Cây kỷ tử thân gỗ nhỏ, cao 1-1,5m, cành phát triển nhanh, lá thuộc loại mọc so le, hoa mọc đơn độc hay thành nhóm 3- 5 hoa ở nách lá, tràng hoa màu tía. Quả mọng dài 1-1,5cm có màu đỏ sẫm hay đỏ da cam, hình trứng, hạt nhiều hình thận. Quả kỷ tử được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Theo Đông y, quả kỷ tử có vị ngọt, hơi chua, tính bình. Tác dụng bổ can thận, hạ đường huyết, chữa liệt dương, tiêu khát, lưng và chân suy yếu, làm hạ đường huyết.
Thuốc ứng dụng:
Bài 1. Thuốc chữa bệnh liệt dương
+ Kỷ tử 15g
+ Sơn thù mục 15g
+ Phục linh 12g
+ Nhục thung dung 12g
+ Dâm hoắc hương 30g
+ Nhân sâm 12g
+ Thỏ ty tử 12g
+ Lộc nhung 6g
+ Thục địa 15g
+ Hoài sơn 15g
+ Ba kích 12g
+ Táo nhân 12g
+ Thiên môn 9g
+ Cam thảo 9g
Các vị thuốc sấy khô tán bột mịn, luyện viên với mật mía bằng hạt ngô phơi khô. Người bệnh ngày uống 3 lần trước bữa ăn, mỗi lần 20 viên với nước nóng có pha 30% rượu trắng, cần uống liền từ 15-20 ngày.
Bài 2. Thuốc chữa bệnh đau lưng, yếu mệt
+ Kỷ tử 100g
+ Hoàng tinh 100g (chế)
Cả hai thứ tán bột mịn, luyện mật mía viên bằng hạt ngô phơi khô. Người bệnh ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 viên với nước nóng pha 30% rượu trắng, cần uống liền 7-9 ngày.