Giải phẫu.
Đám rối thần kinh cánh tay được tạo nên do các nhánh trước của 4 rễ thần kinh cổ cuối (CV, CVI, CVII, CVIII) và rễ thần kinh lưng thứ nhất (DI).
Triệu chứng.
Thương tổn thân nhất:
- Tổn thương thân nhất trên (CV – CVI): (Hội chứng Duchenne – Erb):
- Vận động: liệt các cơ: den-ta, nhị đầu cánh tay, cánh tay trước, quạ cánh tay và cơ ngửa dài.
Chi trên bị rơi thõng trong tư thế khép và xoay trong, chỉ có thể hơi nhấc mỏm vai nhờ có cơ thang. Mất động tác chi trên và động tác gấp cẳng tay vào cánh tay. Giảm động tác xoay cánh tay ra ngoài (cơ trên và dưới gai), xoay cánh tay vào trong (cơ dưới vai), khép cánh tay (cơ ngực lớn).
- Phản xạ: giảm các phản xạ gân cơ delta, gân cơ nhị đầu và phản xạ trâm quay.
- Cảm giác: cảm giác ở bờ ngoài vai, cánh tay, cẳng tay, cho đến tận đốt bàn tay thứ nhất.
Dinh dưỡng: mỏm vai dần dần teo đi, mỏm cùng vai nhô ra, khớp cùng vai- đòn lộ rõ thấy rõ hố trên và dưới xương bả vai.
- Thương tổn thân nhất giữa (CVII): (Hội chứng Remak):
- Vận động: liệt các cơ do dây quay chi phối (trừ cơ ngửa dài), cơ tam đầu chỉ bại vì còn tác dụng của dây cổ Các cơ duỗi cẳng tay và bàn tay đều bị liệt nên tư thế của cẳng tay và bàn tay giống như khi liệt dây quay. Trái lại cơ ngửa dài vẫn còn nguyên vẹn nên khi cố gắng gấp mạnh cẳng tay vào cánh tay còn thấy cơ ngửa dài nổi hằn lên như một sợi dây.
- Phản xạ: giảm phản xạ gân cơ tam đầu.
- Cảm giác: cảm giác ở phía sau cẳng tay và mu bàn tay.
- Dinh dưỡng: teo cơ tam đầu (vừa phải), các cơ ở cánh tay, cẳng tay, bàn tay teo rõ như trong tổn thương dây quay.
- Thương tổn thân nhất dưới (CVIII-DI): (Hội chứng Aran- Duchenne).
- Vận động: liệt các cơ gian cốt, các cơ gấp ngón tay, cơ trụ trước, cơ mu cái và mu út bàn tay (cơ sấp tròn và cơ gan tay lớn không bị liệt vì có CVII chi phối).
+ Mất động tác gấp và khép bàn tay, chỉ còn động tác duỗi các đốt ngón tay.
+ Mất động tác gấp, khép và dạng các ngón tay và động tác duỗi các đốt 2, 3 của ngón tay.
+ Động tác gấp cổ tay và bàn tay vẫn làm được nhờ tác dụng của cơ gan tay lớn.
- Phản xạ: mất phản xạ trụ – xấp.
- Cảm giác: mất cảm giác mặt trong cánh tay, cẳng tay và bàn tay.
- Dinh dưỡng: teo cơ bàn tay.
- (Hội chứng Déjerine – Klumpke, Hội chứng Aran-Duchenne, hội chứng Claude-Bernard-Horner).
Tổn thương thân nhì:
- Tổn thương thân nhì trên:
Liệt các cơ nhị đầu, cơ cánh tay trước (do dây cơ bì chi phối). Liệt cơ sấp tròn, cơ gan tay lớn và cơ gấp ngón cái (do rễ ngoài của dây giữa chi phối).
- Tổn thương thân nhì dưới:
+ Vận động: liệt các cơ gấp bàn tay và gấp ngón tay, biểu hiện tổn thương dây giữa và trụ.
+ Cảm giác: mất cảm giác ở mặt trong cánh tay và cẳng tay.
- Tổn thương thân nhì sau (gọi là tổn thương thân quay-mũ):
+ Vận động: liệt cơ tam đầu, các cơ duỗi bàn tay và ngón tay, cơ ngửa dài và cơ den-ta.
+ Phản xạ: phản xạ gân cơ den-ta, cơ tam đầu và phản xạ trâm quay.
+ Cảm giác: rối loạn cảm giác vùng mỏm gai, mặt sau cẳng tay và nửa ngoài mu bàn tay.
Tổn thương hoàn toàn đám rối cánh tay:
- Vận động: liệt hoàn toàn chi trên (trừ mỏm cùng vai vẫn nhấc lên được nhờ cơ thang).
- Phản xạ: mất phản xạ gân cơ den-ta, nhị đầu, tam đầu và phản xạ trâm – quay
- Cảm giác: mất cảm giác ở cánh tay, cẳng tay và bàn tay.
– Dinh dưỡng: teo cơ gian cốt, mô cái, mô út.
Nếu tổn thương kích thích liên tục, kéo dài vào đám rối thần kinh cánh tay sẽ làm bàn tay bị co quắp do các cơ, gân và bao cơ co rút lại.
Nguyên nhân thương tổn đám rối thần kinh cánh
- Chấn thương vùng vai và trên xương đòn hoặc gẫy xương đòn có thể dẫn đến tổn thương đám rối thần kinh cánh tay.
- Liệt thứ phát sau can thiệp phẫu thuật chi trên để cố định ở tư thế dạng và xoay người quá mức.
- Vết thương xuyên do đạn ở vùng dưới đòn và nách.
- Viêm đốt sống cổ (thường do lao).
- Hư khớp đốt sống cổ.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thường gặp ở các đĩa đệm C5- C6hoặc C6 – C7.
- U ở vùng mỏm ngang đốt sống cổ và xương sườn thứ nhất hay xương đòn, cũng có thể làm tổn thương các rễ thần kinh hay các thân nhất. Các u ác tính có thể là tiên phát hay di căn.
- U tuỷ cổ.
- Xương sườn cổ.
- Hẹp khe cơ bậc thang hoặc hẹp khe sườn – đòn.
Đám rối thần kinh cánh tay đi từ cổ đến chi trên trong bó mạch thần kinh cánh tay, khi qua vùng dưới đòn phải chui qua hai khe hẹp:
- Khe cơ bậc thang tạo bởi các bậc thang trước, bậc thang giữa và cực trước của sườn 1.
- Khe sườn đòn tạo bởi phần giữa của xương đòn và cực trước của xương sườn 1.
Khi có sự đè ép ở vùng trên cổ vai và vùng khe sườn đòn sẽ gây hẹp một trong hai khe kể trên và gây ra tổn thương bó mạch thần kinh cánh tay.
Điều trị.
- Tuỳ theo từng nguyên nhân thương tổn rễ đám rối hoặc dây thần kinh sống cổ để điều trị.
4.1. Điều trị nội khoa:
- Dùng các thuốc giảm đau, chống viêm (corticoid), vitamin nhóm B và liệu pháp nivalin kèm theo luyện tập.
- Kéo giãn đốt sống cổ: chỉ định kéo giãn đốt sống cổ trong trường hợp lồi đĩa đệm hoặc gai xương của đốt sống hình thành mỏm móc (Apophyse en Crochet) nằm sát các rễ thần kinh.
Tác dụng của kéo dãn cột sống:
+ Làm rộng lỗ tiếp hợp, giảm ứ máu đám rối tĩnh mạch cạnh sống bớt phù nề, qua đó làm giảm chèn ép rễ thần kinh.
+ Giãn các cơ và dây chằng cạnh sống làm giảm lực nén vào các các tổ chức thần kinh và mạch máu.
+ Đưa các khớp đốt sống về vị trí sinh lý.
+ Tăng thể tích đĩa đệm.
Dụng cụ kéo giãn cột sống cổ: đai Glisson.
- Điều trị vật lý kết hợp.
4.2 Điều trị ngoại khoa:
- Trường hợp có hội chứng sườn – cổ khi đã có biến chứng chèn ép thần kinh thì phải điều trị bằng phẫu thuật.
- Ngoài ra còn điều trị ngoại khoa trong trường hợp chấn thương gây gãy cột sống, lao cột sống gây ổ áp xe lạnh, u tuỷ cổ…
Xem thêm