Cây dừa thân trụ to, cao 15-20m, thân nhẵn có nhiều vết sẹo to do bẹ lá để lại. Lá to, có bẹ to ôm thân và một trục to mang nhiều lá chét. Buồng hoa mọc ở nách lá, lúc đầu ở trong một mo dày. Trong buồng hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới, hoa đực màu vàng, hoa cái lớn hơn hoa đực. Quả khô gồm 3 lớp vỏ, một hạt to, cây dừa được trồng khá phổ biến ở nước ta. Quả dừa cho nước để uống giải khát, cùi để ăn và làm thuốc chữa bệnh.

Cây dừa thân trụ to, cao 15-20m, thân nhẵn có nhiều vết sẹo to

Theo Đông y, cùi dừa vị ngọt, béo, tính bình, tác dụng ích khí, bổ dưỡng nhuận tràng, lợi tiểu, chữa phong thấp nhức mỏi.

Nước dừa có vị ngọt, tính mát, tác dụng giảm tiêu khát, khỏi thổ huyết, trị say nắng, làm đen tóc, chữa sỏi tiết niệu, trị sán sơ mít, chữa ỉa chảy.

Vỏ, sọ dừa vị đắng, tính bình, tác dụng cầm chảy máu mũi, ngừng nôn, giảm đau nhức.

Theo phân tích của các nhà khoa học, cùi dừa và nước dừa có các thành phần dinh dưỡng như glucose, fructose, saccharose, chất béo, chất protein, vitamin nhóm B, vitamin C và các chất potassium (K), magnesium (Mg)…

Hàm lượng potassium và magnesium trong nước dừa rất phong phú, hợp thành của nó tương tự như dịch trong tế bào, có thể sử dụng làm nước uống bổ dưỡng rất ngon miệng, chữa được chứng mất nước và làm cân bằng chất điện giải (electrolysis). Trong kháng chiến, có lúc các bác sĩ của ta đã dùng nước dừa thay cho dịch truyền để cứu thương binh.

Vỏ, sọ dừa vị đắng, tính bình, tác dụng cầm chảy máu

Thuốc ứng dụng từ quả dừa

Bài 1. Thuốc chữa giãn xương đau nhức

+ Vỏ quả dừa 200g

+ Rượu trắng 200ml

Vỏ quả dừa sao vàng, tán bột, cho vào rượu ngâm. Người bệnh mỗi lần uống 20ml rượu thuốc, trước khỉ uống lắc đều, ngày uống 2 lần trước khi ăn.

Bài 2. Thuốc chữa lở ngứa

+ Vỏ quả dừa 30g

+ Ké đầu ngựa 10g

+ Kim ngân 15g

+ Rễ cỏ tranh 10g

Các vị thuốc cho vào nồi cùng 450ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 180ml nước đặc. Người bệnh chia 3 lần uống trước bữa ăn. Cần uống liền 5 ngày.

Nước dừa có vị ngọt, tính mát, tác dụng giảm tiêu khát

Bài 3. Thuốc chữa chảy máu cam

+ Vỏ sọ dừa 100g

+ Rau má 100g

+ Ngải cứu 100g

+ Lá trắc bách diệp 30g

Rau má, ngải cứu sao vàng; vỏ sọ dừa sao cháy thành than, các vị đều tán bột. Người bệnh mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần với nước sắc lá trắc bách diệp (lá trắc bách diệp sắc lấy 300ml nước chia 3 lần uống với thuốc), uống sau khi ăn.

Bài 4. Thuốc chữa ăn không ngon miệng

+ Cùi quả dừa 30g

+ Quế chi 10g

+ Sa nhân 10g

+ Hạt sen 10g

Cùi dừa rửa sạch, thái miếng, cùng các vị thuốc cho vào nồi thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ. Khi còn 250ml nước thuốc chắt lấy nước bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước khi ăn.

Cần uống liền 5 ngày.

Bài 5. Thuốc chữa ho ra máu

+ Cùi quả dừa 30g

+ Bối mẫu 8g

+ Cát cánh 8g

+ Cam thảo 6g

+ Nước dừa non 90ml

Các vị thuốc cho vào nồi (trừ nước dừa non), thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ. Khi còn 230ml nước thuốc chắt lấy nước bỏ bả. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, sau khi ăn. cần uống liền 11 ngày, trước khi uống cho vào nước thuốc 30ml nước dừa quấy đều.

Bài 6. Thuốc chữa bệnh phù thũng

+ Cùi quả dừa 30g

+ Rau mã đề 30g

+ Mộc thông 30g

Thuốc cho vào nồi thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ. Khi còn 300ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước khi ăn. cần uống liền 21 ngày.

Dừa có tác dụng làm đẹp da

Ngoài ra Dừa còn có các công dụng sau

Làm đẹp da

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cytokinin được tìm thấy trong nước dừa giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào da. Bên cạnh đó trong nước dừa có chứa acid lauric có thể giảm thiểu sự lão hóa của tế bào da, cân bằng độ PH và giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ, làm ẩm cho da.

Vì vậy, chỉ cần áp dụng thoa nước dừa lên vùng da xấu xí mỗi tối trước khi đi ngủ có thể giúp hạn chế mụn trứng cá, nếp nhăn, vết rạn, ngứa da và eczema.

Tăng cường năng lượng

Do đặc tính dồi dào vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng hơn hẳn các thức uống khác, nước dừa là một thức uống năng lượng tuyệt vời.

Trong đó, nước dừa có chứa ít đường và hàm lượng natri ít hơn hẳn so với các nước uống thể thao khác nhưng lại có nhiều kali, canxi và chloride giúp bổ sung và nâng cao mức năng lượng của cơ thể cho bạn năng lượng tối ưu.

Sức khỏe tim mạch

Theo các nhà nghiên cứu, những nhân có huyết áp cao thường có mức độ kali thấp. Vì vậy, uống nước dừa thường xuyên có thể khá hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp do nồng độ cao kali và axit lauric.

Tương tự, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nước dừa có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol, và làm cho nó là một thứ nước tuyệt vời tự nhiên để điều trị duy trì sức khỏe tim mạch.

Giảm nguy cơ mất nước

Nhờ nước dừa rất giàu kali và các khoáng chất khác nên nó điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Nó đã được dùng để điều trị chứng mất nước mỗi khi bạn bị bệnh lỵ, dịch tả, tiêu chảy, cúm và sự cân bằng chất điện phân.

Chưa kể các huyết tương tìm thấy trong nước dừa tương tự như máu của con người. Vì vậy, uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa, bye bye nhiệt miệng và nhanh chóng hồi phục cơ thể sau khi mất nước.

Có lợi cho hệ tiêu hóa

Nước dừa chứa axit lauric mà khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin. Monolaurin sẽ giúp kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa khác ở trẻ em và người lớn.

Ngoài ra, nước từ dừa đóng vai trò như một loại thuốc kháng sinh và là một phương thuốc đơn giản cho những vấn đề về đường ruột. Bạn có thể áp dụng bằng cách trộn một thìa cà phê dầu ôliu vào một cốc nước dừa và uống hàng ngày (ít nhất ba ngày/ tuần).

Đối với các vấn đề về táo bón, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa thông thường khác nên uống một cốc nước dừa ngày 2 lần.

Giảm cân

Nước dừa là một chất điện phân tự nhiên vừa giúp giải khát vừa giúp tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, nó rất có lợi cho những nhân đang đấu tranh với các vấn đề về cân nặng.

Tăng cường hệ miễn dịch

Nước dừa là một chất lỏng vô trùng ít calo và chất béo nhưng lại giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.

Một vài chất dinh dưỡng chính trong dừa nước bao gồm acid lauric, Chloride, và sắt, kali, magiê, canxi, natri, và Phospho. Trong thực tế, lượng kali có trong nước dừa gấp 2 lần lượng kali có trong chuối.

Điều này giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch, cũng như hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể.

Liều thuốc kháng vi khuẩn, chống viêm

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước dừa có tác dụng kháng vi-rút kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Những đặc điểm này khiến nước dừa có thể trợ giúp điều trị các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Chúng là thức uống giàu dinh dưỡng đã được sử dụng để điều chỉnh huyết áp, lượng đường trong máu, và mức cholesterol. Chúng cũng giúp nâng cao mức năng lượng và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể người.

Ngoài ra, nước dừa cũng khá hiệu quả để điều trị các bệnh tật cho chúng mình bao gồm cúm, dạ dày, kiết lỵ, khó tiêu, táo bón, giun đường ruột, bệnh tả, bất thường về tiết niệu, thận có vấn đề trục trặc, da khô ngứa và giảm nếp nhăn.

Những tác dụng phụ của nước dừa?

Nước dừa tươi là một trong những thức uống tự nhiên vô trùng nhất trên trái đất. Nó không có tác dụng phụ nào, trừ một số nhân dễ có phản ứng dị ứng. Nó được coi là thứ nước an toàn cho trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú.

0/50 ratings
Bình luận đóng