Khái niệm
Trong bụng có bĩ khối tức là trong bụng có khối sưng.
Trong bụng có bĩ khối thuộc phạm vi bệnh chứng Trưng Hà Tích Tụ. Căn cứ vào bộ vị phát sinh khối sưng và khối đó có hoạt động hay không mà trong sách Nội kinh có những tên gọi khác nhau. Phát sinh ở vùng bụng như dưới Tâm (thương quản) bụng rốn, Thiếu phúc gọi là “Phục lương” (Phúc trung luận – Tà khí tạng phủ bệnh hình). Nếu phát sinh ở dưới sườn thì gọi là “Tức tích”, “Phì khí” (Kỳ bệnh luận – Tà khí tạng phụ bệnh hình). Vì loại khối sưng này khá rõ rệt, thường “trên dưới trái phải đều có rễ” hoặc “như cái chén úp” tay đẩy không chuyển di, gọi là Tích hoặc Trưng. Nếu phát sinh ở thiếu phúc, gọi là “Phục hà”, “Trường đản” (Khí quyết luận – Thủy trướng). Nếu là phụ nữ Thiếu phúc có khối sưng, gọi là “Hà tụ”, “Thạch hà”, những loại khối sưng ấy lâm sàng phần nhiều không rõ rệt, vả lại lấy tay đẩy có thể hoạt động, đôi khi cũng có trường hỢp sưng to lạ thường gọi là Hà hoặc Tụ.
Bĩ khối ở trong bụng có thể chia làm hai loại. Một loại hình tích rõ rệt mà đẩy không di chuyển là Tích, là Trưng. Một loại hình tích không rõ lắm, đẩy có thể di chuyển là Hà là Tụ. Nhưng cũng có khi Tích, Trưng lúc mới phát cũng có thể di động, lâu ngày chất rắn hình tích rõ ràng mới đẩy không di chuyển (Vệ khí). Mục Trưng hà bệnh chư hậu sách Chư bệnh nguyên hậu luận có viết: “Trưng Hà gây bệnh thì không di động, nói thẳng tên gọi là Trưng… Hà là giả, là giả hư có thể di động”. Nói chung, bệnh trình Hà, Tụ ngắn và dễ chữa. Tích, Trưng bệnh trình dài và khó chữa. Cho nên trong Ngũ tạng phong hàn tích tụ bệnh mạch chứng tính trị sách Kim quỹ yếu lược có viết: “Bệnh có Tích có Tụ Tích là bệnh ở tạng, cuối cùng không di chuyển. Tụ là bệnh ở phủ, phát sinh có từng lúc, còn đau và di động, có thể chữa được”.
Y gia nhiều đời, có nhiều tên gọi đối với chứng trong bụng có khối sưng như Chư bệnh nguyên hậu luận gọi là “Tịch”, Thiên kim phương thì gọi “Kiên trưng tích tụ”, Ngoại đài bí yếu thì gọi “Huyền – Tích”, Đan Khê Tâm pháp và Sĩ Tài tam thư thì gọi “Tích tụ bĩ khối”, Bĩ khối với Bĩ mãn khác nhau. Bĩ mãn là chứng trạng tự cảm thấy bụng bĩ, đầy, ấn vào mềm không có hình tích gì.
Chứng Trưng Hà của Phụ nữ tham khảo chuyên luận riêng, mục này không bàn đến. Còn như bĩ khối ỡ trẻ em vì có đặc điểm độc đáo, cho nên cũng có chuyên mục riêng.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
- Trong bụng bĩ khối do trí trệ huyết ứ: Có chứng Bĩ khối thường phát ở dưới sườn, lúc ban đầu mềm mà không rắn, trướng đau hoặc áp thống, nơi đau cố định. Bệnh lâu ngày thì bĩ khối chất rắn, đau nặng hơn và có nhiều cảm giác như đau nhói, thân thể gầy còm mỏi mệt, sắc mặt tôi sạm, ăn uống kém thậm chí da dẻ tróc vẩy, lưỡi xanh tía hoặc có nốt ứ huyết, mạch Huyền hoặc Huyền Tế.
- Trong bụng bĩ khối do đờm thực ngưng kết: Bĩ khối phần nhiều phát sinh ở bộ vị Vị quản hoặc bụng rốn; Vị quản trướng đầy đau tức áp thông cự án, ăn uống không mạnh hoặc gầy còm mỏi mệt, sắc mặt vàng bủng, đoản hơi, lưỡi nhợt, mạch Tế.
- Trong bụng bĩ khối do trung khí hư tổn: Vị trí bĩ khối ở rốn bụng hoặc ở bụng dưới, ấn vào mềm, tùy theo thể vị biến hóa mà hoặc to hoặc nhỏ, nằm ngửa thì không thấy rõ, khi đứng thì thấy rõ, phần nhiều đau âm ĩ, bụng trướng đầy, kém ăn, đại tiện không thành khuôn hoặc thể trạng gầy còm, chân tay rã rời, sắc mặt vàng bủng, chất lưỡi nhợt, mạch Tế.
Phân tích
- Chứng Trong bụng có bĩ khối do khí trệ huyết ứ:
Có trường hợp coi khí trệ là chủ yếu; có trường hợp coi huyết ứ là chủ yếu. Nếu là khí trệ thì bĩ khối không rõ lắm, hoặc còn có thể sờ vào, sườn đau trướng đầy, hoặc ấn vào đau, bụng đầy kém ăn, ợ hơi, buồn nôn, đắng miệng choáng váng, hoặc đại tiện không thành khuôn, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Huyền Tế. Nguyên nhân bị bệnh phần nhiều do tình chí không thoải mái, uất giận thương Can, Can khí uất kết gây nên; cho nên biểu hiện lâm sàng phần nhiều có chứng trạng khí trệ, Can khí không điều hòa, hoặc do phạm VỊ đến nỗi Can Vị bất hòa như các chứng ợ hơi, đầy bụng, kém ăn, buồn nôn; hoặc lấn Tỳ mà Can Tỳ bất hòa như các chứng bụng đầy kém ăn lại kiêm đại tiện không thành khuôn hoặc ỉa chầy. Nhưng các chứng trạng ngực đầy khó chịu sườn đau trướng đầy, mạch Huyền là chứng trạng khí trệ thì hai loại bệnh tật phải có đủ. về điều trị chủ yếu nên sơ Can giải uất, hành khí giảm đau kiêm dùng các loại thuốc hoạt huyết, như dùng Tiêu giao tán hợp với Kim linh tử tán gia giảm. Bệnh đã lâu không khỏi, khí kết không thông dẫn đến huyết ứ ngưng tụ thì bĩ khối sưng to rất rõ, ấn vào thấy rắn và cố định không di chuyển, đau kịch liệt mà phần nhiều đau nhói, hoặc sắc mặt đen sạm, da dẻ tróc vẩy, lưỡi tía xanh hoặc có nốt ứ huyết, mạch Huyền hoặc Sác, thì đó là chứng trong bụng có bĩ khối mà biểu hiện chủ yếu là ứ huyết. Điều trị chủ yếu nên hoạt huyết khư ứ kiêm thuốc hành khí, dùng phương Cách hạ trục ứ thang hợp với Thất tiếu tán gia giảm hoặc dùng Miết giáp tiễn hoàn gia giảm. Chứng trong bụng có bĩ khối do trí trệ huyết ứ trên lâm sàng nếu biểu hiện chủ yếu là khí trệ thì phần nhiều thấy bĩ khối trước tiên, bệnh trình ngắn, bệnh chứng nhẹ và cũng dễ chữa. Nếu chủ yếu là ứ huyết thì là bệnh tích đã lâu ngày, bệnh trình dài, bệnh chứng nặng, điều trị khó khỏi.
– Chứng Trong bụng có bĩ khối do đàm thực ngưng kết với chứng Trong bụng có bĩ khối do khí trệ huyết ứ:
Chứng trong bụng có bĩ khối do khí trệ huyết ứ nguyên nhân hình thành từ khí trệ mà huyết ứ; huyết ứ tụ kết thì bĩ khối hình thành mà phát ở dưới sườn. Chứng Trong bụng có bĩ khối do đờm thực ngưng kết nguyên nhân hình thành do ăn uống đồ lạnh bị tổn thương. Nội kinh – Bách bệnh thủy sinh thiên viết: “Tích lúc bắt đầu là do hàn phát sinh”, do ăn uống đồ sống lạnh” vào Trường Vị thì bĩ trướng, bĩ trướng thì các loại nước bọt ở ngoài ruột (đàm ẩm) kết tụ không tan lâu ngày thành tích”, tức là do đồ ăn câu kết với đàm mà thành bĩ khối ở trong bụng. Bệnh phát ở bộ vị Vị quản, đau hoặc cự án, điều trị chủ yếu nên công hạ đàm thực tích tụ, dùng phương Đại Thừa khí thang hoặc Thái bình hoàn gia giảm. Cũng có trường hợp vì đàm thực câu kết với ứ huyết mà thành bĩ khối, tức như Nội kinh – Bách bệnh thủy sinh thiên viết: “Nước bọt (đàm ẩm) với huyết cùng chọi nhau, cùng ngưng tụ không tiêu tan mà thành tích”, điều trị nên trục đàm thực, trừ ứ huyết, cùng chữa cả đàm và ứ. Sách Y học chính truyền viết: “Chứng Hà do đàm với huyết kết thành túi bọc, phải dùng các vị thuốc như Đào nhân, Hồng hoa, Hương phụ, Đại hoàng mà điều trị”.
– Chứng Trong bụng bĩ khối do trung khí hư tổn với chứng Trong bụng bĩ khối do đàm thực ngưng kết: Loại trên là do Tỳ khí bất túc, mất chức năng vận hóa, hoặc hàn ngưng thủy thấp không biến hóa, đàm ẩm tích kết ở Vị quản, hoặc thực trệ không tiêu hóa, thực tích kết tụ qua đêm ở trong bụng, trung khí hư tổn hạ hãm lâu ngày, bĩ khối ở vùng bụng hoặc to hoặc nhỏ, ấn vào mềm, phần nhiều đau âm ì, bụng trướng, kém ăn, gầy còm, mỏi mệt, đại tiện nhão, lưỡi nhạt, mạch Tế đều là những chứng trạng do Tỳ hư bất túc thường gặp trên lâm sàng, nói chung bệnh trình khá dài. Điều trị chủ yếu nên bổ trung ích khí, dùng phương Bổ trung ích khí thang gia giảm hoặc dùng một vị Xương truật tán bột mà uống (Phổ tế bản sự phương). Loại sau là do ăn uống sống lạnh gây nên, bệnh trình ngắn, phần nhiều là thực chứng hoặc là chứng hư thực lẫn lộn, điều trị nên công trục tích tụ.
Chứng Bĩ khối ở trong bụng, y thư nhiều đời không những danh mục ghi chép rất nhiều như trong Nạn kinh có tên Ngũ tích (Phì khí – Phục lương- Bĩ khí – Tức bôn – Bôn đồn) và biểu hiện lâm sàng thường có những chỗ lẫn lộn không rành mạch, nhưng có thể gọi chung là Bĩ khối ở trong bụng, về nguyên nhân hình thành, sách Đan Khê tâm pháp viết: “Khí không thể làm ra khối hoặc thành tụ, khối là vật hữu hình; đàm với thực tích, huyết chết gây nên”. Lúc mới bị bệnh, có thể là thực chứng, như bĩ khối trong bụng do đàm thực ngưng kết là loại này. Nhưng Bĩ khối một khi đã hình thành mó vào thấy hữu hình, bệnh đã lâu ngày cho nên lâm sàng đa số là hư chứng hoặc là chứng hư thực lẫn lộn, về điều trị không được chuyên dùng công phạt lại nên chiếu cố cả chính khí, dùng thuốc sử phương phần nhiều uống xen kẽ với các loại thuôc phù chính bổ Tỳ như Hương sa Lục quân. Cho nên Cảnh Nhạc toàn thư – Tạp chứng mô viết: “Điều chủ yếu khi chữa Tích ở chỗ nên biết công bổ cho thích hợp, mà muốn công bổ thích hợp lại nên phân biệt cho rành mạch cái nào hoãn, cái nào cấp. Trường hợp Tích tụ chưa lâu mà nguyên khí chưa tổn hại… thì công nhanh là đúng, Nếu tích đã lâu dần, nguyên khí ngày càng hư… điều trị nên theo phép hoãn chỉ nên chuyên vun đắp Tỳ Vị, để củng cố từ gốc”.
Trích dẫn y văn
Sách Minh y chỉ trưởng tham bổ của họ Thiệu viết: “Bĩ khối phần nhiều ở màng ngoài phía trong lớp da chưa thuộc vào Trường Vị mà thầy thuốc lại thường dùng thuốc hạ mạnh, làm sao có thể làm cho khối đó vào Trường VỊ để qua đại tiện mà ra? Tôi thấy bệnh chưa chắc rút mà nguyên khí đã bị hao tổn, kinh niên năm tháng dẫn đến nhiều trường hợp không chữa được” (trích dẫn từ Nội khoa học).
Đại thể là chất mặm làm cho mềm – chất rắn làm cho mòn – chỉ có hành khí khai uất là chủ yếu. Hoặc tấn công bằng cái nó ghét (sở ố) hoặc dẫn dụ bằng cái nó thích ( sở hỉ) thì dễ khỏi (Chứng trị vâng bổ – Tích tụ).