Tất cả trẻ em đều có những nỗi sợ hãi và lo lắng; thật ra, những nỗi sợ hãi rõ ràng đánh dấu những giai đoạn phát triển khác nhau. Ví dụ, một trẻ khoảng 5 tới 7 tháng tuổi có thể trở nên bất an khi thấy một khuôn mặt xa lạ. Trí tưởng tượng đậm nét của trẻ ở tuổi mẫu giáo có bộc lộ qua nỗi sợ bóng tối và ma quỷ. Điển hình những trẻ ở tuổi đi học, những mối đe dọa tưởng tượng được thay thế bằng những nỗi sợ thực tế hàng ngày, như cơ thể bị tổn hại khi ngã trên cây xuống. Nhìn chung, những nỗi sợ hãi tích cực để ngăn bé quá liều lĩnh chứ không nên cản trở bé sống, vui chơi, học tập và tương tác với bạn bè cùng lứa theo những cách phù hợp với giai đoạn phát triển. Bạn nên chú ý khi cảm giác sợ hãi của bé kéo dài dai dẳng, mãnh liệt, khiến cho bé tránh những tương tác và trải nghiệm cần thiết.

Những nỗi sợ hãi nhất định có thể phát sinh do những gì bé trải qua ở nhà với những phản ứng, hành vi, phương pháp dạy con của bạn hay sau một sự kiện ảnh hưởng tới gia đình bạn. Ví dụ, sau một vụ ly hôn hay cái chết của cha hoặc mẹ hay người chăm sóc khác, trong trẻ có thể nảy sinh cảm giác sợ bị xa cách hoặc trầm cảm. Bé có thể thể hiện những cảm giác này qua một hay nhiều nỗi sợ hãi hoặc ám ảnh. Nếu bản thân bạn cũng quá lo lắng hoặc sợ hãi, thì việc đó có thể càng kích thích tính nhút nhát và khiến cho con bạn khó thử những điều mới và mở rộng khả năng của mình. Hãy cố gắng khuyến khích những thói quen lành mạnh như tập thể dục, chơi ngoài trời, một chế độ ăn cân bằng và nhất quán, giấc ngủ hợp lý, tránh tiếp xúc với các phương tiện đại chúng có tính bạo lực hay gây sợ hãi, dành thời gian riêng với cha mẹ và giao tiếp cởi mở.

Nói chuyện với bác sĩ nhi nếu những nỗi sợ của con bạn:

  • Cản trở các hoạt động của gia đình
  • Ngăn bé kết bạn
  • Tạo thành cớ để bé không đi học
  • Làm rối loạn thói quen ngủ thông thường
  • Dẫn tới một hành vi cưỡng chế (cảm giác cần làm gì đó hết lần này đến lần khác dù việc đó không có lợi ích hay phần thưởng thực sự nào).

CẢNH BÁO!

Hầu hết những nỗi sợ thời thơ ấu đều không phải lý do để lo lắng, nhưng một số nỗi sợ bạn nên tìm kiếm một nguyên nhân nghiêm trọng. Điều này có thể bao gồm cả việc có một trải nghiệm thơ ấu có hại như bỏ bê, xâm phạm thể chất hay tình cảm, chứng kiến bi kịch, hoặc cha mẹ có sử dụng chất gây nghiện. Một nỗi sợ đột ngột, mãnh liệt với một người từng rất được tin tưởng có thể bắt nguồn từ việc gặp phải những trải nghiệm bất lợi này. Hãy cố gắng đừng bỏ qua những nỗi sợ mãnh liệt như một giai đoạn bình thường khác; thay vào đó, có thể là một ý tưởng tốt nếu bạn tìm kiếm một trải nghiệm hay một yếu tố kích động gây nên hành vi sợ hãi đó.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠNNGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓHÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn được 5 hoặc 6 tháng tuổi, ít cởi mở hơn trước. Bé bực bội khi thấy người lạ. Bé khóc khi bạn rời khỏi phòng.Phát triển bình thường. Sợ người lạ.Đến lúc này, con bạn đã gắn bó chặt chẽ với bạn và những người chăm sóc thường xuyên khác của bé. Hãy cố gắng thật nhiều để trấn an bé giữa những người hay môi trường mới. Nỗi sợ người lạ lên đến đỉnh điểm ở khoảng thời gian khi bé được 9 tháng tuổi và hầu hết trẻ em đều vượt qua nỗi sợ này khi được khoảng 2 tuổi.
Con bạn là trẻ sơ sinh hoặc mới tập đi, thường thức dậy và gọi bạn vào ban đêm. Bé được khoảng 7 0 tới 18 tháng tuổi.Nỗi sợ bị xa cách thông thường, thường lên đến đỉnh điểm ở quãng tuổi này.Nhẹ nhàng dỗ bé và thay bỉm nếu cần. Đặt bé vào lại giường, ở lại cho tới khi bé bình tĩnh trở lại.Trẻ em thường sẽ dịu lại khi được dỗ dành.Thức giấc vé đêm có thể kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng.
Con bạn mới tập đi và la hét, ngay cả khi bé nhận ra người trông trẻ quen thuộc. Bé khóc nức nở và cố gắng giữ bạn lại khi bạn rời khỏi nhà.Sợ bị xa cách.

Tìm kiếm sự chú ý.

Đừng kéo dài thời gian chào tạm biệt. Để cho người trông trẻ biết trước rằng họ có thể dỗ bé khi bạn đã rời đi. Nhờ người trông trẻ thu hút sự chú ý của bé bằng một cuốn sách hay trò chơi.Trấn an bé rằng bạn sẽ sớm quay về và rồi rời đi thật nhanh. Nếu hành vi của bé vẫn không thay đổi, có thể bạn phải đưa bé đi khám.
Con bạn mới chập chững đi hoặc đang học mẫu giáo, bé hoảng sợ những việc bình thường, như sâm hoặc những dụng cụ phát ra tiếng ồn.Nỗi sợ bình thường.Những nỗi sợ này sẽ nhạt dần theo thời gian. Hãy dành thời gian để chỉ cho bé biết dụng cụ đó hoạt động ra sao và để cho bé dần dần tiếp xúc từng chút một với thiết bị đó. Khi có bão, hãy ôm bé và nói chuyện một cách bình tĩnh để cho bé thấy là bạn không sợ. Để cho bé nói về những gì bé cảm thấy và giúp bé học được cách tự trấn an mình với sự giúp đỡ của bạn.
Con bạn học mẫu giáo và từ chối vào bồn tâm hoặc ngồi trên bồn cầu.Đang nhận thức, đang phát triển về thể chất.Nếu con bạn sợ bị giội trôi xuống ống dẫn (khi nằm trong bồn tắm), bé có thể thích tắm vòi sen hoặc bằng miếng xốp hơn. Để cho bé sử dụng ghế ngồi bồn cầu hoặc ghế bô cho tới khi bé tự tin hơn. Dành thời gian giải thích cho bé cách hoạt động của bồn tắm và bồn cầu, làm thế nào để bớt sợ.
Con bạn đặc biệt sợ hãi và co mình lại giữa những người không ở trong gia đình hoặc trong những tình huống không quen thuộc.Nhút nhát.Hãy chuẩn bị cho bé về những trải nghiệm mới bằng cách giới thiệu trước, nhưng hãy cẩn thận đừng làm cho bé căng thẳng hơn bằng cách nói về những tình huống đó quá nhiều. Hãy để cho bé có thời gian làm quen với những hoàn cảnh mới. Yêu cầu bé nói về cảm giác của mình và cân nhắc việc đóng vai cùng bé để thực hành những tình huống mới.
Con bạn áp dụng chiến thuật trì hoãn hết mức hoặc nổi con hờn dỗi vào giờ đi ngủ.Sợ tối.

Sợ bị xa cách. Mệt mỏi.

Quá khích.

Đi ngủ mỗi tối đúng giờ. Tránh hoạt động huyên náo hay quá khích. Đặt đèn ngủ để định hướng cho bé. Thử giờ ngủ sớm hơn. Nếu bé vẫn tiếp tục có những hành vi như thế, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi.
Con bạn đang học mẫu giáo la hét trong khoảng một tiếng đồng hồ sau khi ngủ. Mặc dù mở mắt, nhưng bé không phản ứng lại.Hoảng loạn khi ngủ.Nhẹ nhàng dỗ dành bé, nhưng đừng chờ đợi bé phản ứng lại vì thực ra là bé đang ngủ. Cơn hoảng loạn có thể kéo dài nửa giờ hoặc hơn, nhưng cuối cùng bé sẽ dịu lại và ngủ. Bé sẽ không nhớ gì về sự cố này vào sáng hôm sau.
Con bạn ở tuổi mẫu giáo, thức dậy giữa đêm, sợ hãi và khóc.Ác mộng.Bé có thể chưa hiểu sự khác biệt giữa những giấc mơ và cuộc sống thực. Hãy trấn an bé rằng giấc mơ thì không phải thật, ở với bé cho tới khi bé bình tĩnh lại. Bảo bé kể về giấc mơ và vì sao nó lại làm bé sợ.
Con bạn không chịu đi học. Bé phàn nàn về những triệu chứng nghiêm trọng nhưng mơ hồ (như đau đáu, buồn nôn, chóng mặt) để tránh đi học.Ám ảnh trường học.

Sợ bị xa cách.

Tổn thương tinh thần hay bị bắt nạt, khó khăn trong học tập hoặc nhân tố khác ở trường.

Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ tìm kiếm nguyên nhân thể chất hoặc tìm hiểu sự khó khăn có thể gây ra những triệu chứng này. Sau khi đánh giá, nếu không tìm ra nguyên nhân thể chất nào, bác sĩ nhi có thể khuyên tìm kiếm ý kiến tư vấn. Hãy nói chuyện với các giáo viên của bé để xác định vấn đề. Nhất định yêu cầu bé đi học, nhưng cố gắng tìm ra giải pháp với những vấn đề cụ thể. Đồng thời phản hồi tích cực và ủng hộ cho những nỗ lực của bé. Hãy nhất quán với những kỳ vọng ở nhà và ở trường. Tranh thủ sự trợ giúp của giáo viên ở trường trong quá trình này.
Con bạn phát sinh nỗi sợ hãi hoặc ám ảnh sau khi chứng kiến một sự kiện bạo lực.Rối loạn căng thẳng hậu sang chấn.Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ đánh giá tình trạng của bé và có thể khuyên gặp chuyên gia tư vấn tâm lý.
0/50 ratings
Bình luận đóng