Phương pháp châm mặt và mũi là châm vào một số huyệt nhất định trong phạm vi vùng mặt hoặc vùng mũi để điều trị nhiều chứng bệnh. Nó phát triển từ thời cổ trên cơ sở từ sự thay đổi sắc da ở mặt mà chẩn đoán ra bệnh tật. Phương pháp này trước mắt ngoài việc chữa bệnh còn dùng trong lĩnh vực châm tê củng thu được hiệu quả tốt.

MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH LẠC, TẠNG PHỦ, TOÀN THÂN VỚI VÙNG MẶT

Căn cứ vào thiên ngũ sắc, sách Linh Khu có ghi ‘‘Vùng mặt có thể phân thành các khu vực phản ứng phân biệt của chứng bệnh các vùng ngũ tạng, lục phủ, cơ khớp”.

Bởi vậy mới nói “Ngũ sắc có quan sát các bộ phận, quan sát độ nổi chim mà biết được độ nông sâu, quan sát chỗ tốt xấu của nó mà biết thành bại, quan sát độ tán mỏng của nó mà biết được gần xa, quan sát sắc trên dưới mà biết được nơi có bệnh”. Đây chính là sự thay đổi bệnh lý trong tạng phủ, cơ khớp phản ánh ra bên ngoài ở một điểm trọng yếu. Điều đó cũng như trong học thuyết kinh lạc có ghi : “Quan sát sự phản ứng bên ngoài mà biết được trong nội tạng”. Đầu mặt ở vào vị trí quan trọng của cơ thể. Trong thiên tà khí tạng phủ bệnh hình sách Linh Khu có ghi : “12 kinh mạch, 365 lạc, khí huyết của chúng đều lên mặt rồi mới đi đến các khiếu…, tông khí đi lên rồi làm khiếu”. Trong 12 kinh mạch trừ hai kinh túc thủ thái dương trực tiếp phân bố ở đầu mặt, còn có hai kinh thủ thiếu âm tâm đi đến cổ họng lên mắt , kinh túc quyết âm can đi vào vòm họng lên đến mắt, đi ra trán và gặp đốc mạch ở chỗ cao nhất của trán , lại từ mắt đi vào trong má vòng vào trong môi, cũng lại đi đến các vùng ở mặt 12 kinh biệt sau khi phân bố ở biểu lý, tạng phủ trong cơ thể chúng đều gặp nhau và đi ra vùng mặt. Trong bát mạch kỳ kinh thì đốc mạch đi xuống trán, đến sống mũi; nhâm mạch : đi ở mặt vào mắt; mạch xung ngoài việc hợp với nhâm mạch đi ở mặt vào mắt còn xâm nhập phần dương, xuyên qua tinh tăng cường mối quan hệ giữa đầu mặt và trong ngoài toàn thân. Thông qua sự vận chuyển khí huyết ở kinh lạc mà vùng mặt và tạng phủ, cơ khớp toàn thân làm thành một chỉnh thể. Bởi vậy sự thay đổi bệnh tật trong tạng phủ, cơ khớp cơ thể phản ánh ra ở một vùng nhất định trên mặt. Cho nên châm cứu ở những bộ phận này thì có tác dụng điều trị với một số cơ quan có liên quan. Mũi ở chính giữa mặt, người xưa gọi là minh đường , trong Song thương toàn thư ghi : “Mũi ở chính giữa mặt là nơi vận hành huyết của toàn thân”. Sách Tố Vấn ghi : “Ngủ khí nhập vào mũi tàng ở tâm phế”. Từ những lời ghi trên có thể lý giải : vùng mũi có liên quan mật thiết với hoạt động của khí huyết toàn thân và tim phổi, và lại tâm thần lại có quan hệ với não. Gần đây người ta dựa vào những tài liệu xưa và thông qua lâm sàng sử dụng châm mặt và châm mũi để điều trị bệnh toàn thân. Đây là một bước phát triển lớn.

CÁC HUYỆT VÙNG MẶT (diện châm)

Vài nét về diện châm

Thiên ngũ sắc sách Linh khu có ghi lại những vùng phản ứng ở mặt, nhưng quá cổ xưa nên phải qua chú giải mới hiểu được. Ví như nói về một số vùng phản ứng giữa trán và vùng mũi : nói chung ở trên mặt thì có các huyệt họng, phê, tứ chi, tâm, can, đởm, tỳ… huyệt vùng mặt thì tham khảo lời ghi này đồng thời thông qua thực tiễn lâm sàng mà tổng kết thành. Huyệt đơn châm ở trán, mũi và chính giữa môi trên và 18 cặp huyệt ở mũi, mắt, cạnh miệng, vùng gò má và vùng má. VỊ trí cụ thể thì xem bảng và hình dưới đây.

Bộ phận (1)Tên huyệt (2)Bộ vị (3)
GiữaThủ diệnGiữa huyệt thủ diện và phế
tránYết hầuChính giũa trán
mũi,Phế (ấn đường)Giữa 2 đầu trong của lông mày
và môiTâm (sơn căn)Giữa 2 đầu trong mắt
trênCanChính giữa sông mũi, giũa điểm tâm và điểm tỳ
Tỳ (tố liêu)Đỉnh nhọn nhất ở mũi
Tử cung, bàng quang (nhân trung)Trên rãnh nhân trung 1/3 về phía trên
ĐỏmDưới sống mũi thẳng dưới khoé mắt trong. Hai bên là điểm can
VùngVịChính giũa cánh mũi lên trên, 2
cạnhbên là điểm tỳ dưới điểm đởm là
mủi,nơi gặp nhau 2 đường
mắtUng nhũ (tình minh)Cạnh khoé mắt trong, chỗ lõm
miệngngoài sông mũi
Đùi trong (địa thương)Cạnh miệng 5mm, nơi gặp nhau của 2 môi
Tiểu trưòngNgang vối huyệt can, đỏm, cạnh trong của xương quyền
Đại trường (quyền liêu)Vùng mặt quyển, phía dưới khoé mắt ngoài
Cánh tayPhía trên đằng sau xương quyền, phía sau điểm vai
TayPhía dưới đằng sau xương quyển, bên dưới điểm cánh tay
ThậnVùng má, ngang với cánh mũi
RốnVùng má, dưới điểm thận chừng 7mm
VùngLưng (thính cung)Phía trước nhĩ bình
ĐùiPhía trên chỗ gặp nhau của thùy tai và hàm dưới
Đầu gốiGiữa chỗ gặp nhau của hai dái tai và hàm dưới
Bánh chè (giáp xa)Chỗ hõm bên trên góc hàm dưới
Ống chânPhía trước của góc hàm dưới, cạnh trên xương hàm dưới
ChânPhía trước dirael ống chân, thẳng dưới khoé mắt ngoài

Các huyệt ở mặt được xác định dựa theo các khu phản ứng trên mặt ghi trong thiên ngũ sẳc (Linh Khu) và theo quyển Châm tê (NXB Nhân dân Thượng Hải, 1972).

Được áp dụng vào châm tê thành công từ tháng 8/1966 đến nay, hầu như chỉ áp dụng để châm tê trong giải phẫu.

Các huyệt ở mặt (thẳng)
Các huyệt ở mặt (thẳng)
Các huyệt ở mặt (nghiêng)
Các huyệt ở mặt (nghiêng)

CÁC HUYỆT VÙNG MŨI (ty châm)

Vài nét về tỵ châm

Thiên ngủ sắc sách Linh Khu có ghi “Minh đường (mũi) cho cốt cao dĩ khởi bình dĩ trực, ngũ tạng thứ vu trung ương, lục phủ giáp kè lương trắc…”.

Mũi là chỗ xương nhô cao nhất, ngũ tạng là chỗ quẩn trọng thứ hai, lục phủ ngang hai bên huyệt châm ở mũi là căn cứ vào nguyên tắc phân các tuyến 1,2 và 3. VỊ trí cụ thể của nó và các huyệt ở mặt có chỗ giống, có chỗ khác nhau.

Châm ở mũi được hình thành dựa theo sự liên hệ giữa mũi và các cơ quan tạng phủ theo thiên ngũ sắc (Linh Khu) và Sang dương toàn thư .

Được giới thiệu trong quyển Châm tê (NXB Nhân dân Thượng Hải, 1972). Thường dùng trong châm tê giải phẫu kể từ tháng 3/1970 đến nay.

Huyệt ở mũi
Huyệt ở mũi

BẢNG THAM KHẢO HUYỆT CHÂM TÊ Ở MŨI

Vùng mổLoại hình phẫu thuậtHuyệt dùngKỹ thuật
MổMổ tuyến giáp trạngPhế, nhĩ, yết hầuThêm điện châm
vùng cổMổ các bệnh ở giáp trạng
MổMổ tách đối giáp trạng
vùng

ngưc

Mổ tạo ống dẫn tâm bàoPhế, nhĩ, tâmHuyệt nhĩ phối hợp với điện châm
Mổ sửa ống động mạchThêm điện châm
Mổ cắt phần lớn dạPhế, nhĩ, vịThêm 2 bên điện
dàychâm
Mổ sửa lỗ hóng dạ dày
MổMổ tỳPhế, nhĩ, vị, tỳThêm điện châm
vùngMổ chữa túi mậtPhế, nhĩ, vị, đởmThêm điện châm
bụngMổ chữa xơ cứng ruộtPhế nhĩThêm điện châm
Mổ kết hạch ruộtĐại trường Tiểu trường
Mổ khe bụng, đùi, mổPhế, nhĩ, tiền âm,Thêm điên châm
phụ sản mổ tử cung, đường dẫn trứngbuồng trứng
Mổ lấy sỏi bàng quangPhế, nhĩ, tiền âm,Thêm điện châm
và niệu đạobàng quang
Mổ ống dẫn tinhPhế, nhĩ, tinh hoànThêm điện châm
Mổ xương đùiPhế, nhĩThêm điện châm
MổMổ rút đinhPhế, nhĩ, chi gãyThêm điện châm
tứMổ tái tạo chân gãyPhế, nhì, chi gãyThêm điện châm
chiMổ cắt sưng daPhế, nhĩ, đùi, đầu gối, cổKết hợp nhĩ châm và điện châm
Mổ cắt chỗ đau sưngPhế, nhĩ, đỉnh lưngThêm điện châm
Cácvùng lưng
vùng

khác

Mổ thực quản, kiểm tra vùng bụngPhế, nhĩ, ngực, tâmThêm điện châm
Mổ cắt trĩ nội,Phế, nhĩ, đại tràng, tiểu tràngThêm điện châm
Mổ đáy mắtPhế nhĩ, lưng, chi trênThêm điện châm

NGUYÊN TẮC CHỌN HUYỆT

Các huyệt ở mặt và mũi tuy khác nhau nhưng nguyên tắc chọn huyệt lại như nhau. Nay lấy các huyệt châm ở mặt làm ví dụ.

Căn cứ vào các cơ quan tạng phủ bị bệnh mà lấy huyệt tương ứng với nó, như bệnh ở tâm tạng thì lấy điểm tâm, bệnh ở vị trí từng vùng phẫu thuật mà lấy huyệt tương ứng. Ví dụ như phẩu thuật vùng bụng thì lấy huyệt rốn, mổ ruột thừa thì lấy điểm đại tràng

Căn cứ vào điểm phản ứng mà lấy huyệt: Phương pháp thăm dò điểm phản ứng phần lớn cán kim hoặc que dò huyệt ở tai tìm những khu vực tương ứng của vùng tạng phủ bị bệnh, gặp điểm đau thì chính là điểm phản ứng, cũng có thể dùng máy dò, điểm phản ứng sẽ có cảm giác đau như châm hoặc nóng. Những điểm phản ứng này thường có hiệu quả tương đối tốt.

Căn cứ vào học thuyết tạng tượng, các huyệt chọn có quan hệ sinh lý, bệnh lý với tạng khí bị bệnh thường có hiệu quả cao. Phương pháp chọn huyệt ở mặt rất quan trọng.

Ví dụ : Căn cứ vào kiến thức phế chủ bì mao, khi làm giảm đau mổ lớp da có thể phối hợp với điểm phế. Căn cứ vào nguyên lý thận chủ cốt khi phẫu thuật xương thì lấy điểm thận. Dựa vào lý luận tâm tàng thần lấy điểm tâm để tăng thêm tác dụng an thần, trấn tĩnh.

Nguyên tắc chọn huyệt ở mũi, trừ chỗ giống ở mặt khi châm tê mũi phần lớn lấy hai huyệt là nhĩ và phế sau đó mới căn cứ vào vùng phẫu thuật mà lấy thêm các huyệt khác.

BẢNG THAM KHẢO LẤY HUYỆT ĐỂ CHÂM TÊ Ở MẶT

Vùng phẫu thuậtHuyệt chínhHuyệt phôi hdp
Mô dạ dàyPhế, tâm vịTỳ
; Mổ túi mậtPhế, tâm, đởmCan
MÓ ruột thừaPhế, tâm, đại trườngDạ dày hoặc rốn
1 Mố tủ cung, ỏng dẫn I trứngPhế, tâm, tử cung hoặc thậnDạ dày hoặc rốn
Mổ bụng dưới do dính huyệtPhế, tâm, tiểu trường, rốnĐùi trong
Mủ xưưng cổ 3, đóng 1 đinh nội tủyPhế, tim, đùi, thậnĐởm

PHƯƠNG PHÁP THAO TÁC

Chọn kim số 28-32, dài 0,5-1,5 thốn, sau khi sát trùng dùng cán kim ấn rồi tiến hành châm, xem xét vùng châm có lớp da dày mỏng ra sao để xác định độ yêu cầu châm. Phân biệt góc độ ngang, xiên, thắng, đứng rồi từ từ châm đến độ sâu nhất định. Phần lớn các huyệt vùng trán, mủi, miệng đều châm xiên hoặc châm ngang. Huyệt vùng má có thể châm thẳng, đồng thời phải xem yêu cầu của huyệt để có phương pháp châm nhất định.

Sau khi châm đắc khí lưu kim từ 10-30 phút, cứ cách 5-10 phút lại vê kim một lần, nếu cần có thể dùng mai hoa châm. Sau khi châm tê ở mặt và mũi, phần lớn dùng cách vê liên tục. Tại vùng trán, mũi và cạnh mắt cũng có thể thêm điện châm để tần số từ 180-200 1/phút, để 15 phút.

Khi điều trị phần lớn lấy 10 lần châm làm một liệu trình, cách ngày hoặc hàng ngày châm một lần, giữa hai liệu trình có thể nghỉ châm 7 ngày.

CHÚ Ý

Trước khi châm phải sát trùng, nếu có nhiễm trùng phải xử lý ngay tránh dẫn đến chảy máu hoặc đau nặng.

Nên dùng cán kim tìm điểm phản ứng, điểm này giống như tìm huyệt ở tai.

Nên lấy cán kim chà khô mũi để tránh ướt làm điện trở hạ thấp xuất hiện điểm phản ứng giả.

Do vùng mũi có lớp cơ mỏng nên dùng kim ngắn tránh châm không chính xác.

Vùng mũi có lớp da tương đối nhạy cảm, khi châm phải dùng cách thích hợp để giảm đau. Đồng thời tránh châm sâu và vê mạnh để bệnh nhân có thể chịu đựng được.

Khi điện çhâm nên chú ý điều chỉnh điện từ thấp đến cao và điều độ, tránh điện lúc mạnh lúc nhẹ, lúc có lúc không.

0/50 ratings
Bình luận đóng