BỆNH KÝ SINH TRÙNG TIÊU HÓA

ĐẠI CƯƠNG

Bệnh ký sinh trùng hệ tiêu hoá là bệnh do ký sinh trùng sống ữong hệ tiêu hoá gây ra. Khi vào đường tiêu hóa chúng chiếm đoạt các chất dinh dưỡng, làm tổn thương, rối loạn chức phận hệ tiêu hoá và toàn thân. Bệnh do ký sinh trùng hệ tiêu hoá thường gặp ở tất cả các nước trên thế giới. Tùy từng vùng địa lý, khí hậu, trình độ dân trí và điều kiện sống của mỗi vùng mà tỷ lệ mắc bệnh và cơ cấu bệnh tật khác nhau. Ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, vùng có điều kiện kinh tế xã hội nghèo, lạc hậu có số lượng mắc bệnh nhiều hơn. Việt Nam là nước nhiệt đới, điều kiện kinh tế xã hội còn thấp, nhiều vùng tập quán sinh hoạt còn lạc hậu, vì vậy bệnh ký sinh trùng lây qua đường tỉêu hóa tương đối phổ biến; nhất là các bệnh lỵ amip, giun và sán.

Các nhóm ký sinh trùng hay gặp là sán, giun và amip:

  • Sán: sán lá gan lớn (Fascola hepatiea), sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis), sán lá ruột (Fasichosis buski), sán dây lợn (Taenia solium), sán dây bò (Teania saginata)…
  • Giun: giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun kim (Enterobilus vermicularis), giun móc (Acylostoma duodenal «fe Necatoramericanus), giun tóc (Tricocepalus triciuriu)…
  • Amip: gây bệnh lỵ ở ruột hoặc áp-xe gan.

MỘT SỐ BỆNH SÁN THƯỜNG GẶP

Sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis)

Sán trưởng thành sống ở đường mật, đôi khi sống trong ống tụy, đẻ trứng theo phân ra ngoài. Trứng nở trong nước hoặc được ốc ăn vào sẽ nở thành ấu trùng, ấu trùng xâm nhập vào cá, đóng nang, người ăn phải cá chưa nấu chín (gỏi cá) sẽ mắc bệnh.

Triệu chứng

Loại Clonorchis & Opistorchis: thường sau ăn cá gỏi có ấu trùng sán lá 15-20 ngày sán theo đường dẫn mật lên gan, gây ra các dấu hiệu đau vùng thượng vị, nôn, sôt, đau vùng gan, sốt kiểu sốt rét cơn, vàng da, gan to, lách to. Người gầy, sốt, phù thũng, có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan.

Loại Fasciola hepática: có 2 thời kỳ

+ Thời kỳ xâm nhiễm (3-4 tháng sau khi nhiễm sán): có hội chứng nhiễm trùng máu (sán còn ở máu), sốt cơn tái liên tiếp, vã mồ hôi, đau cơ vùng gáy, đau vùng gan, có thể phát ban, sờ thấy gan to, ấn đau; xét nghiệm: HC giảm, BC tăng (BC ái toan có thể tăng tới 75-77%).

+ Thời kỳ toàn phát (sán lên gan đẻ trứng): mệt, hoa mắt chóng mặt, gây, hay sốt, có hội chứng vàng da tăc mật (vàng da, gan to, phân bạc màu); đau vùng gan âm ỉ hoặc đau quặn gan, gan có thể to 2-3cm, vàng da tuỳ mức độ, có khi vàng sẫm, xét nghiệm máu có hồng cầu giảm… Triệu chứng khác: đau thượng vị, ợ hơi ứa nước dãi, miệng đăng, sợ mỡ, buồn nôn, nôn, đôi khi nôn ra máu, ỉa táo lỏng; dần dần có thể dẫn tới cổ chướng, phù chân.

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định dựa vào: có trứng sán trong phân, dịch tá tràng, dịch mật hoặc dùng kháng nguyên chẩn đoán.

Chẩn đoán phân biệt:

+ Thời kỳ xâm nhiễm của bệnh: dễ nhầm với

Sốt rét: điều trị thử bằng quinin nếu sốt rét thì đỡ.

Bệnh giun xoắn: không có triệu chứng gan, chỉ có sốt, BC tăng (ái toan tăng cao).

Bệnh Kalaaza: tăng lympho, chọc tuỷ xương tìm thấy leishmania.

+ Thời kỳ toàn phát: hay nhầm với

Xơ gan: vì có cổ chướng, chẩn đoán nhờ soi ổ bụng.

Sỏi mật: đau, sốt, vàng da, chẩn đoán nhờ soi siêu âm.

Điều trị

Cloroquin diphosphat có tác dụng diệt sán nhưng thuốc có thể gây đau đầu, mờ mắt, ngứa, mệt, do vậy khi dùng thuốc thường thêm vitamin BI 100mg/24h.

Hexachloroparaxylol: 50mg/kg/24h một liều hoặc cách ngày với sữa vào các bữa ăn. Thuốc phải uống trong 3-4 ngày.

Bithionol: 30-50mg/kg/ngày (từ 10- 5 liều).

Praziquantel: 10mg/1kg/tổng liều (thuốc diệt sán tốt, ít tác dụng phụ).

Triclabendazol, metronidazol cũng có tác dụng.

– Thuốc đông y: dương xi đực có tác dụng diệt sán.

Phòng bệnh

Không ăn rau sống (cải xoong), không ăn cá gỏi.

Sán lá gan lớn (Fasciola hepatica)

– Bệnh phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Sán trưởng thành sống trong đường mật của bệnh nhân, đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, phát triển thành các ấu trùng rồi thành kén ẩn vào các cây sống dưới nước. Người nhiễm do ăn, uống nước có ấu trùng sẽ qua ống tiêu hóa, đến gan và phát triển ữong đường mật.

Sán lá gan

Biểu hiện lâm sàng theo các giai đoạn nhiễm sán:

+ Giai đoạn cấp tính: là giai đoạn ấu trùng vào gan, các triệu chứng gồm sốt, đau vùng gan, tăng bạch cầu ái toan, gan to, biểu hiện tổn thương gan.

+ Giai đoạn tiềm tàng: biểu hiện với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa mơ hồ, tương ứng lúc sán cư trú trong đường mật.

+ Giai đoạn tắc nghẽn: là do hậu quả của viêm và phì đại đường mật. Nhiễm khuẩn lâu ngày có thể viêm dẫn đến xơ gan-mật.

Chẩn đoán: dựa vào xét nghiệm phát hiện kháng thể (CIE hoặc ELISA).

Điều trị đặc hiệu bằng bithionol.

Sán lá ruột (Fasichosis buski)

  • Người mắc bệnh do ăn phải ấu trùng ở các loại rau, sử dụng nước có chứa ấu trùng sán.

Triệu chứng: ỉa lỏng, đau bụng lúc đói, có khi có bệnh cảnh tắc ruột, thiếu máu phù dinh dưỡng; xét nghiệm máu thấy HC giảm, BC tăng (chủ yếu BC ái toan tăng).

Chẩn đoán: lâm sàng có hội chứng kiết lỵ, xét nghiệm phân thấy trứng sán, dùng kháng nguyên cho kết quả chẩn đoán (+).

Điều trị: có thể dùng betanaphtol viên 0,2: mỗi ngày 1 viên, dùng 2 ngày liền; hexylresorcinol (0,4g cho trẻ dưới 10 tuổi, 1g/24h cho người lớn). Đông y dùng nước sắc hạt cau thấy có tác dụng diệt sán.

Phòng bệnh: không ăn sống những rau củ dưới nước, vệ sinh ăn uống, vệ sinh nguồn nước ăn.

Sán máng (Schistosoma)

  • Người ta ước tính khoảng 200 triệu người trên thế giới mắc bệnh này, chủ yếu ờ châu Phi. Lây nhiễm do từ ấu trùng
    sống trong nước xâm nhập cơ thể qua da, sau đó chúng theo các tĩnh mạch và bạch mạch về gan. Ở đây phát triển thành ấu trùng sán trưởng thành, chúng tiếp tục di chuyển đến các tĩnh mạch mạc ữeo hàng, trứng của sán thường tích tụ lại các nút tận cùng tĩnh mạch, sau đó đi đến các cơ quan, cuối cùng được bài tiết theo phân hoặc nước tiểu.

Sán máng

Lâm sàng: giai đoạn cấp thường xuất hiện vào tuần thứ 4-6, với các triệu chứng đau đầu, sốt, rét run, ho, đau cơ, đau khớp, gan to đau, tăng bạch càu ái toan. Bệnh dễ chuyển sang mạn tính với các biến chứng tại gan và khoảng cửa, gây tắc nghẽn xoang hang và cuối cùng là gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Có thể có các biến chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa như cổ chướng, lách to, giãn tĩnh mạch thực quản. Người ta thấy nếu đồng nhiễm với viêm gan B sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Điều trị bằng praziquantel hoặc có thể dùng oxamniquin.

Phòng bệnh chủ yếu chống nhiễm khi lao động, tắm giặt vùng có ấu trùng.

Sán dây lợn (Taenia solium)

Người mắc bệnh này do ăn phải trứng sán hoặc tự nhiễm. Người bị sán lợn khi nôn oẹ trào trứng sán lên dạ dày trở lại xuống ruột sẽ nở thành sán. Người mắc sán dây lợn trong ruột thường có từ 2 con sán trở lên.

Sán dây lợn

– Triệu chứng: người mắc sán lợn dây có thể không có biểu hiện triệu chứng gì, chỉ thấy có đốt sán theo phân ra ngoài, nhưng cũng có thể gặp một số dạng lâm sàng như sau:

+ Ở trẻ em: ứa nước dãi, lợm giọng, ợ hoặc nôn, đau bụng gan, vàng da, nôn dịch mật.

+ Có khi nổi bật là triệu chứng dạ dày-ruột: đau vùng thượng vị kiểu như loét dạ dày-tá tràng; có cơn đau như viêm ruột thừa, viêm đường mật.

+ Có trường hợp có các triệu chứng của xơ gan: gan to, lách to, cổ chướng, tuần hoàn bàng hệ, chảy máu cam, phù hai chân; sau khi tây sán, các triệu chứng trên giảm và mât.

+ Có thể có triệu chứng: rối loạn thần kinh (cơn động kinh, múa vờn có khi nhức đầu, ỉa táo; có dấu hiệu giống viêm màng não, có khi bại nửa người ở trẻ em); người lớn có thể lo lắng, trầm tư, cáu kỉnh. Triệu chứng ở mắt (ảo ảnh nhìn đôi, thấy mọi vật màu vàng, có khi bị loà nhất thời), tim mạch (đánh trống ngực, ngoại tâm thu, rối loạn vận mạch), hô hấp (rối loạn hành tuỷ: khó thở như hen, mất tiếng, có khi ho từng cơn khái huyết), dị ứng (những cơn ngứa, phù Quinck); có những cơn tay đỏ, cơn ngứa di chuyển nhanh cùng với cảm giác khó chịu, đau người, buồn nôn.

+ Triệu chứng do kén sán khu trú ở các cơ quan khác nhau: hay gặp nhất ở cơ não, đáy mắt gây động kinh, mờ mắt, giật cơ, hôn mê…

+ Xét nghiệm máu: BC ái toan tăng (có thể tới 55%).

  • Chẩn đoán: dựa vào tìm thấy trứng, đốt sán trong phân.
  • Điều trị:

+ Quinacrin: liều dùng từ lg-l,2g cho người lớn, tẩy cùng với magiê sulfat, kết hợp ngâm hậu môn nước ấm (tuy nhiên, hiện nay ít dùng).

+ Diclorophen (BD: ovis, plath-lyse, preventol, vermiple…): viên bọc đường 500mg…

+ Niclosamid (BD: cesticid, devermine, lintex, phenasal, tredermin…).

Cả 2 loại trên hiện nay cũng đều ít sử dụng.

+ Praziquantel: hiện nay hay được sử dụng vì kết quả tốt, dễ sử dụng, ít tác dụng phụ.

+ Trong dân gian dùng hạt bí ngô (liều 1 lần tẩy khoảng 30 hạt bí ngô tươi đã bóc vỏ cứng) cũng có tác dụng tẩy sán.

+ Điều trị ấu trùng sán lợn bằng praziquantel kết hợp với corticoid.

Sán dây bò (Teania saginata)

Người mắc bệnh vì ăn thịt bò sống (hoặc tái bò) có ấu trùng sán.

Có ấu trùng sán

Triệu chứng: đau tức vùng thượng vị khi đói, ỉa lỏng, sút cân; đôi khi buồn nôn, có khi đốt sán già đứt hoặc tự bò ra hậu môn.

Chẩn đoán: dựa vào đốt sán tự bò qua hậu môn (phân biệt với sán dây lợn: đốt sán chỉ theo phân ra ngoài).

Điều trị: dùng các thuốc và cách tẩy như với sán dây lợn.

BỆNH DO AMIP

Đây là bệnh do nhiễm đơn bào Entamoeba histolytica, là một bệnh xuất hiện phổ biến trên thế giới nhất là các nước
nhiệt đới và nơi có điều kiện vệ sinh thấp kém. Bệnh gây ra các tổn thương đặc trưng là loét ở niêm mạc đại tràng và có khả năng gây ra các 0 áp-xe ở những cơ quan khác nhau. Bệnh có xu hướng trở thành mạn tính nếu không được điều trị tích cực.

Hình ảnh amip

Bệnh lây qua đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn và nước uống nhiễm kén amip. Kén amip tồn tại lâu dài ở ngoại cảnh, ở nhiệt độ 17-20°c có thể tồn tại hàng tháng, chỉ bị tiêu diệt ờ nhiệt độ cao (85°C).

Triệu chứng lâm sàng: giai đoạn cấp đau bụng, đại tiện nhiều lần, phân ít hoặc không có, nhiều nhầy mũi máu, đau quặn bụng, mót rặn, đau rát hậu môn, có thể sốt nhẹ. Giai đoạn sau chủ yếu là các triệu chứng đau dọc khung đại tràng, rối loạn tiêu hóa với các đợt táo lỏng xen kẽ; thỉnh thoảng có các đợt bùng phát giống giai đoạn cấp.

Nếu amip di chuyển lên gan gây áp-xe gan với các triệu chứng sốt, gan to, đau, siêu âm thấy 0 áp-xe, chọc hút thấy mủ màu chocolat.

Chẩn đoán bằng lâm sàng, soi đại-trực tràng có ổ loét, xét nghiệm tìm amip trong phân hoặc làm phản ứng miễn dịch.

Điều trị diệt amip: hiện nay chủ yếu dùng nhóm

PHÒNG BỆNH

Rửa tay: do hầu hết các bệnh do ký sinh trùng gây ra đều lây qua thức ăn.

Rửa trái cây, hoa quả và rau xanh kỹ trước khi ăn.

Không cắn móng tay, cắn đầu bút.

Nấu kỹ cá và thịt, không ăn thức ăn tái sống.

Uống nước sạch đun sôi.

Tránh tiếp xúc gần gũi với các con vật nuôi; không để chúng nằm lên ghế, giường hoặc hôn, liếm lên mặt.

Loại bỏ các thảm cũ bụi bặm, vải trải ga gương, lót ghế… những nguồn gây ra ký sinh trùng.

Điều trị triệt để khi mắc ấu trùng.

 

0/50 ratings
Bình luận đóng