CÂU HỎI
Bệnh nhân bị hở van 2 lá nào sau đây có tiên lượng tốt nhất nếu phẫu thuật tim?
A. Bệnh nhân nam, 52 tuổi, phân số tống máu 25%, suy tim độ III theo NYHA, đường kính thất trái cuối kỳ tâm trương là 60mm.
B. Bệnh nhân nam, 53 tuổi, phân số tống máu 30%, suy tim độ II theo NYHA, tăng áp động mạch phổi.
C. Bệnh nhân nam, 63 tuổi, phân số tống máu 65%, nhịp xoang, không có triệu chứng, kết quả thông tim phải bình thường.
D. Bệnh nhân nam, 66 tuổi, phân số tống máu 50%, đường kính thất trái cuối kỳ tâm trương 45mm.
E. Bệnh nhân nữ, 72 tuổi,không triệu chứng, mới xuất hiện rung nhĩ, phân số tống máu 60%, đường kính thất trái cuối kỳ tâm trương 35mm.
TRẢ LỜI
Chỉ định phẫu thuật sửa van trong hở van 2 lá phụ thuộc vào chức năng thất trái, mức độ giãn thất trái, biến chứng của hở van 2 lá mạn tính. Kinh nghiệm của phẫu thuật viên cũng như khả năng thành công sửa van cũng rất quan trọng. Chiến lược điều trị hở van 2 lá mạn tính nặng phụ thuộc vào triệu chứng, chứng năng thất trái, kích thước thất trái, biểu hiện của các biến chứng như tăng áp động mạch phổi, rung nhĩ. Khi chức năng thất trái giảm nhiều (EF < 30%, kích thước thất lớn hơn 55mm), nguy cơ trong phẫu thuật, khả năng hồi phục thất trái không hoàn toàn và thời gian sống thường ngắn. Tuy nhiên, phẫu thuật sửa van nên được xem xét ở những bệnh nhân có tỷ lệ thành công trên 90%. Khi EF từ 30-60%, kích thước thất trái lớn hơn 40mm thì phẫu thuật được chỉ định dù không có triệu chứng, tiên lượng dài hạn ở những bệnh nhân này thường tốt. Đợi đến khi thất trái giảm chức năng nhiều thì thất trái sẽ tái cấu trúc và không có khả năng hồi phục. Tăng áp động mạch phổi và rung nhĩ là dấu hiệu nặng của hở van 2 lá. Đối với bệnh nhân không triệu chứng, chức năng và kích thước thất trái bình thườg thì biểu hiện của tăng áp động mạch phổi và rung nhĩ mới được phân nhóm Iia để chỉ định phẫu thuật sửa van.
Đáp án: D.