Nhiều bậc cha mẹ hiểu nhầm rằng trẻ không đi đại tiện hàng ngày là bị táo bón. Thực tế là ruột trẻ vận động rất khác nhau: một số trẻ đi ngoài vài lần một ngày, trong khi ở một số trẻ khác thì sau 2 hoặc 3 ngày mới đi cầu và phân đặc bình thường. Ngược lại, táo bón là hiện tượng cho ra phân cứng, khô, có thể cần phải rặn và thậm chí gây đau đớn.

Đừng hoảng hốt nếu mặt con bạn chuyển sang đỏ, nhăn nhó và càu nhàu khi bé đi ngoài. Điều này hoàn toàn bình thường. Nếu phần bé mềm, bé không bị táo hay bị đau thì đơn giản là con bạn đang phát triển.

Chế độ ăn của trẻ nên bao gồm nhiều chất lỏng và các thức ăn giàu chất xơ như hoa quả, rau củ và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt. Tập luyện thường xuyên cũng góp phần quan trọng tạo nên thói quen đều đặn. Hãy yêu cầu bé ngồi trên bồn cầu một hoặc hai lần một ngày để bé có thể phát triển thói quen đi ngoài đúng cách. Lịch đi vệ sinh đều đặn có thể giúp thiết lập thói quen đi vệ sinh tốt cho cả đời.

táo bón ở trẻ em
Táo bón ở trẻ em

Hãy nói chuyện với bác sĩ nhi nếu con bạn:

  • Kêu đau khi đi ngoài
  • Cho ra phân cứng, khô
  • Bị đau bụng, đở đau giữa các lẩn đi ngoài
  • Có máu trong hoặc trên phân bé
  • Rò nước khi đi ngoài.

CẢNH BÁO!

Đừng dùng thuốc nhuận tràng hoặc chất thụt để điều trị táo bón cho con trừ khi bác sĩ nhi cho phép, sử dụng thuốc nhuận tràng không đúng có thể làm gián đoạn chức năng ruột bình thường của trẻ.

Lo lắng và nhịn đi ngoài

Các cảm xúc mâu thuẫn về sự độc lập và khả năng kiểm soát thường xuất hiện khi bắt đầu quá trình luyện đi nhà vệ sinh, và một số bé thể hiện những cảm xúc này qua việc ngán ngại khi đi ngoài trên bô hay bồn cầu. Khi các bé nhịn đi đại tiện, thì kết quả là phân bị giữ lại sẽ trở nên khô và rắn, gây đau đớn khi đi ngoài. Cái vòng luẩn quẩn nhịn đi ngoài và bị đau có thể dẫn tới cảm giác lo lắng cực độ và gây bận tâm cho cả nhà. Đôi khi phân lỏng mới xuất hiện xung quanh phân cứng, làm các bậc cha mẹ lại nhầm hiện tượng pha trộn này với tiêu chảy.

Bác sĩ nhi sẽ xử lý vấn đề này bằng một chương trình huấn luyện lại ruột theo từng bước một, quá trình này thường bao gồm việc cho bé thuốc làm mềm phân và duy trì lịch đi nhà vệ sinh đều đặn. Tăng chất xơ trong chế độ ăn của bé với nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc hơn. Bạn cũng nên khuyến khích bé uống nhiều nước, như nước ép và những loại chất lỏng khác, đặc biệt là khi trời nóng và sau khi tập luyện. Hoạt động thể chất đều đặn cũng thúc đẩy ruột hoạt động trơn tru.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠNNGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓHÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn được 4 đến 6 tháng tuổi, bú mẹ, đã thay đổi thói đi ngoài; bé cho ra phân ít hơn và cứng hơn.Táo bón nhẹ trong quá trình chuyển sang thức ăn rắn.

Do nhịp hoạt động ruột bình thường của riêng trẻ.

Một số trẻ bú mẹ bị táo bón nhẹ khi bắt đầu được cho ăn thức ăn rắn, nhưng các bé sẽ sớm trở lại bình thường. Nếu phân của bé cứng, bác sĩ nhi có thể gợi ý thay đổi chế độ ăn của bé.
Con bạn uống sữa công thức và đi phân cứng, khô.Thành phần sữa công thức.Hỏi ý kiến bác sĩ nhi, họ có thể khuyến nghị phương pháp làm mềm phân của bé.
Con bạn đi ngoài bình thường, ít nhất là mỗi 3 ngày một lần. Ngoài ra bé khỏe mạnh và không bị khó chịu.Do nhịp hoạt động ruột bình thường của riêng bé.Đảm bảo con bạn được uống nhiều nước và ăn thức ăn nhiều chất xơ, gồm hoa quả và rau củ. Giảm bớt các thực phẩm ít xơ như chuối, cơm, ngũ cốc hoặc bánh mì.
Bạn cho bé cai sữa mẹ và chuyển sang sữa bò hoặc sữa công thức.Hiệu ứng phụ thuộc do chuyển sang sữa bò và các sản phẩm từ sữa.Hạn chế lượng sữa bò tối đa khoảng 470 đến 700 ml một ngày. Hỏi ý kiến bác sĩ nhi để được gợi ý về chế độ ăn.
Con bạn là trẻ sơ sinh, ít đi ngoài, phân cứng. Bé khóc vì đau khi đi ngoài.Cơ vòng hậu môn chặt.Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho con bạn và có thể khuyến nghị phương pháp điều trị.
Con bạn mới sinh hoặc được vài tháng, dù được dùng thuốc làm mềm phân nhưng mới chỉ đi ngoài vài lần từ lúc sinh, phân cứng. Bụng bé bị sưng.Bệnh Hirschsprung’ hiếm găp, hiện tượng thiếu các dây thần kinh điều khiển vận động của ruột.Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sê khám cho con bạn để xác định xem liệu có phải phân bị tổn lại khiến bụng bé chướng lên trong khi trực tràng lại rỗng hay không. Nếu chẩn đoán bệnh Hirschsprung thì có thể chữa bằng phẫu thuật.
Con bạn bị táo bón từ khi bạn bắt đầu rèn cho bé đi nhà vệ sinh.Chưa sẵn sàng để được luyện.Hoãn việc rèn đi nhà vệ sinh lại; thử lại khi bé chủ động và không còn bị táo bón nữa.
Con bạn kêu khó chịu vì không thề đi ngoài. Phân bé có dạng viên nhỏ và khô.Táo bón, có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm không đủ chất xơ và chất lỏng trong chế độ ăn hoặc bị căng thẳng.Gọi cho bác sĩ nhi, họ sẽ giúp bằng một khóa điều trị. Tăng chất xơ và chất lỏng trong chế độ ăn của bé. Khuyến khích bé ăn hoa quả và rau củ tươi, tham gia đều đặn vào các ngày có hoạt động thể chất. Cố gắng loại bỏ hoặc giảm bớt nguồn căng thẳng của bé.
Con bạn kêu đau trong và sau khi đi ngoài. Trên hoặc trong phân bé có lẫn máu. Bé bị mẩn quanh hậu môn.Nứt hậu môn (một kiểu loét dạng đường gân ở gờ hậu môn).

Viêm da hậu môn.

Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và khuyến nghị cách điều trị. Có thể họ sẽ khuyên cho bé dùng thuốc làm mềm phân.
Con bạn bị táo bón, nôn ra chất màu vàng xanh và bụng bé chướng căng.Tắc ruột (hiếm gặp).Gọi ngay cho bác sĩ nhi. Đừng cho bé ăn hay uống bất cứ thứ gì cho tới khi bác sĩ đã khám cho bé. Nếu bác sĩ chẩn đoán tắc ruột, con bạn có thể phải nhập viện để điều trị.
0/50 ratings
Bình luận đóng