Đầu những năm 70 thế kỷ trước, trong lúc đi sưu tầm cây thuốc ở vùng Tây Bắc, tôi đang tìm cây Bổ béo, thì gặp một số người Dao đang làm nương. Thấy trong tay tôi có mẫu dược liệu, một cụ già hỏi thuốc này chữa bệnh gì? Tôi nói dùng làm thuốc ăn ngủ được, béo khỏe ra nên gọi là củ bổ béo. Chuyện trò một lúc, cụ già nói dân mình ở đây lại có thuốc cho bớt béo đi cơ. Tôi bảo cụ đùa đấy chứ đồng bào ở đây toàn người gầy thì dùng thuốc bớt béo làm gì. Thỉnh thoảng cũng có cán bộ béo nặng nề quá đấy, cụ già nói, mình đã mách cho những cán bộ đó dùng, bụng bớt to đi, còn đồng bào mình thì bụng không to nhưng tay chân sưng to, dùng cũng đỡ đi đấy. Cụ già chỉ cho tôi một dây leo cuốn, thân cây sắn, bới nhẹ lớp đất lên đã thấy có củ màu vàng, nhấm có vị đắng. Cụ bảo nó đấy, dễ sống lắm, lúc quốc đất làm nương vơ nó cùng với cỏ dại vứt lên bờ, nó lại mọc, sót một mẩu củ nào trong nương nó cũng mọc, leo lên cây sắn, chỉ làm thuốc thôi không ăn được đâu. Mình gọi nó là “bớt béo”, đùa vậy thôi, vì cán bộ đang đi tìm cây bổ béo mà, dân ở đây có người gọi nó nó là nâu vàng, vì nó hơi giống củ nâu nhưng có mầu vàng.
 Hình ảnh cây và thân rễ Nần nghệ
  Hình ảnh cây và thân rễ Nần nghệ
 Đầu những năm 70 của thế kỷ trước, tôi chưa nghĩ đến tác dụng “bớt béo” của cây thuốc mấy, vì thời đó tuyệt đại đa số dân ta gầy. Nhưng tác dụng chống sưng đau (có thể là viêm khớp) như cụ già nói thì cũng là thuốc mà tôi đang đi tìm. Cây “nâu vàng” mà cụ già đang nói tôi dễ dàng nhận ra ngay, về mặt thực vật học, nó thuộc họ củ nâu, thuộc chi Dioscorea mà tôi đã lưu ý sưu tầm qua các vùng rừng núi nước ta từ vài năm trước. Vậy là tôi sưu tầm, nghiên cứu những cây thuốc họ củ nâu đến giờ đã tròn 40 năm.
 Từ củ nâu vàng (những năm sau đó trong các công trình khoa học đăng trên tạp chí Dược học trong nước và ở Liên xô cũ tôi còn gọi là Nần nghệ, Nần Vàng, chúng tôi đã chiết xuất saponin steroid với hàm lượng khá cao.
 Những năm đầu chúng tôi chú ý nghiên cứu saponin của Nần vàng chủ yếu theo hai hướng:
 – Một là chiết xuất saponin toàn phần làm thuốc chống viêm khớp.
 – Hai là tách Diosgenin làm nguyên liệu bán tổng hợp các thuốc steroid (các nhóm này trong 4-5 thập kỷ hiện tại có tầm quan trọng ngang thuốc kháng sinh).
 Khoảng 2-3 thập kỷ nay, trong nước ta cũng như trên thế giới quan tâm nhiều đến thuốc giảm mỡ máu (do rối loạn chuyển hóa lipid), vì hàm lượng mỡ trong máu cao là nguyên nhân chính dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nghẽn mạch… gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Những loại thuốc này lúc đầu được tổng hợp từ hóa chất, về sau các nhà khoa học hướng vào nghiên cứu các thuốc có nguồn gốc thảo mộc. Cuối những năm 70 thế kỷ trước ở Liên xô cũ đã lưu hành các chế phẩm Diosponin, Polisponin làm thuốc giảm mỡ máu. Hoạt chất của các thuốc này là saponin tan trong nước chiết xuất từ Dioscorea caucasica. Đó là một loại thực vật rất gần gũi (cùng chi Dioscorea) với cây Nần vàng-Nần nghệ hay cây Bớt béo mà đồng bào Dao gọi đùa từ năm nào. Vậy là trong hành trình nghiên cứu sử dụng saponin của nâu vàng theo 2 hướng đã nói ở trên đã được bổ sung một mục tiêu nữa – nghiên cứu làm thuốc giảm mỡ máu.
 Năm 1985 tại trường Đại học y số 1 Xêtrênốp Matxcơva tôi đã bảo vệ luận án PTS trên cơ sở những nghiên cứu bước đầu cây Nần vàng (Nần nghệ) cùng 5 cây thuốc khác đều thuộc chi Dioscorea ở Việt Nam.
 Từ năm 1986 tôi đã tập trung vào hướng nghiên cứu chính là thuốc giảm mỡ máu từ cây Nần nghệ, cùng với sự cộng tác của cố giáo sư Phạm Khuê (viện lão khoa), các thầy thuốc ở bệnh viện Việt xô, PGS Hoàng Kim Huyền, cùng nhiều sinh viên và nghiên cứu sinh. Kết quả là thuốc Diosgin đã ra đời, được hội đồng nghiên cứu của trường Đại học Dược Hà Nội, ngày 30/12/1995 đánh giá xuất sắc. Sau khi sử dụng cho gần 500 người có rối loạn chuyển hóa lipid, kết quả xét nghiệm sinh hóa trên 5 chỉ tiêu về lipoprotein tromg máu cho thấy tất cả các chỉ số lipid máu đều trở lại bình thường, đặc biệt hạ rất mạnh lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và có xu hướng tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), do đó hạ được tỷ số CT/HDL (CT-cholesterol toàn phần) Đặc biệt cholesterol toàn phần trong máu của 100% người bệnh đều giảm.
 Thuốc còn có tác dụng hạ huyết áp trên hầu hết các bệnh nhân có huyết áp cao. Trong điều trị không thấy có tai biến và tác dụng xấu nào đáng kể.
 Kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy thuốc có tác dụng chống viêm mạnh (tương đương prednisolon), gần đây một số bệnh nhân bị sưng khớp sau khi dùng thuốc đã khỏi. Nghiên cứu dược lý cũng cho thấy thuốc có tác dụng điều hòa nhịp tim và có độ độc rất thấp.
 Vậy là sau 40 năm nghiên cứu chúng tôi thấy cây Nần vàng (Nần nghệ) có 3 tác dụng chữa bệnh khá rõ:
 – Một là chống viêm khớp
 – Hai là hạ cholesterol dư thừa trong máu
 – Ba là hạ huyết áp cho những bệnh nhân huyết áp cao
 Những  nghiên cứu về thành phần hóa học saponin và tác dụng dược lý-lâm sàng của saponin là cơ sở khoa học làm sáng tỏ tác dụng chữa bệnh nói trên đã được sử dụng trong dân gian từ lâu.
Kết quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipoprotein bằng thuốc Diosgin bào chế từ Nần vàng (Nần nghệ)
Số TT
Tuổi
Lipoprotein
TG
CT
LDL-C
HDL-C
CT/HDL
Li
L2
Li
L2
Li
L2
Li
L2
Li
L2
1
61
108
80
300
230
243
172
33
42
8,9
5,4
2
60
126
83
240
220
192
155
23
48
10,4
4,6
3
46
170
104
230
225
174
146
40
58
5,7
3,9
4
42
154
157
275
230
214
166
30
32
9,0
7,0
5
48
155
87
245
230
170
159
44
53
5,6
4,3
6
45
110
130
255
212
136
138
43
48
5,9
4,4
7
38
135
106
232
200
177
130
275
48
8,2
4,2
8
55
93
83
290
220
130
156
42
42
6,9
5,2
9
49
158
100
255
206
175
141
38
45
6,7
4,6
10
60′
120
120
280
176
217
107
38
45
7,2
3,9
11
57
82
100
270
235
211
137
42
45
6,4
5,1
12
32
78
92
245
135
204
132
25
45
9,8
4,3
13
56
98
113
295
250
195
210
35
37
8,4
6,7
X
114,8
104,3
263,5
217,6
195,6
150,0
35,6
45,4
7,62
4,89
S
29,36
21,77
DỤNG CỤ CHẾ BIẾN THUỐC VÀ TIÊU CHUẨN THUỐC CHÍN

1.0pt;border-left: none;border-right: solid windowtext 1.0pt;border-top: none;height: 25.9pt;padding: 0cm 2.0pt 0cm 2.0pt;width: 37.45pt" valign="top" width="50">

24,07
19,57
28,83
24,93
7,17
6,36
1,6
0,9
P
> 0,005
< 0,001
< 0,001
< 0,001
< 0,001
Ghi chú:
TG : Triglycerid
CT : Cholesterol tổng số
LDL-C       : Cholesterol tỷ trọng thấp trong lipoprotein
HDL-C       : Cholesterol tỷ trọng cao trong lipoprotein
 Với công nghệ chiết xuất và bào chế hiện đại sản phẩm Nần Vàng Tiên Thảo có thành phần chính chiết tách từ Nần vàng, được bổ sung thêm Ngưu tất và Hoa Hòe. Ngưu tất giúp Nần vàng tăng tác dụng giảm cholesterol, hạ huyết áp. Hòe hoa tăng sức bền thành mạch máu, ngăn ngừa chứng xuất huyết. Như vậy, Nần Vàng Tiên Thảo là một sản phẩm hoàn toàn có nguồn gốc thảo mộc. Từ những cây cỏ đã được sử dụng lâu đời trong dân gian và y học cổ truyền, lại được nghiên cứu khá kỹ về thành phần hoạt chất, tác dụng dược lý-lâm sàng. Sản phẩm được bào chế trong dây truyền hiện đại, dạng dùng tiện lợi mà có hiệu quả rõ ràng cho những người bệnh có dư thừa mỡ trong máu, huyết áp cao hoặc viêm khớp sưng đau.
 Chế phẩm Nần vàng
 Chế phẩm Nần vàng

TS. Lương y Nguyễn Hoàng
Các công trình nghiên cứu đã công bố
1. Nguyễn Hoàng, Lê Đình Bích, Đỗ Minh Hà: Diosgenin trong Nần nghệ, Dược học, số 2/1983
2. Nguyễn Hoàng: Nghiên cứu một số loài Dioscoreaở Việt Nam nhằm tìm nguồn nguyên liệu diosgenin. Luận án Phó tiến sĩ dược học, Liên xô 1985
3. Muravieva D.A và Nguyễn Hoàng: Động thái tích lũy diosgenin trong Dioscorea collecttii Hook.f, Farmasia (LX), số 1/1986.
4. Nguyễn Hoàng và Hà Văn Hoán: Điều tra trữ lượng cây Nần nghệ (Dioscorea collecttii Hook.f). Công trình nghiên cứu khoa học y dược, 1986.
5. Nguyễn Hoàng và Lê Đình Bích: Diosgenin trong một số loài Dioscorea ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu khoa học y dược, 1986.
6. Nguyễn Hoàng, Hoàng Tiến Bình, Nguyễn Minh Thu và Trần Thị Tuyết: Một số được điểm của dược liệu Nần nghệ và chế phẩm Diosgin. Tóm tắt các công trình nghiên cứu khoa học đại học Dược Hà Nội 1986-1990.
7. Hoàng Kim Huyền và Nguyễn Minh Thu: Khảo sát độc tính của Nần nghệ. Dược học, số 2/1991
8. Hoàng Kim Huyền, Nguyễn Minh Thu, Nguyễn Hoàng và Trần Trung Chính: Khảo sát một số tác dụng dược lý của Nần nghệ. Dược học, số 5/1991
9. Nguyễn Hoàng, Nguyễn Trung Chính, Hoàng Kim Huyền, Nguyễn Minh Thu và Nguyễn Khắc Thủy: Nhận định bước đầu tác dụng hạ các thành phần lipoprotein máu cao của Diosgin. Tạp chí y học thực hành, số 3/1992.
10. Nguyễn Hoàng Thuốc Diosgin từ Nần nghệ Dioscorea collecttii Hook.f, Đề tài nghiên cứu cấp trường, 1995
Liện hệ mua hàng: ĐT: 0989965603 hoặc đến địa chỉ phòng khám TS. Lương y Nguyễn Hoàng 22, Ngõ 1, Thọ Lão, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

0/50 ratings
Bình luận đóng