DỤNG CỤ CHẾ BIẾN THUỐC VÀ TIÊU CHUẨN THUỐC CHÍN

1. Các dụng cụ bào chế thông thường.
Các dụng cụ thông thường bao gồm:
– Bàn chải (lông, tre, đồng): 
–  Rây                                        
– Giần, sàng       
– Chõ dùng để đồ thuốc                                                 
– Dao thái (thép, đồng, tre, nứa)   
– Cóng   
– Dao cầu  dùng để thái thuốc                                           
– Chảo  dùng để sao thuốc. Chảo to có thể dùng để chưng thuốc                                        
– Dao bào
– Siêu (đất, men ) càng tốt   dùng để sắc thuốc               
– Cối, chày  dùng để tán thuốc                                
– Thuyền tán dùng để tán thuốc
Trong sản xuất công nghiệp hiện đại, các dụng cụ chế biến thuốc đang được cơ giới hoá với công nghệ cao như dùng máy nghiền, máy sàng, hệ thống chiết xuất … và nhiều sản phẩm đã mang màu sắc của thuốc hiện đại.
2. Các dạng thuốc đông dược hiện nay
 Nó bao gồm dạng bào chế ở thể rắn và dạng thuốc bào chế ở thể lỏng
2.1. Dạng thuốc ở thể rắn bao gồm 
  – Thuốc phiến  (dùng phổ biến nhất) 
  – Chè thuốc     
  – Thuốc sắc
   – Thuốc cốm  
  – Thuốc tán (thuốc bột)                      
  – Thuốc hoàn (cứng, mềm)  
  – Viên nang  (cứng, mềm)
  – Viên bao phim (có đường, không có đường) 
–  Đơn
– Thuốc đĩnh
 2.2. Dạng thuốc ở thể mềm và lỏng bao gồm :
 – Rượu thuốc   
 – Cao dán
 – Cao thuốc        
– Thuốc đạn

– Thuốc cao xoa
–  Dầu thuốc
Gần đây đã thấy xuất hiện dạng thuốc viên nén (uống, ngậm), viên nang cứng và mềm (capsul), thuốc dạng khí dung, dạng tiêm mà thành phần là dược liệu.
3. Tiêu chuẩn thuốc chín (đã chế biến)
   Thuốc chín có thể dùng điều trị trực tiếp cho người bệnh dưới dạng thuốc thang, thuốc chè và các dạng bán thành phẩm khác.
Tiêu chuẩn dựa vào cảm quan và một số chỉ tiêu:
– Kích thước: Phải hợp lý về độ dày, chiều rộng, chiều dài tuỳ thuộc vào cấu tạo và đặc tính tự nhiên của vị thuốc.
– Màu sắc, mùi vị: Phải đặc trưng cho mỗi vị thuốc, mỗi phương pháp chế biến…
– Tỉ lệ vụn nát không quá 15% so với khối lượng thuốc.
– Độ ẩm tối đa khoảng 10 – 15% (cá biệt 7% hoặc 18%)
– Tiêu chuẩn kiểm nghiệm hoá học: Theo tiêu chuẩn ngành hoặc cơ sở
Theo tổ chức Y tế  thế giới, thuốc y học cổ truyền cần có một số tiêu chuẩn sau:____________________________________________________________________________________________________________chế biến… và đặc tính tự nhiên của vị thuốc.khác.______
+ Tên khoa học cây thuốc, người và cơ sở xác định tên cây.

14.2pt">+ Bộ phận dùng;

Nơi thu hái cây thuốc (vùng sinh thái, khí hậu…);
Cơ sở chế biến khi thu hoạch;
Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, tồn dư một số chất vô cơ;
+ Về hoá học: Định tính, định lượng thành phần hoá học đặc trưng, chất điểm chỉ (hoạt chất hoặc không phải là hoạt chất).

0/50 ratings