Đứa trẻ bình thường sau khi ra đời là biết bú sữa mẹ, đây là một loại bản năng sinh tồn. Thế nhưng cũng có đứa bé sau khi chào đời không biết bú, y học gọi là “không bú”. Nguyên nhân chủ yếu của trường hợp này bao gồm mấy loại sau:
Thể chất của sản phụ quá yếu, Đông y cho rằng, do thể chất của người mẹ quá yếu, dẫn đến thai nhi bẩm sinh vốn quá yếu, nếu như khi sinh đẻ mà bị lạnh sẽ dẫn đến đứa trẻ mới sinh tỳ vị hư hàn, khí cơ không thông suốt dẫn đến không biết bú.
Trong quá trình sinh đẻ, do nhân viên đỡ đẻ sơ suất, làm cho bé nuốt nước ối hoặc phân thai vào mà chưa thải ra cũng dẫn đến không bú.
Trường hợp đẻ non, đẻ khó hoặc thời gian đẻ quá dài làm cho nguyên khí của trẻ sơ sinh bị tổn thương, dẫn đến không có sức để bú sữa.
Điều trị trẻ mới sinh không biết bú có thể dùng bài thuốc Đông y: Nhân sâm 3g, Bạch truật 4g, Bào khương l,5g, Đại táo 1 quả, Cam thảo lg, sắc nước uống. Cho uống liên tục nhiều lần, mỗi ngày một tễ. Còn có một số trẻ mới sinh thường xuyên nôn sữa. Y học gọi là “trớ sữa”. Đây là do dạ dày trẻ mới sinh đang ở vị trí nằm ngang, cho nên thường trớ ra một lượng sữa không nhiều, đó là hiện tượng sinh lí bình thường, chờ trẻ lớn khoảng 6 – 7 tháng tuổi tự nhiên sẽ chuyển biến tốt. Còn nếu như mỗi lần sau khi ăn sữa đều hoặc nhiều hoặc ít nôn ra hết, thì phần lớn là do môn vị ở dạ dày của trẻ bị co giật. Bài thuốc điều trị của dân gian là cứ mỗi ngày cho trẻ ăn 2 lần hồ gạo, vì hồ gạo có chất đặc dính hơn sữa và là chất vô định hình (bán lưu thể), có thể làm cho môn vị chịu tác dụng trọng lực mà có xu hướng lỏng ra, từ đó mà phát sinh hiện tượng ức chế tràn sữa.
Nếu như hiện tượng chớ sữa ngày càng nghiêm trọng, thậm chí sau mỗi lần ăn là nôn ra ngay, thì phải nghĩ đến khả năng môn vị hẹp bẩm sinh, phải đến ngày bệnh viện kiểm tra, tiến hành những phẫu thuật cần thiết.