Loại vi khuẩn lần tràng hạt tồn tại rộng rãi trong tự nhiên, cũng là loại khuẩn cộng thê, sống gửi ở da, khoang miệng, đường tiêu hóa và trong âm đạo của người khỏe mạnh; khi cơ thể con người do một nguyên nhân nào đó sức đề kháng giảm thấp, thì có thể gây bệnh. Loại khuẩn lần tràng hạt có thể xâm nhập rất nhiều bộ phận cơ thể con người, khi nó xâm nhập đến phổi thì gọi là viêm phổi do vi khuẩn lần tràng hạt, viêm phổi loại này là một loại bệnh trực khuẩn ở bộ phận sâu.
- Đặc trưng lâm sàng
Các chứng bệnh thường xảy ở trẻ sơ sinh, như viêm phổi, lao phổi, đái đường, các bệnh về máu, dùng nhiều thuốc kháng khuẩn, các kích tố (hormone) là nguyên nhân dẫn đến chủ yếu. Đó là vì Penicillin có tác dụng kích thích quá độ sinh sôi của khuẩn tràng hạt màu trắng. Chất kháng sinh quảng phổ ức chế vi trùng trong cơ thể, khiến cho khuẩn tràng hạt mất đi sự ràng buộc của vi trùng, kích thích tố của da có thể ức chế chức năng miễn dịch trong cơ thể.
Có đầy đủ các triệu chứng và những đặc trưng viêm phổi nhánh phế quản, nhưng bệnh xảy ra từ từ, phần lớn dùng thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị mà xuất hiện viêm phổi hoặc nặng thêm, có thể sốt, ho, mạch dồn dập, đờm không màu dính đặc như keo, thỉnh thoảng có tia máu. Nghe trong phổi có âm thanh bọt nước nhỏ, vừa.
Nếu chẩn đoán nhầm mà tăng lượng kháng sinh để chữa trị, thường thường làm cho bệnh tình nặng thêm, nhưng sau khi ngừng dùng thuốc kháng sinh thì tự khỏi bệnh.
Thường đồng thời có vùng nhiễm bệnh khác bị nhiễm khuẩn tràng hạt, như bệnh viêm miệng thấy nhiều nhất, cá biệt có bệnh trực khuẩn ở da hoặc đường tiêu hóa.
X quang vùng ngực: vết đen chiếm vùng lớn. ở đáy phổi và giữa phổi, cá biệt những vết đen bằng hạt thóc, nhưng trong thời gian ngắn có thể biến hóa.
Máu: bạch cầu giảm
Trong đờm kiểm tra thấy có men và tổ chức dạng sợi trực khuan nảy mầm khuẩn tràng hạt.
Triệu chứng lâm sàng nhẹ. còn dấu hiệu X quang phổi thì nghiêm trọng; sử dụng thuốc: kháng sinh bệnh sẽ tồi tệ hơn; sử dụng thuốc kháng trực khuẩn sẽ có hiệu quả rõ rệt.
- Chữa trị
Do ứng dụng thuốc kháng sinh tràn lan và kích tố màng tuyến thượng thận, những năm gần đây, bệnh này có xu thế ngày càng tăng, biện pháp chữa trị như sau:
- Sau khi phát hiện bệnh này, cần phải ngừng việc sử dụng các chất kháng sinh, kích tố màng tuyến thượng thận và chất ức chế miễn dịch.
- Tăng cường dinh dưỡng và vệ sinh, tiến hành xử lí đối chứng và liệu pháp hỗ trợ toàn thân; chú ý bổ sung loại vitamin B, trong ăn uống về nhiệt lượng và dinh dưỡng phải đầy đủ. Chú ý cân bằng nước, chất điện giải: khi cần thiết phải truyền máu tươi để tăng cao sức miễn dịch của cơ thể.
- Ứng dụng thuốc kháng trực khuẩn
+ Amphoterccinum B: có tác dụng ức chế mạnh đối với khuẩn tràng hạt, là loại thuốc chủ yếu để chữa trị bệnh khuẩn tràng hạt nặng, nhưng tác dụng phụ của thuốc này tương đối lớn, truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch không lâu là có thể xuất hiện phản ứng sốt cao, rùng mình, nôn mửa, dùng lâu dài sẽ có tác dụng độc hại đối với gan. thận, tim. Cho nên, liệu trình không được kéo dài, nên dùng 50mg/kg/ngày. Trước hết đem thuốc này pha loãng trong 10ml nước cất, sau đó cho vào trong dung dịch đường glucose 5% – 10% pha loãng thành nồng độ 0,lmg/ml nhỏ giọt vào tĩnh mạch, truyền trong thời gian 6 – 8 giờ là hết. Khi truyền phải dùng giấy đen bọc quanh bình thuốc che kín ánh sáng.
+ Fluorouracilim: có tác dụng ức chế tốt đối với khuẩn tràng hạt, dùng riêng nó hiệu quả kém hơn Amphotercinum B, nhưng nếu hai thứ dùng phối hợp, có tác dụng hiệp trợ, thì hiệu quả tăng lên. Tác dụng phụ nhỏ hơn Amphotercinum B lưỡng tính, khi sử dụng có thể xuất hiện triệu chứng đường tiêu hóa, dùng thời gian dài, có một số ít trẻ’ có khả năng bị ức chế gan, thận, và tủy xương. Lượng dùng: 100mg/kg/ngày chia làm 3 – 4 lần để uống hoặc pha vào dịch để truyền vào tĩnh mạch.
+ Dịch tỏi: có tác dụng ức chế trực khuẩn, kháng khuẩn, tiêu viêm. Trẻ con mỗi ngày 10 – 40mg, cho vào trong dịch đường glucose 5% (nhưng pha loãng không được nhỏ hơn 4 lần) truyền vào tĩnh mạch, mỗi ngày một lần, liệu trình 2 tuần – 2-t.háng. Tác dụng phụ ít.
– Erythromycin: tác dụng -kháng khuẩn giống .như Amphotericinium B. có tác dụng ức chế tương đối tốt đối với khuẩn tràng hạt, nhưng tác dụng kháng khuẩn yếu
hơn so với Amphotericinium B, độc tính cũng tương đối nhỏ. Cách dùng: lần đầu 40 – 100 ụ/kg, mỗi lần tăng thêm 40 – 100 p/kg. tăng dần dần đến 600 – 800 μ/kg/lần. Mỗi ngày hoặc cách mỗi ngày 1 lần, truyền vào tĩnh mạch.