Tê bì (ma mộc) là da ở chi thể hoặc ở một bộ phận nào đó không có cảm giác nữa. Bệnh chia làm hai mức tê (ma) là mức độ nhẹ là cơ phu bất nhân (da cơ không nhận biết được cảm giác), song có lúc cảm thấy khí lưu hành, bì (mộc) mức độ nặng là không biết đau ngứa, do chân khí không đến nơi đó được. Đây là một biểu hiện của rối loạn cảm giác của y học hiện đại.

Về nguyên nhân bệnh có vệ khí bị thương phong, dinh huyết bị thương hàn, cơ nhục bị thương thấp rồi đến khí hư không vận hành tốt hoặc khí trê gây bế tắc, hoặc khí huyết hư da cơ không được nuôi dưỡng tốt, hoặc có huyết chết ở trong mạch, hoặc đờm thấp vân vân.

Về cơ chế sinh bệnh, tê bì có liên quan đến dinh vệ khí huyết. Nội kinh viết: dinh khí mà hư thì da không có cảm giác, vệ khí hư thì không vận động được, (dinh khí hư tắc bất nhãn, vệ khí hư tắc bất dụng).

Tê bì do khí hư không vận hành, hoặc dương không phấn chấn.

Triệu chứng: Chân tay tê bì, mệt mỏi kém ăn, phân nhão lỏng, mạch phù nhược.

Phép điều trị: Bồi bổ trung khí.

Phương thuốc: Tứ quân tử thang (Cục phương)

Nhân sâm10gBạch truật9g
Phục linh9gCam thảo6g

Phương thuốc: Bổ trung ích khí thang (Tỳ vị luận)

Hoàng kỳ15gNhân sâm10g
Bạch truật10gCam thảo5g
Sài hồ3gĐương quy10g
Trần bì6gThăng ma3g

Ý nghĩa: Hoàng kỳ, Sâm, Bạch truật, Cam thảo để kiện tỳ ích khí. Trần bì để lý khí, Đương quy để bổ huyết, Thăng ma Sài hồ để đưa dương đi lên.

Vị thuốc Hoàng kỳ
Vị thuốc Hoàng kỳ

Tê bì vệ khí hành ở trong âm, không thể vận hành ở ngoài dương.

Triệu chứng: Toàn thân tê bì, nhắm mắt thì nặng lên, mở mắt ra thì tê bì giảm, ngày nhẹ đêm nặng, mạch huyền, sác, hư.

Phép điều trị: Kiện tỳ vận khí.

Phương thuốc: Bổ khí hòa trung thăng dương thang (Trích từ Chứng trị chỉ nam)

Như sau1.5 đồng cânHoàng kỳ3 đồng cân
Bạch truật1.5 đồng cânĐương quy2 đồng cân
Thăng ma3 phầnChích thảo8 phân
Sài hồ5 phầnBạch thược1.5 đồng cân
Thảo khấu1 đồng cânThương thuật1 đồng cân
Hoàng bá1.5 đồng cânTrạch tả1.5 đồng cân

Ý nghĩa: Sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Cam thảo để kiện tỳ, Đương quy, Bạch thược để dưỡng huyết, Trần bì Phục linh, Trạch tả để lý khí kiện tỳ. Thương truật, Hoàng bá để thanh trừ thấp nhiệt, Thăng ma, Sài hồ để đưa dương đi lên.

Tê bì do huyết hư dịch táo, vệ khí không thể vận hành được.

Triệu chứng: chân tay tê bì co quắp, duỗi khó, mạch sáp và hoãn.

Phép điều trị: Tư âm nhuận táo.

Phương thuốc: Tứ vật thang gia Hà thủ ô, Mộc qua, Kỷ tử, Tần giao để vừa tăng tác dụng bổ âm huyết của tứ vật vừa thư cân, khu phong.

Tê bì khí trệ làm tắc lạc mạch ở da cơ.

Triệu chứng: Chân tay tê nặng nề, ê ẩm xoa bóp thì dễ chịu, mạch phù sáp.

Phép điều trị: Lý khí thông lạc.

Phương thuốc: Khương phòng hành tý thang (Trích từ Thông tục thương hàn luận).

Khương hoạt1 đồng cânPhòng phóng1 đồng cân
Tần giao2 đồng cânTục đoạn2 đồng cân
Uy linh tiên2 đồng cânĐương quy2 đồng cân
Nhũ hương5 phânMột dượcõphân
Hồng hoa5 phân.

Ý nghĩa: Khương hoạt Phòng phong, Tần giao, Uy linh tiên Tục đoạn để khu phong tà thông kinh hoạt lạc, Đương quy để dưỡng huyết, Nhũ hương, Một dược, Hồng hoa để hành huyết hoạt huyết.

Tê bì do huyết chết hoặc thấp đờm.

Triệu chứng: Tê bì không có cảm giác, hoặc ấn chỗ bệnh mà không đaụ.

  • Nếu do huyết chết làm tắc lạc mạch, có mạch sáp.

Phép điều trị: Khứ ứ thông lạc.

Phương thuốc: Thân thông trục ứ thang (Y lâm cải thác).

Xuyên khung2 đồng cânĐào nhân3 đồng cân
Hồng hoa3 đồng cânĐương quy3 đồng cân
Ngưu tất3 đồng cânCam thảo2 đồng cân
Tần giao1 đồng cânKhương hoạt1 đồng cân
Một dược2 đồng cânNgũ linh chi2 đồng cân
Hương phụ1 đồng cânĐịa long2 đồng cân.

Ý nghĩa: Các vị thuốc Tân giao, Khương hoạt để khu tà, các vị thuốc để hoạt huyết hành khí khứ ư thông lạc, thông tý. Có thể thêm Đào nhân, Hồng hoa, Bồ hoàng, Tô mộc.

Nếu do thấp đờm làm tắc lạc mạch.

Triệu chứng trên song có mạch huyền hoạt.

Phương thuốc: Nhị trần thang (Trần bị, Bán hạ, Phục linh, Cam thảo) thêm Thương truật, Thiên ma, Đởm tinh, Bạch giới tử, Trúc lịch, Nước cốt gừng để tăng tác dụng trừ thấp hóa đờm. Thấp được trừ, đờm được hóa thì kinh mạch sẽ thông và hết tê bì.

Tê bì do dinh vệ bất hòa do thương phong.

Triệu chứng: Tê bì, cơ thể có tê tê, hoặc chi nền, mạch phù.

Phép điều trị: Điều hòa dinh vệ.

Phương thuốc: Quế chi thang (Thương hàn luận) gia vị.

Quế chi                     3 đồng cân    Bạch thược             3 đồng cân

Chích thảo                2 đồng cân    Sinh khương           3 đồng cân

Đại táo                      3 quả.

Ý nghĩa: Quế chi để giải cơ phát tán, đuổi phong tà, Thược dược để ích khí liễm dinh. Sinh khương để giúp Quế giải cơ, Đại táo, Cam thảo để ích vị điều hòa các vị thuốc thêm Hoàng kỳ để tăng vệ khí.

 

0/50 ratings
Bình luận đóng