SÀ SÀNG
Fructus Selini
            Dược liệu là quả cây sà sàng hay còn gọi là giần sàng – Selinum monnieri L. (= Cnidium monnieri Cusson.), họ Hoa tán – Apiaceae
Đặc điểm thực vật
            Loại cỏ sống hàng năm cao 0,40-1m. Thân mềm màu xanh, có các rãnh dọc. Lá hai lần xẻ lông chim, chiều rộng của mỗi thùy 1-1,5mm, cuống lá dài 4-8cm. Bẹ lá ngắn.
            Hoa mọc thành tán kép. Vì cụm hoa nhìn từ trên xuống giống cái giần, cái sàng gạo nên còn có tên là cây giần sàng. Bao chung có ít lá bắc. Hoa nhỏ màu trắng. Quả đóng nhẵn màu vàng xẫm dài 2-5mm, rộng 1-5mm. Mỗi phân quả có 5 cạnh lồi rõ. Cây có ở nước ta, mọc dại ở các bãi hoang. Thu hái vào tháng 6-8, cắt cả cây phơi, đập lấy quả, loại tạp chất và phơi lại cho thật khô.
Thành phần hóa học
            Hàm lượng tinh dầu trong quả trên 1%. Thành phần của tinh dầu chủ yếu là l.pinen, l.camphen, bornylisovalerianat. Thành phần coumarin chủ yếu là osthol (I) ngoài ra còn có các chất sau:
            Columbianetin(=dihydroorozelol)(II) 0,035%; columbianadin (III) 0,20%; 0-acetyl columbianetin 0.021% (IV); O-isovaleryl columbianetin 0,010 % (V) ; O-iso butryl columbianetin (= cinidiadin) 0,004% (VI); archangellicin 0.0012 % (VII)
            Edultin 0,073%(VIII); 4/-isobutryloxy-0-acetyl columbianetin 0.081% (IX); isopimpinellin 0,026% (X) ; bergapten 0,097% (công thức xem phần đại cương).
(II)  R= H
(III) R=  COC(CH3)=CH(CH3)
(IV) R= COCH3
(V)  R= COCH2CH(CH3)2
(VI) R= COCH(CH3)2
(VII)  R = R1= COC(CH3)=CH(CH3)
(VIII) R= COC(CH3)=CH(CH3), R1= COCH3
(IX)    R= COCH(CH3)2, R1= COCH3
Công dụng
            Y học cổ truyền dùng làm thuốc chữa trị khí hư, viêm loét âm đạo, nam giới bị liệt dương, di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, tai ướt ngứa, lòi dom ,đau khớp, phong thấp, nhiễm trùng ngoài da. Sà sàng đã được ghi vào dược điển Việt nam.
https://hoibacsy.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt

Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

0/50 ratings
Bình luận đóng