(Rhizoma Acori graminei macrospadiceus)
Tên khác: Xương bồ – Bồ hoàng
1. Nguồn gốc, đặc điểm
Là thân rễ đã phơi khô của cây Thạch xương bồ lá to (Acorus gramineus Soland. Var. macrospadiceus Yamamoto Contr.), họ Ráy (Araceae). Thân rễ hình trụ dẹt, dài 20- 35cm, đất dài 7 – 8mm, đôi khi phân thành 2 – 3 nhánh phụ, mỗi nhánh dài 5cm, Ở mỗi đốt đều có rễ thưa và cứng; khi phơi khô có màu nâu gỉ sắt. Khi bẻ, vết bẻ có nhiều xơ. Thạch xương bồ có mùi thơm đặc trưng của Xương bồ.
Dược liệu Thạch xương bồ đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
2. Thành phần hóa học
Thân rễ Thạch xương bồ có tinh dầu, thành phần chính của tinh dầu là asaron, asaryl aldehyd; glycosid đắng là acorin và tanin.
3. Công dụng, cách dùng
Dược liệu Thạch xương bồ có tác dụng giúp têu hóa, giảm đau, lợi tiểu, giải độc sát trùng, tăng trí nhớ… Dùng chữa các chứng bệnh: đau bụng, ăn không tiêu, lỵ, ho, hen suyễn, hay quên…; dùng ngoài chữa mụn nhọt, ghẻ lở chảy nước.
4. Cách dùng :
Ngày dùng 3 – 8g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thạch xương bồ thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Lưu ý: Người âm hư, hoạt tinh, ra nhiều mồ hôi không dùng.