Quả mai là bộ phận của cây mai (một loại cây cảnh quý được trưng trong ngày tết). Quả mai thường dùng làm ô mai. Nó được sử dụng thuốc chữa ho, đau cổ và nhiều chứng bệnh phiền nhiệt khác.

Trong thịt quả mai có 27% axit, caroten, vitamin c, vitamin B15 và các chất có tác dụng kích thích quá trình chuyển hóa ôxy trong tế bào, làm cho tế bào chóng hồi phục, chậm lão hóa. Năm 1968, người ta đã chiết được một chất từ cây mai có tác dụng với vi trùng lao (Mycobacterium tuberculosis).

Đông y dùng quả mai làm thuốc. Ô mai trừ phiền nóng, khô miệng, chữa ho, lỵ lâu ngày không khỏi, tê liệt, đau mình mẩy, mụn thịt thối. Bạch mai thanh nhiệt, giải độc, chữa đau cổ, sát trùng, khi dùng bỏ hột, lấy thịt sao qua.

Một số tác dụng của quả mai, ô mai: Nước ép ô mai chữa khỏi được bệnh thương hàn, phiền nóng;

  • Ô mai chữa khát, chữa đờm, chữa hư lao, nóng trong xương, nếu hòa với trà và can khương giã nhỏ, làm hoàn mà uống để chữa bệnh lỵ tái phát; chữa nghẹn, giải chất độc của cá và chất độc của lưu huỳnh.
  • Một số danh y cho rằng nếu gai đâm vào thịt, nhai bạch mai, đặt vào thì gai tự nhú ra; hoặc dùng bạch mai cầm máu, chữa kinh giản, đau cổ, băng huyết.

Một số bài thuốc đơn giản từ cây mai

  1. Băng huyết: Ô mai nhục (thịt quả) 7 quả, đốt tồn tính, tán nhỏ. Uống với nước cơm, ngày 3 lần.
  2. Đại tiện ra máu: Ô mai 3 lạng, đốt tồn tính, giấm thanh nâu thành hồ, viên bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng 20 viên, uống lúc đói, lấy nước cơm làm thang.
  3. Lỵ. Một lạng ô mai, bỏ hột, sao qua, tán nhỏ. Mỗi 1 lần uống 2 đồng cân với nước cơm.
  4. Sản hậu: Ô mai 29 quả, mạch môn 12 hạt, cho vào 2 bát nước, sắc lây 1 bắt để uống.
  5. Ho kinh niên: Ô mai nhục (sao qua), anh túc xác (bỏ gân, sao mật), hai bị bằng nhau, tán nhỏ. Lúc gần đi ngủ uống 2 đồng cân với mật.
  6. Đại tiện không thông: Lấy gốc cây mai, dài độ 1 tấc, chẻ đôi. Lấy nước sắc trong nửa giờ, uống xong hiệu nghiệm ngay.
  7. Kiết lỵ: Lấy rễ cây mai (kị sắt). Bẻ ra từng đoạn, sao vàng hạ thổ. Sắc đặc, uống độ 3 bát.

 

5/52 ratings
Bình luận đóng