, tắc ruột phân su, bệnh Hirschsprung, dây chằng bẩm sinh, thoát vị nội, hội chứng nút phân su…
  • Phân loại: 3 loại

+  Viêm phúc mạc dính: phúc mạc dày cộm nham nhở và hạt vôi rải rác hay tụ thành đám. Các quai ruột bết lại với nhau, có chỗ thành mảnh quánh, có chỗ như những bọc chứa dịch phân, tất cả được phủ bởi chất fibrine thành màng mỏng hoặc thành sợi xơ.

+ Viêm phúc mạc kết bọc: toàn bộ ruột dính kết lại với nhau, kích thước bé như ruột gà, quấn trong một bọc màu thâm tím và cả bọc bị dồn về thành bụng sau như dán vào trước cột sống và nước phân su lõng bõng tràn đầy ổ bụng.

+ Viêm phúc mạc tự do: ngoài thương tổn của nguyên nhân gây nên thủng, thương tổn còn lại của đường tiêu hóa là một lỗ thủng qua đó phân su và dịch tiêu hoá tràn ngập ổ bụng. Các quai ruột bơi tự do trong nước phúc mạc hoặc chỉ có một ít giả mạc làm dính lỏng lẻo một số quai ruột.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Lâm sàng

Bụng chướng ngay sau khi sinh

Nôn.

Không tiêu phân su

Thành bụng phù nề, có khi thấy các quai ruột cuộn lên dưới một thành bụng mỏng căng

Gõ đục ở vùng thấp

Tràn dịch tinh mạc

2. Cận lâm sàng

  • X-quang bụng đứng không sửa soạn:

+     Mờ toàn bộ ổ bụng, nhìn kỹ nhận ra lác đác có vài bóng hơi thường dồn về một góc bụng dưới.

+     Hình ảnh một quai ruột dãn to chiếm gần toàn bộ ổ bụng.

+     Những hạt vôi hóa rải rác khắp ổ bụng hoặc dồn về mạn sườn phải hay tụ lại thành một mảng cản quang lớn.

+     Hình ảnh mức nước hơi duy nhất toàn ổ bụng.

+     Hơi tự do trong ổ bụng.

  • Siêu âm:

+     Nốt vôi, dịch ổ bụng, quai ruột chướng hơi.

3. Chẩn đoán phân biệt

  • Cổ chướng tự do trong ổ bụng do nước tiểu
  • Tắc ruột do nguyên nhân cơ học

III. ĐIỀU TRỊ

1. Chỉ định phẫu thuật

  • Có biểu hiện tắc ruột
  • Có biểu hiện thủng ruột

2. Chuẩn bị trước mổ

  • Đặt thông dạ dày.
  • Duy trì thân nhiệt
  • Bồi hoàn nước điện giải
  • Điều chỉnh thăng bằng kiềm
  • Chích vitamin
  • Kháng sinh đường toàn thân.

3. Phẫu thuật

  • Rạch da đường ngang trên rốn
  • Đánh giá thương tổn: loại vpm, vị trí thủng, nguyên nhân, dị tật phối hợp
  • Gỡ dính, cắt bỏ màng xơ.
  • Cắt bỏ đoạn ruột mất chức năng
  • Nối ruột thì 1 hoặc dẫn lưu 2 đầu ruột ra da
  • Nếu dẫn lưu ra da, nối ruột lại thì 2 sau 2 tuần

4.   Chăm sóc sau mổ

Nằm đầu cao

Duy trì thân nhiệt

Hỗ trợ hô hấp

Điều trị sốc nếu có.

Điều chỉnh rối loạn nước điện giải, toan kiềm

Dẫn lưu dạ dày, nuôi ăn tĩnh mạ Bắt đầu cho ăn qua đường tiêu hóa khi thông dạ dày ra dịch trong.

IV.  THEO DÕI

Theo dõi điều trị biến chứng

  • Xì miệng nối: xảy ra từ ngày thứ 4 – 6

+     Bụng chướng.

+     Trụy mạch ngoại biên, tím tái, thở nhanh.

+     XQ bụng không sửa soạn: hơi tự do trong ổ bụng.

+     Xử trí: đưa ruột ra da.

  • Miệng nối không hoạt động: 3 tuần

+     Bụng chướng.

+     Chưa đi tiêu.

+     XQ: quai ruột dãn lớn.

+     Xử trí: tùy vào tình trạng bệnh nhi:

  • Đưa ruột ra da
  • Cắt đoạn ruột dãn lớn và nối lại

Tái khám

Lịch tái khám: sẽ theo dõi mỗi tháng trong 6 tháng đầu

Sau đó sau 3 – 6 tháng trong 1 năm đầu.

Các dấu hiện cần theo dõi: nôn ói, hội chứng kém hấp thu, cân nặng, phát triển về thể chất

Chăm sóc đoạn ruột đưa ra da, thời điểm đóng dẫn lưu ruột ra da

0/50 ratings
Bình luận đóng