MẠCH MÔN

Radix Ophiopogonis
Mạch môn là rễ củ phơi hay sấy khô của cây mạch môn – Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker. Gawl., Họ hoàng tinh (Convallariaceae).
Đặc điểm thực vật và phân bố.

Cây thuộc thảo cao 10-40 cm. Lá mọc từ gốc, hẹp, dài, gân lá song song, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới trắng nhạt. Hoa màu lơ nhạt mọc thành chùm, quả mọng màu tím. Rễ chùm có nhiều rễ phình thành củ nhỏ hình thoi. Cây được trồng một số tỉnh ở miền Bắc. Đôi khi gặp mọc hoang. 

Thu hái, chế biến:

Rễ củ thu hoạch vào tháng 9-12 ở những cây mọc được 2 năm, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi, phơi hay sấy nhẹ cho khô.
Dược liệu hình thoi dài 2-7 cm, rộng 0,2-0,8 cm. Vị ngọt hơi đắng. 

Thành phần hoá học

– Saponin steroid: ophiopogonin A,B,C,D. ophiopogonin A,B và D khi thủy phân cho phần aglycon là ruscogenin. Cấu trúc của ophiopogonin B và D đã được xác định. Mạch đường đặc biệt được nối vào OH ở C1.
-Carbohydrat gồm có một số glucofructan và một số monosaccharid: glucose, fructose và saccharose.
– b -sitosterol, stigmasterol và b -sitosterol b -D-glucosid

Công dụng

Thuốc giảm ho, tiêu đờm, chữa táo bón, lợi tiểu.
Ngày dùng 6-20g dưới dạng thuốc sắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
0/50 ratings
Bình luận đóng