I.   Đại cương

Rối loạn vận động mật: là rối loạn đơn thuần về chức năng của đường dẫn mật, thường xảy ra ở phụ nữ, có thể đưa đến những cơn đau bụng gan điển hình.

1.   Sự hoạt động bình thường của hệ thống dẫn mật

  • ở vách túi mật và các ống dẫn mật có các sợi cơ có tác dụng như một cơ tròn tập trung nhiều nhất ở cổ túi mật gọi là cơ tròn Lutsơken (Lutchkens) và ở bóng Vater gọi là cơ tròn ốt – đi (oddi).
  • Túi mật có tác dụng chứa mật và cô đặc mật lại. Giữa hai bữa ăn túi mật thường đầy mật.
  • Khi mật từ gan chảy xuống, cơ oddi khép lại, cơ Lutchkens phải mở ra thì mật mới qua vào túi mật.
  • áp lực bình thường trong túi mật là 15-20 cm nước. Lúc túi mật co bóp thì áp lực tăng lên 30-50cm nước.
  • Hệ thống thần kinh chi phối các đường mật là: thần kinh phó giao cảm làm tăng co bóp và vận động. Thần kinh giao cảm làm giảm sự co bóp và vận động. Các hệ thần kinh đó có liên hệ với vỏ não.
  • Hệ thống thể dịch gồm hai chất:

+ Cholecystokinin tiết ra ở tá tràng: Làm co túi mật và các cơ thắt

+ Anticholecyslokinin được tạo nên ở thành túi mật: có tác dụng làm giãn túi mật và các cơ thắt.

2.   Rối loạn hoạt động của hệ thống dẫn mật

  • Khả năng co bóp của túi mật yếu:

Túi mật bị mất trương lực sẽ bị giãn ra và ứ đầy mật, bóp đẩy mật ra khó khăn.

Rối loạn này không gây đau đớn nhiều mà chỉ làm bệnh nhân khó tiêu.

  • Các cơ tròn co lại:

+ Cơ tròn Lutchkens co lại: Mật trong túi mật không ra được, túi mật sẽ tăng co bóp, áp lực trong túi mật tăng lên gây ra những cơn đau quặn gan.

+ Cơ Oddi co lại: Mật không xuống được tá tràng, túi mật co bóp mạnh nên áp lực tăng lên gây ra những cơn đau quặn gan.

3.   Nguyên nhân bệnh sinh

  • Nguyên nhân  chính  do  mất  thăng  bằng  giữa  Cholecystoltinin  và  anticholecy
  • Suy nhược thần kinh
  • Các rối loạn hocmôn sinh dục (nhất là nữ) vào thời kỳ kinh nguyệt, trước và sau mạn kinh.
  • ảnh hưởng của các phản xạ, các ổ viêm nhiễm lân cận: Viêm dạ dày, viêm ruột mất trương lực.v.v….

II.   Triệu chứng

  1. Lâm sàng

Đau bụng: Cơn đau quặn

Không sốt

Da, niêm mạc không vàng

2.   Xét nghiệm

  1. Máu: Bạch cầu, công thức bạch cầu bình thường
  2. Sinh hóa máu: Bilirubin máu không tăng, Bilirubin niệu (-)
  3. Thông tá tràng: Mật A vẫn có, mật B chảy rất chậm hoặc không có, mật C vẫn có.
  4. X – quang: nếu túi mật bài tiết chậm sau bữa ăn Boyden (bánh mỳ, trứng) thì có thể thấy xuất hiện ống mật chủ hoặc ống mật

III.   Chẩn đoán

  1. Dựa vào

  • Cơn đau quặn gan điển hình, nhưng không vàng da, không sốt.
  • Tuổi bệnh nhân: thường trẻ nhất là nữ
  • Xuất hiện cơn đau nếu ấn mạnh và nhanh vào túi mật.
  • Triệụ chứng X quang bình thường.

2.   Chẩn đoán phân biệt

a. Sỏi mật: Có tam chứng: CHARCOT

  • Đau quặn
  • Sốt: Nóng, rét run, vã mồ hôi.
  • Vàng da, khi vàng da vẫn sốt

Tam chứng trên tái phát nhiều lần. X quang, siêu âm thấy sỏi.

b.   Bệnh loét dạ dày tá tràng:

  • Đau vùng thượng vị có chu kỳ.

– X – quang hoặc soi dạ dày phát hiện thấy ổ loét.

c.   Đau thần kinh liên sườn:

  • Cơn đau liên tục

IV.    Điều trị

  1. Giảm đau chống co thắt

  • Atropin l/2mg x 1 – 2 ống tiêm dưới da / 24 giờ x 7 ngày.
  • Papaverin 0,04 x 4 viên. Hoặc dùng tiêm bắp Papaverin 40mg / 2ml cho 1 – 2 ống / 24 giờ, có thể thay thế bằng Nospa 0,04 cho 4 viên / 24 giờ uống.

2.   Nhuận mật

  • Magiesunphat 3-5g uống 2 lần kết hợp với nước sắc nhân trần 200ml/24h hoặc actiso 30ml / 24 giờ. Sorbitol 5g x 2 gói / 24 giờ.

3.   Thông tá tràng tháo dịch mật

  • Mỗi tuần 2 lần thông tá tràng có tác dụng giảm đau được lâu.

4.   Dùng các loại thuốc an thần

  • Seduxen 5mg x 2 viên / 24 giờ, Stilnox 10mg x 1 viên / 24 giờ.

5. Điều trị ngoại khoa

  • Chỉ cần áp dụng khi điều trị nội khoa không khỏi, cơn đau vẫn thường xuyên xuất hiện.

* Các phương pháp:

  • Cắt dây thần kinh phế vị

– Mở thông túi mật ra ngoài, thành bụng.

  • Cắt bỏ túi mật.

6.   Điều trị các bệnh mạn tính kèm theo.

0/50 ratings
Bình luận đóng