Ế cách, phiên vị là những bệnh do vị không bình thường; và vị khí không giáng. Phiên vị là thức ăn đã vào dạ dày rồi, xong không xuống ruột được, cho nên ăn vào buổi sáng thì buổi chiều tối nôn ra, ăn buổi chiều tối thì sớm hôm sau nôn ra.
Nam dược thần hiệu ghi: “phiên vị là chứng ăn vào mửa ra”.
Mừng giận, lo nghĩ, làm việc mệt nhọc sợ hãi không thường, thất tình đã làm hại tì vị, uất lại mà sinh đờm và khí đờm chống nhau, chỉ nghịch lên mà không hạ xuống, cho nên thức ăn uống vào rồi chúng cứ đưa ngược lên mà không chuyển vận xuống được. Gốc bệnh có 4 điều: khí hư, huyết hư, có đờm, có nhiệt. Vương thái Phó viết: thức ăn vào rồi lại đi ngược lên là không có hỏa vậy (Thực nhập phản xuất thị vô hỏa dã). Trương cảnh Nhạc viết: phiên vị là chân hỏa đã suy vi, vị hàn tì nhược, không thể tiêu hóa được thức ăn (phản vị thị chân hỏa thực vi, vị hàn tì nhược, bất năng tiêu cốc). Kim quỹ yếu lược viết: tỳ bị thương tổn không tiêu hóa được thức ăn, nên sáng ăn vào chiều lại mửa ra, chiều ăn vào sáng mửa ra thức ăn chưa tiêu, tên là phản vị (phiên vị) (tì thương tắc bất ma, triều thực mộ thổ, mộ thực triều thổ, túc cốc bất hóa, danh viết phản vị).
Mục lục
Phiên vị do tỳ vị hư hàn (thời kỳ đầu)
Triệu chứng: sau khi ăn bụng thấy trướng tức, sáng ăn chiều nôn ra thức ăn không tiêu, nôn xong thấy dễ chịu, người mệt mỏi, lưỡi nhạt, mạch tế hoãn vô lực:
Phép điều trị: Ôn trung, kiện tỳ hòa vị.
Bạch truật Sa nhân Mộc hương Trần hương Trần bì
Hương phụ Đinh hương Đậu khấu Hậu phác Bán hạ
Nhân sâm Mạch nha Thanh bì Hoắc hương Chích thảo
Phương thuốc: Đinh hương thấu cách tán (Cục phương)
Thần khúc.
Ý nghĩa: Sâm Bạch truật, Mộc hương, Hoắc hương để ôn trung kiện tỳ, Sa nhân, Đinh hương, Đậu khấu, Thần khúc, Mạch nha để giáng khí hòa vị, Thanh bì, Trầm hương để phá khí giáng khí, Hậu phác, Trần bì, Bán hạ để lý khí hóa đờm, Cam thảo để điều hòa các vị thuốc và ích khí.
Phiên vị do dương hư (Thời kỳ tiếp)
Triệu chứng: sắc mặt bệch, chân tay không ấm, lưỡi nhợt mạch trầm tế.
Phép điều trị: ích hỏa chi nguyên để ôn tỳ vận tỳ dương.
Phương thuốc: Phụ tử lý trung thang gia vị
Phụ tử 2-3 đồng cân Nhân sâm 3 đồng cân
Can khương 3 đồng cân Bạch truật 3 đồng cân
Cam thảo 3 đồng cân
thêm Ngô thù, Đậu khấu, Đinh hương, Nhục quế.
Ý nghĩa: Phụ tử, Can khương, Nhục quế để ôn trung, khu hàn, Sâm để bổ nguyên khí giúp vận hóa khí, Bạch truật để kiện tỳ, táo thấp, Cam thảo để ích khí hoà trung, Ngô thù, Đậu khấu, Đinh hương để giáng khí hòa vị.
Phương thuốc: Bát vị hoàn gia Trầm hương, Đinh hương để ích hỏa sinh thổ giáng nghịch.
Phiên vị do âm bất túc khí âm hư (giai đoạn tiếp)
Triệu chứng: Môi khô, mồm khô ráo, ỉa khó, lưỡi đỏ, nôn nhiều, mạch tế.
Phép điều trị: ích khí sinh tân, giáng nghịch hòa vị.
Phương thuốc: Đại bán hạ thang (Kim quỹ yếu lược).
Bán hạ 2 đồng cân Nhân sâm 3 đồng cân Mật trắng 1 đồng cân
Ý nghĩa: Nhân sâm để ích khí sinh tân, Mật để hòa vị Bán hạ để hóa đồm giáng nghịch chỉ nôn.
Về ăn uống: Giản minh trung y nội khoa học có ghi:
Ở bệnh nhân ế cách hoặc phiên vị, nếu uống thuốc mà đỡ thì chỉ nên dùng Nhân sâm, Trần bì, Gạo đỏ cũ (lão
hoàng mễ) làm thang uống. Một đợt 10 ngày rồi ăn cháo.
Về sinh hoạt: Kiêng giao họp 1 năm, nếu không bệnh lại phát.
Phương thuốc: của Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu, .. phiên vị)
- Dùng để chữa đàm kết, khí cách, cổ trướng, ăn nghẹn, phiên vị.
Hạt củ cải, Hạt tía tô, Hạt cải trắng trộn đều sao qua giã nát. Thịt quả sơn tra, Hương phụ.
5 vị lượng bằng nhau, tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân với nước gừng là yên.
- Chữa phiên vị sớm ăn chiều mửa, chiều ăn sớm mửa, mửa liên miên.
- Nước mía 5 chén, nước cốt gừng 1 chén, 2 thứ hòa đều, ngày uống ít một.
- Hạt sen giã, Đậu khấu mỗi thứ một ít, tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân với nước cơm vào lúc đói.
- Nước dãi con trâu (hứng lấy) 1 chén, Bột gạo nếp. Hai thứ trộn đều, nắm thành bánh, hấp trên cơm cho chửi để ăn.
Chữa phiên vị, lợm mửa nước chua.
Hạt cau khô 1 lạng, Trần bị sao 3 đồng cân, tán bột, Mỗi lần uống 1 đồng cân khi đói, hoà với 1 chén mật ong và nước sôi để uống đến lành thì thôi.