Tên khác: ứ nước tiểu ở thận.

Định nghĩa

Giãn hệ thống bể thận- đài thận; bị ở một bên nếu trở ngại trong đường dẫn nước tiểu ở phía trên chỗ niệu quản đô vào bàng quang, bị cả hai bên nếu trở ngại ở phiá dưới chỗ đó.

Thận ứ mủ là thận ứ nước bị nhiễm khuẩn.

Căn nguyên

THỂ CHỨC NĂNG

  • Thận ứ nước bẩm sinh do bất thường ở chỗ bể thận đổ vào niệu quản hay hội chứng đài thận-bể thận: dị tật bẩm sinh có biểu hiện lâm sàng ở người lớn hay ở người có tuổi cao và rất có thể đi kèm với những rối loạn cơ trơn ở chỗ bể thận-đài thận
  • Thận ứ nưổc tạm thời do cơ trơn bị giãn có thể xảy ra trong khi mang thai và khi bị nhiễm khuẩn đường niệu cấp tính.

TẮC Cơ học (bệnh thận có tắc nghẽn):

  • Tắc ở đài thận: sỏi, hoại tử nhú thận.
  • Tắc ở chỗ nối đài-bể thận: sỏi.
  • Xơ hoá chỗ bể thận nối với niệu quản.
  • Tắc niệu quản: tắc niệu quản do sỏi là nguyên nhân thường gặp gây ứ nước thận. Xơ hoá niệu quản có thể do khối tân sinh, viêm, do phẫu thuật hay do chấn thương. Có thể do một động mạch bất thường. Xơ hoá sau phúc mạc (xem bệnh này). Các khối u trong ổ bụng hay vùng chậu có thể gây chèn ép niệu quản từ bên ngoài.

Trong trường hợp sa thận, niệu quản bị gấp khúc khi bệnh nhân đứng lên và có thể gây ra ứ nước thận cách hồi, có giãn tiểu khung, đau thắt lưng, hạ huyết áp, thiểu niệu và nôn (hội chứng Dietl).

  • Tắc niệu quản-bàng quang: xơ, phì đại, trào ngược, khối ung thư bàng quang lan rộng.
  • Tắc ở cổ bàng quang và niệu đạo: ung thư bàng quang, sỏi, ung thư hay u xơ tuyến tiền liệt, chít hẹp sau viêm hay sau chấn thương, dị tật bẩm sinh, co cứng và rôl loạn thần kinh bàng quang.

Giải phẫu bệnh: trước hết là thận và hệ thống đài thận – bể thận bị sưng và to lên. Nếu tắc kéo dài thì phần tủy thận bị teo do nhu mô thận bị chèn ép, các chức năng của ống thận và sau đó là của cầu thận bị giảm.

Triệu chứng

Ứ nước cấp ở thận thường có đau kiểu cơn đau quặn thận.

MỘT THẬN BỊ Ứ NƯỚC HOÀN TOÀN HAY KHÔNG HOÀN TOÀN: có thể không có triệu chứng hoặc có đau thắt lưng và nắn vùng thận thấy thận to.

HAI THẬN BỊ Ứ NƯỚC KHÔNG HOÀN TOÀN: đái nhiều, đái về đêm, đôi khi có cao huyết áp, tổn thương ở ống thận và kẽ thận, nhiễm acid do Ống thận, có sỏi.

HAI THẬN BỊ Ứ NƯỚC HOÀN TOÀN: thiểu niệu – vô niệu hay vô niệu, có thể tử vong nếu không tháo tắc nhanh. Khi tiểu tiện lại thì có thể đi tiểu rất nhiều, nước tiểu nhược trương nhưng có nhiều NaCl.

Xét nghiệm lâm sàng

Xét nghiệm nước tiểu có thể thấy có máu, có nhiều tinh thể cho thấy có thể có sỏi, có mảnh mô từ chỗ nhú hoại tử bong ra.

Xét nghiệm bổ sung

Chụp siêu âm đôi khi khẳng định chẩn đoán, cho thấy đài thận và bể thận bị giãn và cho phép đánh giá tình trạng nhu mô thận. Chụp đường niệu qua tĩnh mạch cho thấy bể thận, các đài thận và phần phễu bị giãn. Chụp bàng quang-niệu quản-bể thận ngược dòng trong trường hợp các kỹ thuật trên thất bại.

Chẩn đoán

Dựa vào có các cơn đau quặn thận, sờ thấy khối thận ở vùng thận và chụp siêu âm cắt lớp thấy có hình ảnh điển hình.

Chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân gây thận to: ung thư thận, thận đa nang, u buồng trứng.

Biến chứng

Nhiễm khuẩn đường niệu, đôi khi rất nặng và đột ngột, ứ mủ thận. Sỏi thận, nhu mô thận bị phá huỷ và có suy thận.

Tiên lượng: phụ thuộc vào căn nguyên và tình trạng chức năng thận. Tiên lượng tốt nếu giải quyết tắc trước khi nhu mô thận bị teo, nhất là khi một thận bị ứ nước còn thận kia vẫn nguyên vẹn.

Điều trị

Giải quyết tắc để thông đường nước tiểu. Giải quyết sỏi thận bằng mổ nội soi hay tán sỏi. Tạo hình bể thận trong trường hợp bị dị tật bẩm sinh chỗ nối bể thận- niệu quản. Có thể mổ nội soi để điều trị xơ hoá bể thận-niệu quản và xơ hoá niệu đạo (mở thông bể thận bằng nội soi, mở thông niêụ quản bằng nội soi), cắt bỏ thận nếu thận đã bị mất chức năng.

0/50 ratings
Bình luận đóng