SẢ
Tên khoa học: Cymbopogon sp.
Họ Lúa – Poaceae.
Đặc điểm thực vật
Chi Cymbopogon có chừng 120 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc các nước châu Á và châu Phi. Sả là loài cỏ sống lâu năm mọc thành bụi, rễ chùm ăn rộng cho nên kém chịu hạn và úng. Thân có đốt ngắn được bao bọc kín bởi các bẹ lá, tạo thành các tép sả. Lá hẹp như lá lúa, hai mặt và mép lá rất ráp. Độ dài của lá tuỳ theo từng loài, có thể từ 0,2 – 1,2m. Cụm hoa chuỳ, có 2 loại hoa trên cùng một cây: Hoa lưỡng tính và hoa đực.
Về giá trị kinh tế của tinh dầu, phải kể đến 7 loài chính sau đây:
1. Cymbopogon winterianus Jawitt – Sả Java- được trồng để sản xuất tinh dầu mang tên tinh dầu Sả Java, với tên thương phẩm là Citronella oil.
2. Cymbopogon nardus Rendle – Sả Srilanka- Tinh dầu có tính chất và thành phần hoá học tương tự sả Java nhưng chất lượng kém hơn.
3. Cymbopogon martinii Stapf var. Motia- Sả Hoa hồng- được trồng để sản xuất tinh dầu mang tên tinh dầu sả Hoa hồng, với tên thương phẩm là Palmarosa oil.
4. Cymbopogon martinii Stapf var. Sofia- Sả Gừng- được trồng để sản xuất tinh dầu Sả Gừng với tên thương phẩm là Gingergrass oil
5. Cymbopogon citratus Stapf. -Sả Chanh- được trồng để sản xuất tinh dầu Sả Chanh với tên thương phẩm là West Indian Lemongrass oil
6. Cymbopogon flexuosus Stapf. – Sả Dịu- được trồng để sản xuất tinh dầu Sả Dịu với tên thương phẩm là East Indian Lemongrass oil.
7. Cymbopogon pendulus (Nees ex Steud.) Wats. – Sả Tía, Sả Jammu- được trồng để sản xuất tinh dầu Sả Jammu với tên thương phẩm là Jammu Lemongrass oil
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II.
Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật