Nội dung
Tên khác: bệnh phổi tăng mẫn cảm, bệnh phổi quá mẫn, bệnh phổi kết tủa tố.
Định nghĩa
Phản ứng viêm dị ứng xẩy ra ở thành phế nang và phế quản do hít phải nhiều lần những kháng nguyên khác nhau, nhất là những bào tử của vi sinh vật hoặc những protein ở lông chim.
Căn nguyên
Những kháng nguyên khác nhau khi xâm nhập vào đường hô hấp, sẽ phát động sự hình thành những kháng thể kết tủa và những phức hợp miễn dịch (phản ứng dị ứng typ III). Những đối tượng có sẵn yếu tố thuận lợi, nếu hít phải những kháng nguyên này sẽ gây ra viêm phế nang dị ứng, những kháng nguyên hay gặp nhất là những bào tử nấm.
BỆNH PHỔI CỦA NHỮNG NGƯỜI Ở TRANG TRẠI: gây ra bởi rơm rạ mốc chứa nấm như Thermoactinomyces vulgaris, Micropolyspora faeni. Người ta mô tả hai thể, thể cấp tính và thể .mạn tính tiến triển tối xơ phổi mô kẽ.
BỆNH PHỔI DỊ ỨNG VỚI CHIM VÀ NHỮNG BỆNH CỦA NGƯỜI NUÔI CHIM: gây ra bởi lông chim và những protein ở chất thải của các loài vẹt, bồ câu, và gà, những chất thải này khô đi và phân tán thành bụi, và do đó người thở hít phải. Trong thể cấp tính, có sốt, ho, và khó thở xuất hiện 4-8 giờ sau khi tiếp xúc với kháng nguyên. Nếu kháng nguyên tiếp tục tồn tại, thì bệnh trỏ nên mạn tính.
BỆNH BỤI BÃ MÍA: bệnh gặp ở những công nhân công nghiệp mía đường, tác nhân gây dị ứng: Thermoactinomyces sacchari.
BỆNH BỤI LIE PHỔI: viêm phế nang dị ứng gây ra bởi bụi của lie (nguyên liệu thực vật dùng làm nút chai) bị mốc.
BỆNH CỦA CÔNG NHÂN LÀM MẠCH NHA: tác nhân gây dị ứng: Actinomyces clavatus.
BỆNH MÁY ĐIỂU HOÀ hoặc máy làm ẩm: gây ra bởi những kháng nguyên như: Actinobifida dichotomica,
Actinomyces, Aspergillus, Bacillus subtilis, T.vulgaris, M. faeni.
BỆNH CỦA NGƯỜI HÁI NẤM: tác nhân gây dị ứng: Actinomyces dichotomica.
NHŨNG KHÁNG NGUYÊN KHÁC NỮA: bụi gỗ lạ (gây bệnh ở thợ mộc, thợ đóng đồ gỗ mun), lông gia súc (thợ thuộc da), cà phê xanh (thợ công nghiệp chế biến cà phê), pho mát mốc (bệnh của người lau pho mát, người làm pho mát).
Triệu chứng
THỂ CẤP TÍNH: ở những người đã bị mẫn cảm rồi thì bệnh biểu hiện 6-8 giờ sau khi lại tiếp xúc với kháng nguyên. Các triệu chứng bao gồm: khó thở, ho khan, và đôi khi sốt nhẹ. Nghe phổi có thể thấy một vài ran (tiếng nổ) nhỏ, trung bình, hoặc ran ẩm, nhưng tiếng rít do co thắt phế quản như ở trong bệnh hen thì hiếm khi nghe thấy. Những triệu chứng có thể tồn tại nhiều ngày, ngay cả sau khi đã ngừng hít phải kháng nguyên. Trong thể cấp tính hiếm khi phế quản bị tắc.
THỂ MẠN TÍNH: khi tiếp xúc với kháng nguyên lâu ngày, thì khó thở sẽ phát triển âm ỉ và có thể dẫn tới suy hô hấp, mói đầu là suy hạn chế, rồi suy tắc nghẽn. Bệnh sẽ diễn biến thành bệnh phổi mô kẽ mạn tính (xem từ này).
Xét nghiệm cận lâm sàng
- Huyết đồ: nói chung không thấy tăng bạch cầu hạt ưa acid trong máu.
- Kháng thể gây kết tủa (kết tủa tô): là những kháng thể thuộc lớp IgG, khi tiếp xúc với một số kháng nguyên hữu cơ sẽ bị kết tủa. Có thể phát hiện bằng khuếch tán kép hoặc miễn dịch-điện di.
- Rửa phế quản-phế nang: định lượng immunoglobulin trong dịch rửa; Xét nghiệm dịch rửa thấy tăng số lượng tế bào lympho (30- 80%), nhất là lympho bào CD8.
- Sinh thiết phổi: có thể cần thiết để khẳng định chẩn đoán. Trong đa số trường hợp, chỉ cần làm sinh thiết qua thành phế quản là đủ.
Xét nghiệm bổ sung: chụp X quang lồng ngực trong giai đoạn cấp tính cho thấy hình ảnh bình thường hoặc tăng độ đậm các vệt phế quản, đôi khi thấy bóng mờ hình nốt nhỏ hoặc nốt lớn, hình ảnh này sẽ hết dần khi không tiếp xúc với kháng nguyên nữa. Trong những thể mạn tính thì hình ảnh X quang là hình ảnh xơ phổi mô kẽ lan toả.
Chẩn đoán
Căn cứ vào những rối loạn hô hấp và bất thường của hình ảnh X quang phổi, triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện gắn liền với tiếp xúc môi trường, nhất là trong những hoạt động nghề nghiệp.
Chẩn đoán phân biệt: viêm phế nang dị ứng có thể khó phân biệt được với những bệnh sau đây: viêm phổi, nhất là viêm phổi do virus hoặc do mycoplasma, bệnh sốt vẹt, bệnh sarcoid, bệnh bụi phổi, bệnh nấm aspergillus phế quản-phổi dị ứng, các bệnh phổi mô kẽ mạn tính như bệnh Wegener, hội chứng Hamman-Rich.
Điều trị
Tránh tiếp xúc với kháng nguyên gây bệnh. Trong những thể mạn tính, cho corticoid, ví dụ prednisolon 1 mg/kg/ngày, uống trong 1-2 tuần, rồi giảm dần liều lượng.