Mục lục
Tên khoa học:
Polyporus umbellalus Fries. Họ khoa học: Họ Nấm lỗ (Polyporaceae)
Tên thường gọi: Nấm gốc cây Sau, Nấm lỗ
Tên tiếng Trung: 猪苓 Tên dược: Polyporus
Tên khác: Hắc trư linh, dã trư phẫn, Chư linh.
Nguồn gốc:
Loại nấm này được tìm thấy nhiều ở Trung Quốc, Bắc Mỹ. Hiện nay, Trư linh chưa được nghiên cứu và trồng tại Việt Nam. Đây là hạt nấm khô trư linh thuộc loai nấm họ đa khổng khuẩn. Sản xuất chủ yếu ở Thiểm Tây, Sơn Tây, Vân Nam v.v…
Phân biệt tính chất, đặc điểm:
Trư linh có nhiều dạng không đồng đều nhau, hình dải, hình tròn hoặc những miếng bẹt, dài 5 – 25cm, đường kính 2 – 6cm. Bề mặt mầu đen, mầu đen xám hoặc mầu đen nâu, nhăn chun hoặc có bướu tật gồ lên, chất rắn mà chắc, thể nhẹ, có thể nổi trên mặt nước, mặt cắt nhỏ mịn, mầu trắng hoặc trắng vàng, nổi lên vân hoa bình hạt. Khí nhẹ, vị nhạt, đưa lên nhấm thấy xốp, mềm, không dễ nát. Loại nào cái to, vỏ đen, ruột trắng, thể tương đối nặng là loại tốt.
Dược lý hiện đại:
Nấm Trư linh cũng như các loại nấm khác, có thành phần dinh dưỡng tương đối cao, chủ yếu có chứa Albumin, chất xơ, chất đường. vv…
Thuốc sắc của nó có tác dụng lợi tiểu rõ rệt, đối với tụ cầu trùng mầu vàng kim và trực trùng đại tràng, có tác dụng ức chế. Trư linh đa đường còn có tác dụng chống ung thư nữa.
Khí vị:
Vị ngọt nhạt mà không đắng, khí bình, không độc, vào kinh Túc thái dương và Túc thiếu âm, tính thăng lên mà có hơi giáng xuống, là âm ở trong dương dược.
Chủ dụng:
đi vào Bàng quang và Thận, thông lâm lậu, lợi tiểu tiện, trừ thấp, tiêu thũng đầy, phần nhiều là công năng hành thủy (thông lợi đường nước), mọi thuốc lợi thủy không gì mạnh bằng nó. Lại nói: chữa được chứng tử lâm, tử thũng của đàn bà, chứng thương hàn ôn dịch ra mồ hôi, giải độc cổ trướng và ngăn tiết tinh.
Cấm kỵ:
Dùng nó có thể khô ráo tân dịch, cho nên nếu không có chứng thấp mà Thận hư cũng phải kiêng.
Cách chế:
Dùng dao Đồng gọt bỏ vỏ đen, sấy qua dùng.
Nhận xét:
Trư linh bẩm thọ khí dương Mậu thổ, có âm khí của phong Mộc mà hình thành, khí hóa của gốc cây Phong, vốn có tính nhạt thấm, cần dùng để lợi thủy, trừ thấp, hình nó giống như phân Lợn nên gọi là Trư linh.
GIỚI THIỆU THAM KHẢO
“Thương hàn luận”
Bài Ngũ linh tán
Trạch tả 12-20g, Bạch linh 12-18g, Trư linh 12-18g, Bạch truật 12-18g, Quế mỏng 4-8g. Cùng tán nhỏ, mỗi lần uống 6- 12g, ngày 2 lần.
Có tác dụng thông dương lợi thủy, kiện Tỳ trừ thấp.
Trị bên ngoài có biếu chứng, bên trong thủy thấp đình trệ gây nên sốt, phiền khát, uống nước liên tục, tiểu ít, tiểu không thông; trị thủy thấp nội đình gây nên thủy thũng, tiêu chảy, tiêu không thông, hoắc loạn, thổ tả, đàm ẩm, hoi thở ngắn, suyễn, dưới rốn đập mạnh, nôn ra nước, váng đầu, hoa mắt, người bệnh có rêu lưỡi trắng. mạch phù hoăc hoãn.
Gia giảm: Tỳ Vị tổn thương, đại tiện lỏng, tiểu tiện ít bỏ Quế chi gọi là bài Tứ linh tán.
Phù nặng thêm Tang bạch bì, Trần bì, Đại phúc bì để tăng tác dụng hành khí lợi thủy, tiêu phù.
Thấp nhiệt hoàng đản, thấp thắng tiểu ít thêm Nhân trần cao gọi là bài Nhân trần ngũ linh tán
Thương thực, bụng đầy đau, tiêu chảy, tiểu ít dùng bài này hợp với bài Bình vị tán, gọi là bài Vị linh thang.
Trên lâm sàng dùng bài này trị các chứng: Trị Thận viêm cấp (có thể uống gián phục với Thận khi hoàn).
Trị viêm Gan truyền nhiễm (gia bội Nhân trần, thêm Sa nhân Trần bì, Sơn tra, Kê nội kim) – Thời gian điều trị 3 đến 6 tuần. Trị não ứ nước. Trị dịch hoàn ứ nước.
“Y nguỵên”
Bài Hoắc phác hạ linh thang
Hoăc hương 12g, Xích linh 12g, Bán hạ 12g, Hạnh nhân 12g, Đạm đâu xị 12g, Sinh dĩ nhân 16g, Trư linh 6g, Trạch tả 6g, Bạch khấu nhân 2g, Hâu phác 4g.
Săc, chia uống vài lần trong ngày. Có tác dụng phương hương hóa trọc, hành khí, thẩm thấp.
Trị thấp ôn, mình nóng, không khát, toàn thân mỏi mệt, ngực phiền đầy, miêng nhớt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch nhu hoãn.
“Thương hàn luận”
Bài Trư linh thang
Trư linh 8g, Bạch linh 8g, A giao 8g, Trạch tả 8g, Hoạt thạch 8g. Săc, chia uống 3 lần trong ngày.
Chữa bệnh Dương minh mạch phù, phát nhiệt, khát nước, tiểu tiện không lợi, bệnh Thiếu âm hạ lợi 6-7 ngày, ho mà nôn, Tâm phiền không ngủ được.
“Ngân hải tinh vi” Bài Trư linh tán
Cùng tán nhỏ, liều uống 8-16g.
Có tác dụng trừ thấp,lợi thủy.
Trị thấp nhiệt gây ra mắt nổi hoa đen như ruồi bay.
“Ôn bệnh điều biện”
Bài Tuyên thanh đạo trọc thang
Trư linh 20g, Bạch linh 20g, Hàn thủy thạch 24g, Tàm sa 16g, Hột Tạo giác 12g.
Sắc, chia uống vài lần trong ngày.
Chữa nhiệt tà ở khí phận, bụng dưới đầy trướng, đại tiện không thông, thần trí mê man, tiếu tiện sẻn ít.
“Thiên gia diệu phương”
Bài Gia giảm tứ linh tán hợp ngũ bì ẩm
Liều lượng:
8 – 16g.
Cấm kỵ khi dùng thuốc:
Trư linh đạm thẩm, khô háo mất nước bọt, người nào không bị thuỷ thấp phải kiêng không được dùng.
Bảo quản:
Đựng bao gai để nơi khô ráo, thoáng gió, chống mốc.
Các bài thuốc thường dùng:
Trư linh tán (trư linh tán bột)
Trư linh 250g nghiền bột, uống vớt nước sôi nóng, ngày 3 lần, mỗi lần 6g
Dùng cho người chửa phù nề từ chân lên đến bụng dưới, tiểu tiện bất lợi.
Nhị linh thang (thang thuốc nhị linh)
Trư linh 15g – Bột hoạt thạch 20g
Phục linh bì 15g – Trạch tả 15g
Hạt xa tiền 20g
Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Dùng cho người bị phù thủng, tiểu tiện bất lợi
Trư linh chỉ tả thang (thang thuốc trư linh cầm ỉa chảy)
Trư linh 15g – Bạch truật 15g
Phục linh 15g – Đỗ bạch biển 15g
Sắc uống, ngày 1 thang, chia 3 lần.
Dùng cho người sôi bụng ỉa chảy.
Trư linh nhục khâu hoàn (viên trư linh, nhục đậu khấu)
Trư linh 25g . – Nhục đậu khâu 2 quả
Hoàng bá 5g
Nghiền cả 3 vị thành bột, luyện nước cháo làm thành viên, to bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 10 viên với nước sôi.
Dùng cho người đường ruột và dạ dày hàn thấp, nhu tả vô độ, thích nằm không ăn.
Trư linh thang (thang trư linh)
Trư linh 30g
Phục linh 30g
Hoạt thạch 30g
Keo da lừa 30g
Trạch tả 30g
Bốn vị trên (trừ keo da lừa) cho 4.000ml nước vào sắc lấy 1000ml, bỏ bã, hoà tan keo da lừa vào, uống nóng ngày 3 lần.
Dùng cho người ung thư phổi, xuất huyết nhiệt hay lấy sỏi đường tiết niệu và vẩy bạc.
Ngũ linh thang (thang thuốc ngũ linh)
Trư linh 12g – Bạch truật 9g
Trạch tả 12g – Quế chi 6g
Phục linh 15g
Sắc lên chia 2 lần uống.
Dùng cho người thuỷ thấp ngừng trệ, tiểu tiện bất lợi. buồn bực trong lòng, khát nước, nhưng uống vào là nôn v.v…