Tên khác: Rễ kê – Đầu vù.

Tên khoa học: Dipsacus japonicus Miq.

Họ: Tục đoạn (Dipsacaceae)

1. Mô tả, phân bố

Tục đoạn thuộc loại cây thảo, cao khoảng im, thân có cạnh, trên mỗi cạnh có một hàng gai quắp xuống dưới. Lá mọc đối, có cuống dài, phiến lá chia thành 8 – 9 thùy, mép có răng cưa. Hoa tự hình đầu, màu trắng. Quả bế có 4 cạnh màu xám trắng. Tục đoạn mọc hoang nhiều ở các tỉnh như Sơn La, Lào Cai, Hà Giang và những vùng núi cao, mát mẻ hay trên nương rẫy có bóng cây râm mái.

cay-thuc-doan

2. Bộ phận dùng, thu hái

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Tục đoạn là rễ, thu hái vào mùa đông (tháng 11, 12). Đào lấy rễ già, rửa sạch đất cát, cắt bỏ phần trên cổ rễ và rễ con, phơi trong râm hay sấy nhẹ cho khô. Vị tục đoạn không mùi, vị ngọt, sau hơi đắng.

Dược liệu Tục đoạn đã được ghi trong Dược điển Việt nam (2002)

3. Thành phần hóa học

Dược liệu Tục đoạn có chứa tinh dầu, tanin và chất có tên là dipsacin

duoc-lieu-tuc-doan

4. Công dụng, cách dùng

Tục đoạn có tác dụng bổ gan, thận làm liền xương gãy, mạnh gân cốt thông huyết mạch, giảm đau và an thai. Dùng chữa các chứng bệnh: Đau lưng mỏi gối, phong tê thấp, rong kinh, băng huyết, chấn thương.

Cách dùng: Uống 4 – 12g/ ngày, dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

0/50 ratings
Bình luận đóng