Tên khác: Dầu đắng – Ô dược nam – Thiên thai Ô dược

Tên khoa học: Lindera aggregata (Sim) Kosterm.

Họ: Long não (Lauraceae)

1. Mô tả, phân bố

Cây Dầu đắng thuộc loại cây nhỏ, cao từ 1 – I,5m. Cành gầy, màu đen nhạt. Lá mọc so le, phiến lá hình bầu dục, mặt trên bóng, mặt dưới có lông. Hoa màu hồng nhạt, họp thành tán nhỏ. Quả mọng, hình trứng, khi chin cỏ màu đỏ, trong chứa 1 hạt. Toàn cây có mùi thơm.

Cây mọc hoang nhiều nơi trên đất nước ta. Các tỉnh có nhiều là: Hòa Bình, Sơn Tây, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…

cay o duoc

2. Bộ phận dùng, thu hái

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Ô dược là rễ. Thu hái vào mùa đông xuân; đào lây rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, phơi khô hoặc cạo sạch vỏ ngoài, thái phiến, phơi khô.

Vị thuốc ô dược (rễ) có hình hơi cong, hình thoi, dài 6-15cm. Ô dược có mùi thơm, vị đắng, cay, gây cảm giác mát lạnh.

Dược liệu Ô dược đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).

Duoc lieu O duoc

3. Công dụng, cách dùng

Dược liệu Ô dược có tác dụng làm ấm bụng, thông khí, kích thích tiêu hóa, giảm đau. Dùng chữa các chứng bệnh: ngực bụng đau trướng, ăn uống không tiêu, đái rắt, hen suyễn, hành kinh đau bụng…

Cách dùng:

Uống: 3 – 9g/ngày, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Lưu ý: Người suy nhược, tạng nhiệt không dùng.

0/50 ratings
Bình luận đóng