Mục lục
Tên khoa học:
Asparagus cocjinchinensis (Lour.) Merr. Họ khoa học: Hành Tỏi (Liliaceae).
Tên khác: Thiên môn đông
Tên tiếng Trung: 天冬
Mô Tả:
Dây leo, sống lâu năm, dưới đất có rất nhiều rễ củ mẫm hình thoi. Thân mang nhiều cành 3 cạnh, dài nhọn, biến đổi thành lá giả hình lưỡi liềm. Lá thật rất nhỏ, trông như vẩy. Mùa hạ ở kẽ lá mọc hoa trắng nhỏ. Quả mọng, khi chín màu đỏ (cũng có cây, quả khi chín màu tím đen).
Mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi.
Thu hoạch:
Tháng 10 – 12 ở những cây đã mọc trên 2 năm. Đào về, ruẳ sạch, đồ chín, rút lõi, phơi hoặc sấy khô.
Phần dùng làm thuốc:
Củ rễ (Radix Aspargi). Loại béo mập, cứng, mịn, mầu trắng vàng, hơi trong là loại tốt. Củ dài, gầy, mầu nâu vàng, không sáng là loại vừa.
Mô tả dược liệu:
Củ hình thoi, tròn dài, hai đầu nhỏ nhưng tầy, dài 6-20cm. Mầu trắng vàng hoặc nâu, vàng nhạt, có chất dầu hơi trong. Mặt ngoài có vằn dọc nhỏ hoặc rãnh dọc. Khi khô, chất cứng nhưng dòn. Chưa khô thì chất mềm, dính, chỗ vết bẻ như chất sáp, mầu trắng vàng, hơi trong, giữa có nhân trắng, không trong. Vị ngọt, hơi đắng (Dược Tài Học).
Nguồn gốc:
Đây là rễ củ khô của cây thiên đông thuộc loài thực vật họ bách hợp. Sản xuất chủ yếu ở Qui Châu, Tứ Xuyên, Quảng Tây v.v… Các nơi khác như Hồ Bắc, Triết Giang, Giang Tây cũng có.
Phân biệt tính chất, đặc điểm:
Đây là những miếng mỏng thái vát, to nhỏ không đều, không có vỏ ngoài, màu vàng trắng hoặc màu be vàng nhạt. Bề mặt có vân nhăn rảnh, có thể thấy rõ phần gỗ màu trắng vàng nhạt ở giữa. Riềm chung quanh mặt cắt không đồng đều, như có chất keo, lớp vỏ trong rõ rệt, trung tâm có lõi gỗ, màu vàng trắng, già nửa có dạng trong suốt, chất mềm, tron, vị ngọt hơi đắng. Sau khi nhúng vào nước sôi sờ tay vào thấy dính. Loại nào to con, màu trắng vàng, nửa trong suốt là loại tốt.
Bào chế:
+ Cạo vỏ, bỏ lõi, đồ chín, phơi khô, tẩm rượu 1 đêm, đồ lại, phơi khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Rửa sạch, bỏ lõi, thái phiến, phwoi khô để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Rửa sạch, bỏ lõi, ủ mềm, thái phiến, phơi khô (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Đậy kín, phòng ẩm, phòng độc.
Thành phần hóa học:
+ Yamogenin, Diosgenin, Sarsasapogenin, Smilagenin, Xylose, Glucose, Rhamnose (Hắc Liễu Chính Điển, Nhật Bản Dược Học Hợp Quyển 107, Trung Y Trung Dược Thủ Sách 1988, 10 (1): 56).
+ Sucrose, Ologosaccharide (Tomoda Masashi và cộng sự, Chem Pharm Bull 1974, 22 (10): 2306).
+ 5-Methoxymethyl fùrural, beta-Sitosterol 5
+ Citrulline, Asparagine, Serine, Threonine, Proline, Glycine, Alanine, Valine, Methionine, Leucine, Isoleucine, Phenylalanine, Tyrosine, Aspartic acid, Glutamic acid, Histidine, Lysine 6,7
+ Asparagi Cochinchinensisne, b-Sitosterol, Smilagenin, 5-Methoxymethylfùrural, Rhamnose (Trung Dược Học).
+ Trong Thiên môn có acid Amin, chủ yếu là Asparagin, thủy phân trong nước sôi cho Aspactic acid và Amoniac. Ngoài ra, còn có chất nhầy, tinh bột, Sacarosa (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tác dụng dược lý:
- Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Thiên môn có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn A và B, Phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn bạch cầu (Trung Dược Học).
- Tác dụng chống khối u: Nước sắc Thiên môn có tác dụng ức chế Sacroma –180 và Deoxygenase của tế bào bạch cầu ở chuột nhắt bị viêm hạch bạch huyết cấp hoặc viêm hạt bạch huyết mạn (Trung Dược Học).
- Nước sắc Thiên môn có tác dụng giảm ho, lợi tiểu, thông tiện, cường tráng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
- Theo các nghiên cứu hiện đại, dược liệu hàm chứa các chất thiên môn đông tố, chất dính, cốc tai thuần B, các thành phần phun-ma-rin, chất nhem, chất nhớt v.v… Có tác dụng chống khuẩn, chống ung thư, diệt ruồi, diệt muỗi.
Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, tính rất hàn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị ngọt, đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh thủ Thái âm Phế, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Vào kinh Phế, thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+ Bảo định Phế khí, khu hàn nhiệt, dưỡng cơ bì, ích khí lực, lợi tiểu tiện (Biệt Lục).
+ Thông Thận khí, trừ nhiệt, chỉ tiêu khát, khử nhiệt trúng phong (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trấn Tâm, nhuận ngũ tạng, ích bì phu, bổ ngũ lao, thất thương (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Chủ trị:
+ Trị hư lao, người gìa suy nhược, gầy ốm, âm nuy, điếc, mắt mờ (Thiên Kim phương).
+ Trị phế khí ho nghịch, suyễn, phế nuy sinh ra nôn ra mủ, ghẻ nước (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trị ho lao, lao phổi, ho ra máu, khát nưóc do bệnh ở thượng tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Phế không có hư hỏa mà lại có hàn đàm hoặc đàm ẩm: cấm dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Những cấm kỵ trong khi dùng thuốc:
Những người tỳ vị hư nhược, ăn ít, ỉa lỏng, ho vì bị ngoại cảm phong hàn, đều phải kiêng không được dùng.
Theo “Dược phẩm vựng yếu”
Còn gọi là Diện cức
Khí vị:
Vị đắng ngọt, tính rất hàn, không độc, thuộc loại âm dược, giáng xuông, vào kinh Thủ thái âm và Túc thiếu âm, Địa hoàng, Bối mẫu làm sứ, sợ cá Trắm, cá Chày, cá Chép. Dùng Thiên môn rửa mặt rất sạch.
Chủ dụng:
Bổ hư tổn hao thương, mạnh tinh tủy, nhuận tạng khí, đẹp nhan sắc, tươi da dẻ, giải khát, trừ phiền, tiêu đờm, khỏi ho, giữ gìn khí của Phế không bị nhiệt tà quấy rối, thông khí của Thận, trừ được chứng nhiệt lâm, ngăn huyết nhiệt đi bừa bãi, nhuận phân táo bế kết, ung nhọt mọc ở Phế, Phế nuy thổ ra máu mủ, có thể cứu vãn. Vị đắng thì tiết trệ huyết, vị ngọt thì giúp chân nguyên, tính hàn thì lui được hỏa tà ở Phế, ba điều đó là công dụng của Thiên môn. Lại có thuyết nói: là vị thuốc quý để nhuận Phế, Phế đã nhuận thì 5 tạng đều nhuận. Phàm chứng tinh khô, huyết táo dùng rất thích hợp. lại có thể trừ được mọi chứng phong thấp mạnh, nhiệt độc tê liệt một bên, chứng phong chạy lung tung.
Hợp dụng:
Cùng với Nhân sâm, Hoàng kỳ sắc uống là thuốc định hư suyễn rất hay. Nấu cao với Gừng tươi, mật Ong là thuốc thánh để phá đờm ngoan cố
Cấm kỵ: Vì tính nó chuyên tiết ra mà không thu lại nên chứng trung hàn, hàng hoạt thì kiêng dùng. Vì thế có câu: Người nhiệt thuộc hư thì thần diệu, người hàn thuộc hư thì chớ dùng.
Cách chế:
Ngâm nước sôi, bỏ vỏ và ruột, sấy nóng rồi mang ra chỗ gió mát, làm như thế 2-3 lần tự nhiên khô, không tổn hại đến dược lực.
Nhận xét:
Thiên môn có tác dụng thanh Kim, giáng hỏa, ích cho Thận, cho nên thông được khí của Thận, lại tư bổ Thận, chủ của 5 thứ dịch, dịch ráo thì đông lại thành đờm, được thuốc nhuận thì Phế không khô, Vị ráo thì đờm tự nhiên tiêu. Bởi vì Mạch môn thanh Tâm để bảo Phế, Thiên môn giúp Thủy để nuôi Phê, một đăng cứu ở trên, một bên giúp ở dưới, nhưng đều là bảo hộ Phế cả, có điều có trên dưới hàn nhiệt khác nhau. Cho nên đờm của thấp thổ thì Bán hạ làm chủ, đờm do táo hỏa thì Thiên môn làm chủ, Nếu Tỳ Vị hư hàn mà uống lâu hoặc uống đơn độc thì tất sinh chứng hoạt tràng, tiêu lỏng thành cố tật không chữa khỏi.
GIỚI THIỆU THAM KHẢO
“Hòa tể cục phương”
Bài Cam lộ ẩm
Thục địa 12g, Thạch hộc 15g, Sinh địa 12g, Chỉ xác 10g, mạch môn 12g, Thiên môn 12g, Tỳ bà diệp 12g, Hoàng cầm 10g, Nhân tràn 10g, Cam thảo 5g.
Sắc, chia uống vài lần trong ngày.
Chữa trong Vị có nhiệt tà ân náu, chân răng sưng loét ra mũ máu, mặt simg đỏ đau, miệng lưỡi phá lở, họng sưng đau, hoàng đản, phù nhẹ, ngực đầy, đoản hcri, nhị tiện bỉ kết, có lúc phát nóng.
“Y học tâm ngộ”
Bài Nhị đông thang
Thiên môn đông 8g, Mạch môn đông 12g, Thiên hoa phấn 4g, Cam thảo 2g, Hoàng cầm 4g, Tri mẫu 4g, Nhân sâm 2g, Hà diệp 4g. Sắc, chia uống 2 lần trong ngày.
Chữa Thượng tiêu nóng, khát nhiều, uống nhiều. Trên lâm sàng hiện nay dùng chữa tiểu đường.
“Chứng nhân mạch trị”
Bài Nhị đông nhị mẫu thang
Mạch môn đông 12g, Thiên môn đông 12g, Bối mẫu 8g, Tri mẫu 8g. Sắc, chia uống vài lần trong ngày.
Có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo, chỉ khái.
Chữa nội thương táo đàm, ho không dứt, hoặc Phế nhiệt thân thể phù, ho táo phiền đầy.
“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”
Bài Thanh phế thang
Hoàng cầm, Cát cánh, Tang bạch bì, Hạnh nhân, Chi tử, Thiên môn, Bối mẫu, Trần bì, Đại táo, Trúc nhự đều 6g; Bạch linh, Đương quy, Mạch môn đều 8g; Cam thảo 3-5g, Ngũ vị tử, Sinh Khương 4-5g.
Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.
Áp dung: Những người ho lâu ngày các tế bào Phổi, Khí quản trở thành chai, tiết ra nhiều đờm, đờm đặc rất khổ khạc ra, sinh họng đau, khản tiếng. Đờm có màu vàng xanh hoặc trắng. Bệnh ho này thuộc hư chứng. Các vị thuốc đều bổ âm Phế, liễm khí và ít vị tiêu đàm. Thuốc này không dùng cho bệnh mới phát, nhiệt còn nhiều.
“Y học chính truyền”
Bài Sinh huyết nhuận phu thang
Đương quy 8g, Thục địa 8, Sinh địa 8g, Hoàng kỳ 4g, Thiên môn 16g, Mạch môn 8g, Ngũ vị tử 18 hạt, Qua lâu nhân 4g, Thăng ma 4g, Hoàng cầm 4g, Hồng hoa 4g, Đào nhân 4g.
Sắc, chia uống vài lần trong ngày.
Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, mát Phế Vị, làm cho da dẻ mềm mại tươi nhuận.
“Y học trung trung tham tây lục”
Bài Trấn can tức phong thang
Ngưu tất 10g, Sinh Giả thạch 10g, Sinh Long cốt 5g, Sinh Mẩu lệ 5g, Sinh Quy bản 5g, Sinh Bạch thược 5g, Thiên môn đông 5g, Xuyên luyện từ 2g, Sinh Mạch nha 2g, Nhân trần 2g, Cam thảo 2g, Huyền sâm 5g.
Sắc, chia uống vài lần trong ngày. Có tác dụng trấn Can, tức phong.
Trị Can phong khuấy động ở trong, Can dương bốc lên, mạch huyền trường hữu lực, hoặc trên thực dưới hư, đầu mắt choáng váng, hoặc đầu đau nhức, phát nóng, mắt sưng, tai ù, hoặc trong Tim phiền nóng, hay ợ hơi, hoặc miệng mắt dần dần méo lệch, hoặc ngã mề man không biết gì.
Chứng của bài này thuộc loại nội phong, bệnh cơ của nó là Can phong dấy động ở trong, Can dương bốc lên, huyết khí cùng xung lên trên mà gây ra.
Nếu nhiều đờm có thể thêm Trúc lịch, Đởm tinh để thanh nhiệt giáng đờm.
Nếu mạch Xích bên tả hư thì thêm Thục địa, Sơn thù để bổ Thận liễm Can.
“Hiệu phỏng tân phương”-Hải Thượng Lãn Ông
Bài Tư thủy nhuận táo phương
Thục địa 2 lạng, Thiên môn 6đ, Mạch môn 6đ, Hắc phụ tử 2đ, Ngũ vị tử 20 hạt, Sữa Người 1 bát to. Các vị trên sắc xong bỏ bã, cho Sữa người vào đun sôi vài dạo, uống ấm.
Chủ trị các chứng: Tiên thiên thủy suy, tinh kiệt, Hậu thiên âm hư huyết kém, trong ngực khó chịu, đau khan, từ cổ họng đến giang môn, trong Tràng Vị đau như giao cắt, chết đi song lại. Suy rộng ra có thể chữa chứng đại tràng mất huyết táo kết và hết thảy các chứng khô cháy, cùng chứng thương hàn nóng hầm.
Phát tán mồ hôi không ra, uống vào ra ngay.
Các phương thuốc bổ dưỡng thường dùng:
Thiên đông chúc (cháo thiên đông)
Thiên môn đông 15 – 20g
Đường phèn vừa phải.
Gạo lức 50 – 100g
Thiên môn đông rửa sạch, cho vào nồi đất, cho nước vừa phải sắc lấy nước đặc, bỏ bã, đổ gạo lức đã vỏ sạch vào nấu cháo, gạo gần chín thì cho đường phèn vào, nấu tiếp khi gạo chín nhừ thì thôi.
Uống ngày 2 lần sớm, tối, uống lúc đang nóng.
Dùng cho người phế thận âm hư, dẫn tới ho khan không có đờm, khạc ra máu, đổ mồ hôi trộm, khô miệng khô hầu, khát mà không muốn uống, quá trưa thường thấy nhiệt độ hạ xuống v.v…
Thiên đông tửu (rượu thiên đông)
Thiên môn đông 60g- Rượu trắng 500ml
Thiên môn đóng rửa sạch đựng vào túi vải thắt miệng túi lại, đặt vào vò, đổ rượu trắng vào bịt kín miệng vò, mỗi ngày lắc vò 1 lần, một tuần sau thì mỗi tuần lắc vò một lần, ngâm trong 30 ngày là được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.
Dùng cho người thận âm bất túc, dễ cảm ngoại tà và chân tay tê dại, đau đớn do mạch máu mất khả năng điều hoà gây nên.
Thiên đông cao (cao thiên đông)
Thiên môn đông 100g Mật luyện 250g
Thiên môn đông rửa sạch ngâm nước, bỏ vỏ, lõi, giã nát ra lấy nước. Thêm một ít nước lã vào giã tiếp lấy nước 2, nước 3… cả thảy 5 lần. Gộp cả 5 nước vào nồi đất đun sôi, hạ nhỏ lửa sắc còn 3 phần, cho mật luyện đánh tan, cô đặc lại thành cao, đổ vào bình sứ cất đi, 7 ngày sau đem ra dùng. Ngày uống hai lần vào bữa sớm, bữa tối, mỗi lần 1 – 2 thìa canh, uống bằng nước sôi.
Dùng cho người ho khan ít đờm, uống nhiều, đái nhiều, do phế vị âm hư gây nên.
Nhị đông giáp ngủ thang (thang thuốc ba ba, thiên môn đông, mạch đông)
Ba ba 1 con – Câu kỷ tử 5g
Gia vị vừa phải – Thiên môn đông 15g
Bách hợp 10g – Mạch môn đông 15g
Chân giò muối 50g
Làm thịt ba ba, bỏ đầu, lòng ruột, đuôi, móng, rửa sạch bỏ vào nồi, cho nước đun sôi, hạ nhỏ lửa om 20 phút lấy ra, nậy bỏ mai, yếm, chặt miếng nhỏ, cho lẫn cả các vị thuốc trên vào nồi, thêm nước dùng, chân giò muối, rượu gia vị, hành, gừng, ninh tới khi thịt ba ba chín nhừ. uống thang ăn thịt.
Dùng cho người can thận âm hư sinh ra chóng mặt hoa mắt, hai gò má đỏ gay, họng háo mà đau, hay quên, tai ù, ngũ tâm phiền nhiệt, thân nhiệt thấp, đổ mồ hôi trộm, nam giới di tinh, nữ giới hành kinh lượng ít v.v…
Thôi nhũ phương (thuốc tăng sữa)
Thiên môn đông tươi 25 – 50g
Chân giò 1 chiếc
Ninh trước chân giò chừng 20 phút, cho thiên môn đông tươi vào ninh tiếp cho nhừ. Ăn chăn giò, uống thang.
Dùng cho người thiếu sữa do bị rối loạn cũng dưỡng.
Thiên môn đông hồng đường thuỷ (nước đường thiên đông)
Thiên môn đông tươi 150g
Đường đỏ vừa phải
Thiên môn đông rửa sạch bỏ vào siêu đất, cho 3 bát nước sắc lấy 1 bát rưỡi, cho đường đỏ vào đun sôi.
Uống ngày 1 lần; uống liền 3 – 5 lần sẽ có công hiệu rõ rệt.
Dùng cho người kinh nguyệt quá nhiều, đàn bà chửa sau khi mang nặng, bị xuất huyết ở âm đạo và phụ nữ bị tăng thêm tiểu diệp ở tuyến sữa.
Xuân thọ tửu (rượu xuân thọ)
Thiên môn đông, mạch môn đông, thục địa, sinh địa, sơn dược, liên nhục, táo tầu, lượng bằng nhau; cứ 210g hỗn hợp dược trên, cho 2500ml rượu, đựng trong bình kín, đun cách thuỷ, sau đó để tĩnh tại một số ngày sau mới đem ra uống. Uống liên tục tuỳ theo tửu lượng từng người. Bã rượu có thể đem chế thành viên hoàn đem uống.
Dùng cho người âm hư, tinh ít, lại cả chứng đau lưng, râu tóc sớm bạc, thần chí bất ổn định, ăn ít v.v… do tỳ yếu sinh ra. Có tác dụng làm chậm sự suy thoái sớm do âm hư tinh ít gây nên.
Thiên môn đông đồn nhục (Thiên môn đông hầm thịt)
Thiên môn đông 60g Thịt nạc 500g
Thịt nạc thái miếng, rửa sạch, bỏ vào nồi cùng với thiên món đông, cho nước vào đun sôi hầm nhỏ lửa cho tới khi thịt nhừ. Ăn thịt, uống thang.
Dùng cho người suy nhược sau khi đẻ, sữa ít, sắc mặt xanh xao…
Trường sinh cô thể tửu (Rượu cô thể trường sinh)
Nhân sâm 60g
Sinh địa 60g
Hoài sơn dược 60g
Mạch môn đông 60g
Cam câu kỷ 60g
Thiên môn đông 60g
Thục địa 60g
Liêu ngũ vị tử 60g
Rượu 2000ml
Các vị thuốc trên thái miếng, đựng vào túi vải mỏng, ngâm trong rượu, miệng bình rượu dùng lá tre nút thật chặt, đặt bình vào nồi đun cách thuỷ khoảng 30 phút, lấy bình rượu ra hạ thổ một thời gian để xuất hết hoả độc, sau đó đào lên để tĩnh tại một chỗ mà uống. Ngày uống 2 lần sớm, tối, mỗi lần uống một cốc nhỏ.
Dùng cho người khí hư, âm hư, dẫn đèn chân tay bải hoải, rất dễ mệt mỏi, lưng đau gối mỏi, tâm phiền miệng khô, tim đập hốt hoảng nhiều mộng mị, chóng mặt, râu tóc sớm bạc v.v…
Rượu này còn có tác dụng tăng sức khoẻ, dưỡng sinh, người nào thể chất lệch, khí âm bất túc, và những bệnh chứng không rõ rệt khác cũng có thể uống rượu này.
Thanh chưng thiên môn đông (Thiên môn đông hấp cách thuỷ)
Thiên môn đông tươi 60g, xé bỏ vỏ, cho vào bát hấp cách thuỷ cho chín. Pha thêm đường cho vừa, uống chia ba lần.
Dùng chữa u lành ở vú.
Thiên môn đông bối mẩu ẩm (Thuốc sắc thiên đông, xuyên bối)
Thiên môn đông 20g Đường phèn vừa phải
Xuyên bối 10g
Sắc uống ngày 1 thang.
Dùng để chữa bệnh phế hư hữu nhiệt cho người gia, ho lâu không khỏi.