Khái niệm
Triều nhiệt là chỉ phát nhịêt lúc thịnh lúc suy, lúc phát lúc ẩn náu có giờ giấc nhất định giống như lên xuống của thủy triều.
Chứng này sách Thương hàn luận gọi là “Nhật bộ triều nhiệt” đời sau có thuyết cho là “Ngọ hậu triều nhiệt”, biểu hiện lâm sàng có khác nhau về chứng nhiệt nói chung. Nếu một ngày vài cơn tức là phát nhiệt chứ không thuộc phạm vi Triều nhiệt. Phát nhiệt của Ngược tật tuy xúc tác có thời gian nhưng là hàn nhiệt vãng lai luân phiên xuất hiện. Có Triều nhiệt thì chỉ nhiệt không hàn. Hai chứng này phân biệt không khó.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
- Triều nhiệt do Dương minh phủ thực: về chiều có triều nhiệt, chân tay ra mồ hôi dâm dấp, vùng bụng rắn đầy đau, đại tiện bí kết hoặc nhiệt kết bàng lưu, hoặc hôn mê nói sảng phiền táo không yên, rêu lưỡi vàng khô, mạch Trầm Thực.
- Triều nhiệt do âm hư huyết khuy:về chiều hoặc về đêm phát cơn triều nhiệt, lòng bàn chân tay nóng, Tâm phiền mất ngủ, hồi hộp, mồ hôi trộm, gầy còm, tinh thần bạc nhược, chất lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác.
- Triều nhiệt do Tỳ, Vị khí hư: Triều nhiệt về buổi sáng, đến buổi chiều thì nhiệt lui, hoặc buổi chiều thì phát sốt, thiểu hơi, biếng nói, tinh thần mệt mỏi, chân tay mềm yếu, tự ra mồ hôi, sắc mặt nhợt, chất lưỡi nhợt bệu, mạch Hư Tế Nhược.
- Triều nhiệt do Thử nhiệt thương khí: Phần nhiều là chứng phát nhiệt “Hạ trú” của trẻ em, hoặc sáng nhiệt tôi mát, hoặc tối nhiệt sáng mát, khát nước phiền táo không yên, biếng ăn, tinh thần mỏi mệt, rêu lưỡi nhớt, mạch Tế Sác.
- Triều nhiệt do ứ huyết uất ở trong:về chiều hoặc về đêm thì phát nhiệt, họng ráo miệng khô, ngậm nước mà không muốn nuốt, trong bụng có hòn cục hoặc thân thể có điểm đau, thậm chí da dẻ tróc vẩy, hai mắt thâm quầng, lưỡi có ứ ban hoặc xanh tía, mạch Tế Sác.
Phân tích
- Chứng Triều nhiệt do Dương minh phủ thực: Phần nhiều do biểu tà không giải vào lý hóa nhiệt cùng câu kết với tà khí hữu hình trong ruột biến thành chứng “ Vị gia thực”. Dương minh khí vượng vào Thân, Dậu (thời gian 16 -20 giờ) cho nên xuất hiện chứng Triều nhiệt vào buổi chiều. Mục Biện Dương minh bệnh mạch chứng tính trị – Thương hàn luậnviết: “Dương minh bệnh mạch Trì, tuy ra mồ hôi không ố hàn, thân thể tất nặng, đoản hơi, bụng đầy mà suyễn. Nếu có triều nhiệt đó là bệnh muốn giải ra ngoài có thể công lý… Nếu nhiều mồ hôi, hơi phát nhiệt ố hàn là tà chưa giải ra ngoài, nhiệt không có từng đợt chưa thể cho uống Thừa khí thang”, nói lên Triều nhiệt là Dương minh phủ khí đã hình thành có thể công hạ. Yếu điểm biện chứng là: phát nhiệt ở lúc trời nhá nhem nặng hơn, xu thế nhiệt vượng thịnh mà ra mồ hôi kiêm cả chứng trạng phân táo kết ở trong (bụng đầy cự án, tiện bí, rêu lưỡi vàng khô). Điều trị nên công hạ tiết nhiệt tuỳ theo sự nặng nhẹ của nhiệt kết mà chọn dùng các phương là Đại Thừa khí thang. Tiểu Thừa khí thang hoặc Điều Vị Thừa khí thang.
- Chứng Triều nhiệt do Tỳ Vị khí hư và chứng Triều nhiệt do Thử nhiệt thương khí: cả hai đều có biểu hiện khí hư. Triều nhiệt chủ yếu là sốt nhẹ. Loại trên phần nhiều phát sinh ở người đứng tuổi, loại sau thường gặp ở trẻ em mắc bệnh vào mùa Hạ đến sang Thu mát mẻ có thể tự nó lui dần. Triều nhiệt do Tỳ, Vị khí hư phần nhiều do mệt nhọc nội thương ăn uống không điều độ. Trung khí bất túc lại dồn xuống âm hoả lấn vị trí của thổ gây nên. Điều kinh luận- Tố vân nói “Có sự mệt nhọc hình khí sa sút, cốc khí không mạnh, Thượng tiêu không lưu thông, Hạ quản cũng không lưu thông, Vị khí nhiệt, nhiệt khí hun đốt trong Hung cho nên nội nhiệt”. Cũng tức như Lý Đông Viên nói trong mục Ảm thực lao quyện sở thương – Thủy vi nhiệt trung luận sách Tỳ Vị luận “Hỏa với nguyên khí không cùng đứng song hàng, một cái thắng thì một cái thua”. Chứng Triều nhiệt do Thử nhiệt thương khí biểu hiện lâm sàng phần nhiều là chứng Trú hạ ở trẻ em. Bởi vì trẻ em âm khí chưa đầy đủ, dương khí chưa thịnh không chịu nổi sự hun đốt của Thử nhiệt, khí âm tổn thương cho nên Triều nhiệt còn gọi là “Hạ quý nhiệt”. Người lớn đôi khi cũng có chứng này. Trúng thử – Đan Khê tâm pháp. “Trú hạ thuộc âm hư, nguyên khí bất túc, đầu Hạ cuối Xuân phát sinh chứng đau đầu, chân yếu, kém ăn mình nóng là chứng này”. Yếu điểm phân biệt của hai chứng này là: Chứng Triều nhiệt do Tỳ Vị khí hư nói chung, phát nhiệt vào buổi sáng về chiều thì nhiệt lui, cũng có trường hợp về chiều phát nhiệt. Còn kiêm cả các chứng trạng khí hư khác (như đoản hơi biếng nói, mệt mỏi, tự ra mồ hôi). Điều trị nên dùng thuốc cam ôn trừ nhiệt, chọn dùng phương Bổ trung ích khí thang. Chứng Triều nhiệt do Thử nhiệt thương khí thì sáng nhiệt tôi mát hoặc tôi nhiệt sáng mát kiêm các chứng trạng Thử nhiệt thương khí như; miệng kháũmuốn uống nước, thân thể, tinh thần mệt mỏi. Điều trị theớlphép thanh Thử ích khí chọn dùng phương Vương Thị thanh thử ích khí thang.
- Chứng Triều nhiệt do âm hư huyết khuy với chứng Triều nhiệt do ứ huyết uất ở trong: cả hai đều xuất hiện chứng Triều nhiệt vào buổi chiều hoặc ban đêm, hiện tượng nhiệt đều là sốt nhẹ nhưng nguyên nhân và cơ chế bệnh khác nhau rất xa. Triều nhiệt do âm hư huyết khuy phần nhiều do thể trạng vôn âm hư hoặc sau khi bị hãn, thổ, hạ hoặc bị mất huyết, mất tân dịch, âm khuy khí táo hư hỏa bốc lên gây nên. Điều kinh luận – Tố vấn có viết “Âm hư thì nội nhiệt”, có thể phát sinh các loại bệnh mạn tính hoặc thời kỳ sau của nhiệt bệnh cấp tính gọi là “Cốt chứng lao nhiệt”. Đặc trưng là: triều nhiệt về buổi chiều kiêm các chứng hư hỏa bốc lên như gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, mạch Sác. Chứng Triều nhiệt do ứ huyết kết ở trong phần nhiều do bị đòn tổn thương, hàn ngưng khí trệ huyết nhiệt đi càn… ảnh hưởng đến sự vận hành của huyết trệ lại mà thành ứ, ứ huyết uất ở trong hóa nhiệt gây nên. Đặc trưng của bệnh là: triều nhiệt về buổi chiều hoặc ban đêm kiêm các chứng trạng ứ huyết nội kết như thân mình có điểm đau cố định hoặc có khôi trưng, da dẻ tróc vẩy, lưỡi có ứ ban hoặc xanh tía. Âm hư huyết khuy điều trị theo phép tư âm dưỡng huyết thanh nhiệt, chọn dùng phương Thanh cốt tán gia Đương quy, Bạch thược, ứ huyết kết ở trong điều trị nên hoạt huyết hóa ứ và thanh nhiệt chọn dùng phương Huyết phủ trục ứ thang gia Đại hoàng, Đan bì…
- Chứng Triều nhiệt phần nhiều thuộc lý chứng nhưng có hư có thực. Triều nhiệt thực chứng phần nhiều do ngoại cảm phát nhiệt khá cao, nhiệt lui vẫn không tỉnh táo đến một thời gian nhất định nhiệt lại bốc lên. Triều nhiệt thuộc hư chứng phần nhiều do nội thương mệt nhọc, khí huyết hao tổn phát nhiệt hơi nhẹ hoặc chỉ tự cảm thấy phát nhiệt, bệnh tình dằng dai. Nhưng thực chứng kéo dài cũng có thể dẫn đến hư, vì thế có không ít chứng Triều nhiệt thuộc di chứng của nhiệt bệnh cấp tính. Lâm sàng biện chứng phải nắm vững đặc điểm của Triều nhiệt và kết hợp với bệnh sử và kiêm chứng để phán đoán.
Trích dẫn y văn
- Dương minh bệnh nói sảng phát sinh Triều nhiệt mạch Hoạt mà Tật, Tiểu Thừa khí thang chủ chữa bệnh ấy (Thương Hàn luận – Biện Dương minh bệnh mạch chứng tính trị).
- Dương minh bệnh nói sảng có Triều nhiệt lại không ăn được trong Vị tất có 5,6 cục phân táo. Nếu ăn được thì phân chỉ rắn nên dùng Đại Thừa khí thang để hạ.
- Triều nhiệt lúc phát lúc ngừng như thuỷ triều không sai giờ, phát nhiệt một ngày phát một cơn. Nếu 3 hoặc 5 ngày mới phát là phát nhiệt chứ không phải Triều nhiệt (Tạp bệnh – Chứng trị chuẩn thằng- Hàn nhiệt môn).
- Có chứng Triều nhiệt nên xem xét hư thực. Nếu đại tiện khô rắn thích lạnh sợ nóng dưới Tâm bứt dứt, giấc ngủ không yên đó đều là khí thịnh tức là nói Triều nhiệt thuộc thực dùng Lương cách tán hoặc Đại Sài hồ để hạ. Nếu Vị khí sa sút tinh thần tiều tuy, ăn uống kém, ngày càng gầy còm bệnh tuy tạm rút mà ngũ tâm thường có dư nhiệt đó là hư chứng nên dùng các phương Tiêu giao tán, Tiểu Sài hồ… gia giảm. Có trường hợp cứ đến đêm thì mình hơi phát nhiệt, bệnh nhân không tự cảm thấy, đến sáng thì mọi hoạt động bình thường, ăn uống như thường không còn nghị ngờ chứng nào khác mà chỉ là huyết hư âm không giúp dương. Buổi sáng cho uống thang Gia vị Tiêu giao tán, buổi tôi cho uống Lục vị hoàn. Nếu không khỏi dùng Đương quy bổ huyết thang hoặc Gia giảm Bát vị hoàn (Tạp bệnh quảng yếu- Nội nhân loại).