MỸ NỮ HƠI THỞ NHƯ LAN.
Theo “Kê Chích Tập” ghi lại rằng: người cung nữ mà Hán Võ Đế yêu thích là Lệ Quyên, vì nàng có da dẻ trắng mịn như ngọc ngà, hơi thở thơm như lan. Chúng ta đều biết, mùi hương lan thoảng xa, người ta gọi đó là mùi hương vương giả, mùi hương cao nhã hoa quí, được nhiều người thưởng thức. Hơi thở của Lệ Quyên có mùi hương thoang thoảng của hoa lan, sở dĩ giành được sự sủng ái của Hán Võ Đế.
Có người nói, hơi thở của con người sao lại có mùi hương tựa như hoa lan, nhất định là có ngậm hương liệu trong miệng ! Nhưng ngậm hương liệu trong miệng là một chuyện khác, còn thơm miệng bẩm sinh lại là một chuyện khác nữa, không thể đem hai việc nhập lại mộc mà nói.
HÔI MIỆNG CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC.
Có người có chứng hôi miệng, nhìn từ góc độ trung y, đa số .là vì trường vị hợp thấp nhiệt mà gây ra chứng bệnh đó. Trong “Trực Chỉ Phương” của Dương Sĩ Dinh nói: Chứng hôi miệng, là hiện tượng nhiệt khí uẩn tích ở giữa cách mô lồng ngực, khí hương trên và từ trong miệng xung phát ra. Người trường vị thấp nhiệt, những thức ăn mà họ ăn vào hay luôn ngưng trệ trong dạ dày, sản sinh tiêu hóa kém, đồng thời dẫn đến hiện tượng chán ăn, nấc cụt, buồn nôn, táo bón, sình bụng, đau bụng.
Ngoài ra, bệnh viêm nha chu, sưng, mưng mủ cũng sẽ dẫn tới hôi miệng. Nói chung là bất luận nguyên nhân nào gây ra hôi miệng, đều nên sớm chữa trị, nhằm tránh ảnh hưởng đến việc giao tế với người khác. Thanh niên nam nữ càng nên chú ý.
Bảo Hòa Hoàn loại thuốc, thành phẩm trong thuốc Bắc, đối với loại trừ chứng hôi miệng cũng có hiệu quả khá tốt. Ngoài ra cũng có’thể sử dụng Khẩn Hương Hoàn, hoặc luôn ngậm trong miệng dược vật thơm tho hóa trọc. Nếu như hôi miệng mà rêu Ịưỡi dầy nhậy, có thể thường xuyên ngậm Hoắc hương, lá Bạc hà, sau khi nhai nhuyễn có thể nuốt luôn hoặc nhả ra. Rêu lưỡi trắng trơn mà hôi miệng, có thể ngậm Đinh hương. Thời Huệ Đế Tây Hán, các Thị tùng Lang trung lúc vào tấu chuyện lên vua là miệng luôn luôn ngậm Đinh hương….
Trong cuốn “Hán Quan Nghi” có ghi: người Thị trung Điều Tồn tuổi lớn miệng hôi, Hoàng đế đem Kế thiệt hương thưởng cho, và dặn là luôn ngậm trong miệng cho thơm, Kế thiệt hương đó chính là Đinh hương.
NHỮNG PHƯƠNG THUỐC CHỮA HÔI MIỆNG.
- TRÚC DIỆP THẠCH CAO THANG
(“Thường Hàn Luận”)
Hiệu quả:
Có thể loại trừ hôi miệng và da dẻ sần sùi.
Thành phần dược liệu:
Trúc diệp 9gam, Thạch cao 30gam, Chế Bán hạ 9gam, Mạch môn đông 18gam, Nhân sâm 5gam, Cam thảo 3gam, gạo 8gam.
Cách thực hiện:
Dùng nước sạch sắc cô tất cả dược vật trên.
Cách dùng:
Uống nước thuốc, mỗi ngày 3 lần.
Giải thích:
Phương thuốc này thích hợp cho những người khí. âm lưỡng hư kèm có vị nhiệt, thường xuyên cảm thấy có luồng khí nóng dọc theo lồng ngực hướng trên xung phát, trong lòng phiền muộn, miệng khô lưỡi ráo, tim hồi hộp, ra mồ hôi lạnh, mất ngủ hoặc mỏi mệt, da dẻ sần sùi mà miệng hôi rất nhiều. Phương này có công hiệu thanh nhiệt, sinh tân, ích khí hòa Vị, giáng nghịch cầm mửa.
Trong phương, Trúc diệp vị ngọt, tính hàn, nhập Tâm, Vị, Tiểu trường kinh, có tác dụng thanh nhiệt trừ phiền, lợi tiểu, nhất là giỏi về thanh tả tâm hỏa, có thể khiến tâm nhiệt thông qua tác dụng lợi tiểụ; từ tiểu tiện mà bài tiết ra ngoài. Thạch cao vị cay, ngọt, tính đại hàn, vào phế VỊ kinh, giỏi về thanh tả vị hỏa, có thể chữa các chứng bệnh tật về răng miệng do vị nhiệt gây ra. Hai vị thuốc trên hợp dùng, có thể thanh nhiệt trừ phiền, giải khát. Nhân sâm, Mạch môn đông đều ích khí dưỡng âm, sinh tân, có tác dụng bổ hư..
Trong đó Mạch môn đông có thể nhuận phế thanh Tâm, tả nhiệt trừ phiền, đồng thời còn dưỡng âm ích Vị, và có thể chữa trị “Hư lao khách nhiệt”, miệng khô khát nước (“Danh y biệt lục”). Ngoài ra còn có tác dụng làm đẹp khiến con người khỏe mập, đẹp, nhang sắc (“Danh y biệt lục”). Bán hạ có công hiệu hòa vị giáng nghịch cầm mửa, điều lý công năng của Vị, Cam thảo, Gạo có tác dụng điều dưỡng vị khí. Toàn phương hợp dùng, trong bổ có thanh, trong thanh có bổ, được phối hợp xác đáng. Vì phương này thanh tả vị hỏa, nên chữa khỏi chứng vị nhiệt hôi miệng.
- CAM LỘ ẨM
(“Hòa Tể Cục Phương”)
Hiệu quả:
Chữa vị nhiệt hôi miệng, lợi răng sưng lỏ và ra máu, miệng lưỡi sinh nhọt.
Thành phần dược liệu:
Sinh địa, Thục địa, Thiên Động, Mạch đông, Thạch hộc, Nhân trần, Hoàng cầm, Chỉ xác, Tỳ bà diệp, Cam thảo mỗi thứ lượng bằng nhau.
Tỳ bà diệp bỏ lông mịn. Địa hoàng bỏ đất. Thiên môn đông. Mạch đông bỏ tim, sấy qua. Thạch hộc khử lô. Sơn Nhân trần bỏ cuống. Chỉ xác bỏ ruột, sao cám. Cam thảo chích qua. Tiếp đó, đem tất cả dược vật trên cùng nghiền thành bột nhuyễn hỗn hợp.
Cách dùng:
Mỗi lần uống 7gam bột thuốc, uống sau bữa cơm hoặc trước khi đi ngủ.
Giải thích:
Phương này thích hợp với những người hôi miệng, kèm có sưng miệng hoặc lợi răng sưng tấy làm mủ, táo bón, lưỡi đỏ có văn nứt hoặc hơi lưỡi ít. Trong phương này, Tỳ bà diệp, Hoàng cầm, Nhân trần giỏi về thanh vị nhiệt khử hôi miệng. Nhị địa, Thanh hộc, Nhị đông đều tư âm giáng hỏa, chữa vị thận hư nhiệt. Chỉ xác có thể hành khí khoan trung, khiến vị nhiệt không tái sản sinh được. Phương thuốc này có tác dụng từ âm giáng hỏa, thanh tả vị nhiệt. Trung y cho rằng nguyên nhân dẫn đến hôi miệng phần nhiều là trong Vị có nhiệt hay cục bộ khoang miệng có bệnh. Bởi vì phương này vừa có thể thanh tiết hư nhiệt, lại vừa chữa các chứng bệnh răng miệng, nên có tác dụng khử hôi miệng khá tốt.
- TRẦM HƯƠNG ĐÁNH RĂNG TÁN
(“Ngự Dược Viên Phương”)
Hiệu quả:
Có thể dinh dưỡng cho râu tóc, chắc răng, đồng thời làm thơm miệng loại trừ mùi hôi.
Thành phần dừực liệu:
Trầm hương, Bạch đàn, vỏ thạch lựu (trái lựu) chua, vỏ Kha tử, Thanh diêm, Thanh đại mỗi thứ 9gam. Đương quy, Xuyên Khổ luyện, Tế tân, Hương phụ tử mỗi thứ 18gam, Mẫu Đinh hương 6gam, Tro hà diệp 3gam, Nam Nhũ hương 3gam, Long não, Xạ hương mỗi thứ 2gam.
Cách thực hiện:
Đem Thanh diêm, Thanh đại, Nam Nhũ hương, Long não riêng biệt nghiền nhỏ. Xuyên Khổ luyện sắc thành bốn miếng sấy khô. Tế tân bỏ đọt. Sau đó đem tất cả dược vật cùng nghiền thành bột mịn, trộn đều lại thành bột thuốc hỗn hợp.
Cách dùng:
Mỗi lần dùng khoảng 2gam bột thuốc, dùng thuốc đánh răng vào buổi sáng và ban đêm, sau đó dùng nước ấm súc miệng.
Giải thích:
Phương thuốc này là một phương thuốc bột đánh răng dùng để bảo kiện cho răng của cung đình đời Nguyên. Từ đó ta có thể biết được ổ thời cổ đại, con người đã rất chú trọng về hộ lý và vệ sinh hàm răng.
Phương này chủ yếu do các vị thuốc thơm tho và loại dược vật chắc răng hợp thành. Trong phương này, Trầm hương, Bạch đàn hương, Hương phụ tử, Mẫu Đinh hương, Nhũ hương, Long não, Xạ hương đều thuộc loại dược vật Tân hương. Mà Trung y cho rằng: dược vật có vị cay đều có tác dụng phát tán, hành khí, hành huyết, nên có thể thúc đẩy sự vận hành của máu, có bổ ích lớn về cải thiện sự cung cấp máu cho lợi răng. Như mọi người đều biết răng được bao bọc trong lợi răng một khi lợi răng có bệnh thì sẽ ảnh hưởng đến răng, dẫn đến răng bị lung lay thậm chí rụng răng.
Cho nên phòng chống bệnh lợi răng thì phải bắt đầu từ tác dụng chắc răng. Đương qui trong phương có thể dưỡng huyết hoặc huyết giảm đau, đồng thời có chữa chứng chảy máu cam nhiều (“Bản thảo cương mục”). Xuyên Khổ luyện, vỏ Thạch lựu đều có thể sát trùng, vỏ Thạch lựu, Kha tử đều chua, cầm máu. Hà diệp tan máu ứ, tiêu thủy thũng, ung sưng, đồng thời còn chữa chứng ói ra máu, khạc ra máu và chảy máu cam, có tác dụng cầm máu tốt, và chữa chứng đau răng. Hà diệp đem đốt thành tro có đặc điểm thu liễm, làm tăng mạnh sức cầm máu. Tế tân có công hiệu khu phong tán hàn giảm đau. Thanh diêm làm chắc răng, và chữa trị nhiều loại bệnh răng, miệng. Thanh đại thanh nhiệt giảm sưng.
Tổng hợp lại thành phương thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giảm sưng cầm máu, khu phong tán hàn, giảm đau và dưỡng huyết, hoạt huyết, làm thơm miệng khử hôi, chắc răng. Nên sau khi dùng bột thuốc này đánh răng, có thể phòng chống nhiều chứng bệnh răng, đồng thời khiến răng chắc có không dễ lung lay, làm cho trong miệng có mùi thơm, và tư nhuận râu tóc.
- THANH VỊ TÁN
(“Lan Thất Bí Tàng”)
Hiệu quả:
Chữa chứng vị nhiệt miệng hôi.
Thành phần dược liệu:
Đương quị thân 6gam, Hoàng liên 5gam, Sinh địa 12gam, Đơn bì 6gam, Thăng ma 6gam.
Cách thực hiện:
Dùng nước sạch sắc cô tất cả dược vật trên, lấy nước thuốc bỏ bã thuốc.
Giải thích:
Phương thuốc này thích hợp cho những người hôi miệng, đồng thời kèm có hiện tượng khát nước, thích uống lạnh, môi đỏ xích, lở loét miệng lưỡi, hoặc lở loét sưng đau lợi răng, và chảy máu răng, khô miệng ráo lưỡi, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch sác hữu lực. Trong phương, Hoàng liên đắng, hàn, thanh nhiệt táo thấp, tả hỏa giải độc, có thể trực tiếp thanh tả vị nhiệt. Vị là phủ của nơi khí nhiều huyết ít, vị nhiệt thường ảnh hưởng đến huyết phận, nên dùng Sinh địa, Đơn bì thanh nhiệt, hương huyết dưỡng âm. Nhất là Đơn bì giỏi về lương huyết, trị phục hỏa trong huyết (“Bản thảo cương mục”). Đương qui có thể dưỡng huyết hoat huyết, giảm sưng giảm đau. Thăng ma có tác dụng thăng tán, có thể tán uất hỏa trong vị, là dược dẫn kinh của vị kinh.
Toàn phương hợp dùng, có công hiệu thanh tuyên vị hỏa, lương huyết dưỡng âm! Vì phương này có thể thanh tuyên Vị hỏa cho nên có thể chữa Vị nhiệt xông bốc lên mà gây ra hôi miệng.
- PHƯƠNG SÚC MIỆNG THANH VỊ
(“Từ Hy Quang Tự Chư Y Phương Tuyển Nghị”)
Hiệu quả:
Có thể chữa trị vị hỏa hôi miệng, và khoan miệng lổ loét, lợi răng sưng đau, ra máu. .
Thành phần được liệu:
(Sinh) Thạch cao 24gam, Xích thược 6gam, Bạc hà 3gam, Nguyên minh phấn 3,gam, Tử hoa địa đinh 3gam, Bạch chỉ 3gam.
Cách thực hiện:
Dùng nước sạch sắc nấu tất cả dược vật trên, lấy nước thuốc, bỏ bã thuốc. .
Cách dùng:
Dùng nước thuốc súc miệng thường xuyên.
Giải thích:
Phương này là một phương thuốc súc miệng dùng chữa chứng bệnh trong miệng của Quang Tự Hoàng đế đời Thanh.
Phương thuốc này chủ yếu do những dược vật thanh vị nhiệt hợp thành. Thạch cao trong phương này có vị cay, ngọt, tính đại hàn, thanh .nhiệt tả hỏa, trừ phiền, giải khát, nhất là giỏi, về thanh tả vị hỏa. Căn cứ vào sự ghi lại trong cuốn “Bản thảo cương mục” thì Thạch cao chữa chứng đau răng do Vị hỏa gây ra, và nhọt miệng, đau cổ họng. Nguyên minh phấn tức là Mang tiêu có thể thanh nhiệt tả hỏa, giảm sưng và chữa chứng lở loét, sưng đau cổ họng, khoang miệng. Tử hoa địa đinh có thể thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng nhọt. Xích thược, Hồng hoa, Nhũ hương có thể thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết giảm đau. Trong đó, Nhũ hương còn có thể làm thơm miệng khử hôi’ (“Bản thảo cương mục”). Bồ hoàng có thể cầm máu, tiêu máu ứ (Theo (“Bản thảo cương mục”), có tác dụng hoạt huyết chỉ huyết (cầm máu). Bạch chỉ, Bạc hà đều khu phong giảm đau .
Trong đó, theo ghi lại trong “Bản thảo cương mục”, Bạch chỉ có thể chữa đau răng do phong nhiệt, và mùi hôi răng miệng. Bạc hà khiến miệng có mùi thơm và sạch (theo “Thiên kim thực liệu”. Hai vị dược vừa nói trên có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn. Từ đó biết được phương này có công hiệu thanh nhiệt giảm sưng, hoạt huyết giảm đau, lương huyết cầm máu, khu phong trừ hôi. Thường xuyên dùng phương này súc miệng, có thể phòng chống các loại bệnh tật của răng miệng, đồng thời loại trừ chứng hôi miệng khiến cho người ta khó chịu.
- PHƯƠNG SÚC MIỆNG TIÊU SƯNG CỦA QUANG TỰ
(“Từ Hy Quang Tự Chư Y Phương Tuyển Nghị”)
Hiệu quả:
Chữa chứng đau sưng lợi răng và hôi miệng.
Thành phần dược liệu:
(Sinh) Bồ hoàng 6gam, Hồng hoa 5gam, Đương qui vĩ 5gam, Một dược 6gam, Đại Thanh diêm 15gam.
Cách thực hiện:
Dùng nước sạch sắc cô tất cả dược vật trên, lấy nước thuốc, bỏ bã thuốc.
Cách dùng:
Dùng nước thuốc súc miệng thường xuyên.
Giải thích:
Trung y cho rằng, sưng đỏ đau lợi răng với nhiệt độc và cục bộ khí huyết ứ trệ có quan hệ với nhau. Bởi thế phương này lấy hoạt huyết giảm sưng làm chủ, tuyển dùng loại dược vật như Hồng hoa, Đương qui vĩ, Mộc dược có thể hoạt huyết hóa ứ giảm đau. Ngoài ra, còn chọn dùng thêm Sinh Bồ hoàng hoạt huyết giảm đau, đồng thời Đại thanh diêm thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng giảm đau. Phối hợp như thế thì có thể thanh nhiệt độc, khiến khí huyết thông suốt, nên có thể chữa khỏi chứng đỏ sưng đau Ịợi răng. Thường xuyên dùng phương này súc miệng có thể phòng chống đau sưng lợi răng và ra máu, đồng thời khử mùi hôi miệng.
- PHƯƠNG SÚC MIỆNG
(“Từ Hy Quang Tự chư Y Phương Tuyển Nghị”)
Hiệu quả:
Có thể loại trừ chứng hôi miệng và loét miệng, sưng đau răng, đau cổ họng.
Thành phần dược liệu:
(Sinh) Thạch cao 12gam, Tửu cầm 5gam, Nhẫn đông 3gam, Đơn bì 3gam, Tô Bạc hà 2gam, Xuyên tiêu 2gam.
Cách thực hiện:
Thạch cao đem nghiền thành bột nhuyễn. Tiếp đó, cho tất cả dược vật vào nồi gia thêm nước sắc cô, lấy nước uống bỏ bã thuốc.
Cách dùng:
Dùng nước thuốc súc miệng thường xuyên.
Giải thích:
Phương này là một trong những phương thuốc súc miệng dùng chữa chứng bệnh về răng, của Quang Tự Hoàng đế đời Thanh.
Phương này lấy thanh tả nhiệt của phế vị làm chủ. (Sinh) Thạch cao trong phương nhập phế, Vị nhị kinh, giỏi về thanh phế nhiệt, tả Vị hỏa, là thuốc cần dùng để chữa bệnh răng miệng. Tửu cầm tức là Hoàng cầm sao với rượu, vị dược này giỏi về thanh tiết phế nhiệt.
Theo ghi lại trong cuốn “Bản thảo cương mực” La Thiên ích nói rằng: Ngũ xú nhập phế thành mùi tanh, Hoàng cầm đắng hàn, có thể tả hỏa bổ khí mà lợi phế chữa chứng tanh hôi trong yết hầu. Ngoài ra còn chữa đờm nhiệt, nhiệt’ trong Vị (“Danh y biệt lục”). Nhẫn đông tức là Kim ngân hoa có tác dụng mạnh về thanh nhiệt giải độc, và còn công hiệu sơ tán phong nhiệt. Đơn bì có thể thanh nhiệt lương huyết, họat huyết tán ứ. Bạc hà có thể khu phong thanh nhiệt giảm đau, đồng thời có thể thơm miệng trừ hôi. Xuyên tiêu ôn trung giảm đau.
Ngoài ra, Hoàng cầm, Đơn bì, Bạc hà, Xuyên tiêu đều có tác dụng kháng khuẩn, thanh nhiệt, lương huyết giảm, dau, thơm miệng khử hôi. Cho nên dùng phương thuốc này súc miệng thường xuyên có thể phòng chống các bệnh tật trong miệng, răng và yết hầu, có thể thanh trừ tà nhiệt của Phế vị, từ đó có thể triệt tiêu trừ hôi miệng tận gốc.
- CỐ RĂNG TÁN
(“Từ Hy Quang Tự Chư Y Phương Tuyển Nghị”)
Hiệu quả:
Chắc răng, khiến răng không dễ lung lay, rụng rời, mãi không bị bệnh tặt về răng.
Thành phần dược liệu:
Thanh diêm, Xuyên tiêu, Hạn liên thảo mỗi thứ, 75gam, Khô Bạch phàn 40gam, Bạch diêm 150gam.
Cách thực hiện:
Trước tiên đem Xuyên tiêu, Hạn liên thảo sắc cô với nước, thành nước đặc còn một chung nhỏ (chung trà) nước thuốc, bỏ bã thuốc, sau đó cho thêm Thanh diêm, Bạch diêm, Khô bạch phàn vàọ, sao khô, rồi đem những vật đã sao khô nghiền thành bột nhuyễn là thành.
Cách dùng:
Dùng bột thuốc đánh răng, súc miệng.
Giải thích:
Phương thuốc này là một bí phương bảo kiện có răng của Từ Hy Thái Hậu dùng phòng chống bệnh răng.
Hàm răng có thể trực tiếp ảnh hưởng đến dung mạo con người; răng rụng, không những dự báo thời kỳ suy lão của cơ thể con người đã đến, mà còn phá hoại dung mạo khiến cho hình dáng của miệng xấu đi vì bị trũng. Bởi thế, Từ Hy Thái Hậu rất coi trọng .sự bảo kiện về răng.
Phương bí nghiệm làm chắc răng có rất nhiều, phương này là một trong những phương đó. Trong phương này, Thanh diêm, Bạch diêm, Khô bạch phàn đều là dược vật loại đá khoáng sản , và cũng là yếu dược có răng thời xưa. Thanh diêm là muối màu xanh có thể chữa răng, lưỡi ra máu (“Danh y biệt lục”), trên “Bản thảo cương mục” nói: Thanh diêm còn chữa phong nhiệt đau răng, đồng thời còn chắc răng sáng mắt. Bạch diêm có tác dụng tương tự với Thanh diêm, nhưng sức mạnh hơi kém hơn, ở những nơi không tìm được Thanh diêm, có thể dùng Bạch diêm thay thế, tác dụng vẫn tốt. Bạch Phàn (phèn chua) có thể khu phong khử nhiệt (“Đại Minh bản thảo”) chữa được nhiều loại bệnh về răng, đồng thời cứng xương lợi răng (“Thần nông bản thảo kinh”). Xuyên tiêu tức là Hoa tiêu dùng làm món rau, vì chủ yếu là nó được sản xuất ở Tứ Xuyên nên có tên gọi là Xuyên, tiêu. Xuyên tiêu có thể chữa đau sâu răng (“Bản thảo cương mục”), còn có thể làm chắc răng (“Danh y biệt lục”). Hạn liên thảo có tác dụng Tư dưỡng can thận, lương huyết cầm máu.
Trung y cho rằng, xỉ (răng) là cốt chi dư, mà thận chủ cốt. Thận âm hư, hư hỏa thượng xung, thì có thể khiến răng lung lay, chảy máu, và nhức đaụ. Hạn liên thảo lại tư thận âm, giáng hư hỏa, cộng thêm tác dụng lương huyết cầm máu, nên có thể chữa trị nhiều chứng bệnh về răng, đồng thời làm chắc răng. Tất cả bốn vị dược vật trong phương này hợp lại có công hiệu hí; thận chắc răng, lương huyết, cầm máu, khu phong giảm đau. Sau khi sử dụng phương thuốc này, có thể phòng chống các bệnh răng, khiến răng chắc có không dễ rụng rời, đồng thời còn có thể phòng chữa chứng bệnh về răng mà gây ra hôi miệng.