Thân thể con người cần nhiều loại dinh dưỡng, các loại dinh dưỡng lại có tác dụng khác nhau, do vậy cần phải cân bằng bữa ăn hàng ngày. Như thế nào là cân bằng bữa ăn?
Cân bằng bữa ăn là hàng ngày phải lựa chọn nhiều loại thức ăn, phối hợp phù hợp chúng với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng các loại và năng lượng đối với trẻ.
Chúng ta đều biết, thức ăn có thể chia thành 2 loại, một loại là thức ăn thuộc loại động vật, bao gồm thịt, cá, gia cầm, trứng, sữa và thực phẩm chế biến của nó. Còn một loại nữa là thức ăn thuộc loại thực vật, bao gồm ngũ cốc các loại khoai, rau quả, đậu và sản phẩm chế biến từ chúng, đường ăn và các loại rong tảo.
Chất dinh dưỡng của các loại thức ăn khác nhau cũng khác nhau: như thức ăn loại động vật, các loại đậu thì chứa protein ưu chất; rau, quả thì chứa vitamin muối khoáng và nguyên tố vi lượng; các loại ngũ cốc, các loại khoai và các loại đường thì chứa hợp chất đường. Dầu ăn thì chứa mỡ; gan, sữa, trứng chứa vitamin A, gan, thịt nạc và huyết động vật chứa sắt.
Giữa các chất dinh dưỡng đó có thể hấp thụ sắt; mỡ có thể xúc tiến hấp thụ vitamin A, D, E, K. Nguyên tố vi lượng đồng xúc tiến việc vận tải đi và cất giữ sắt ở trong cơ thể; hợp chất Carbon nước và mỡ có thể bảo hộ protein, giảm bớt sự tiêu hao của nó; còn phosphoric acid, Oxlaic acid, Phytic acid có thể ảnh hưởng sự hấp thụ Ca, Fe. Cho nên chỉ có món ăn hỗn hợp, một bữa ăn kết cấu hợp lí, mới có thể đáp ứng cho trẻ hấp thụ dinh dưỡng thức ăn được tốt.
Bữa ăn cơm hằng ngày phải đáp ứng mấy điều kiện dưới đây:
- Trong bữa ăn hàng ngày chủng loại dinh dưỡng phải phong phú bao gồm thức ăn cung cấp năng lượng (tức là protein, mỡ, và hợp chất đường); thức ăn không cung cấp năng lượng (tức là vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng và Cellulose).
- Các loại dinh dưỡng phải đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của trẻ, không được nhiều quá, cũng không được ít quá.
- Tỉ lệ giữa các chất dinh dưỡng phải thích ứng.
Như tỉ lệ cung cấp nhiệt giữa protein, mỡ, đường là 1:2,5:4, protein ưu chất phải chiếm từ 1/2 đến 2/3 tổng lượng protein, protein loại động vật chiếm 1/3. Ti lệ cung cấp nhiệt của 3 bữa ăn là: ăn sáng chiếm khoảng 30%, ăn trưa chiếm khoảng 40%, ăn tôi chiếm khoảng 25%, sau bữa trưa điểm tâm chiếm khoảng 5 – 10%.
- Thức ăn dễ tiêu hóa hấp thụ.
Có một số chất dinh dưỡng cao, lại ngon, nhưng lại không thể ăn nhiều.
- Những thực phẩm trẻ không nên ăn uống
+ Không uống trà
Trẻ sơ sinh dễ xảy ra thiếu máu do thiếu chất sắt. nếu như trong giai đoạn này mà uống trà thường xuyên thì sẽ dẫn đến chứng thiếu máu. Bơi vì trong lá trà có thành phần chất thuộc da nấu mực làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt trong rau, trong sữa. trong thức ăn đối với dạ dày đường ruột.
+ Không nên cho uống nước hoa quả.
Nước hoa quả là thực phẩm pha chế thủ công, có đường hóa học và sắc tố, hai loại thành phần này đều có hại đến cơ thể con người, riêng ở trẻ con thì chức năng giải độc của gan và chức năng thải độc của thận đều còn rất yếu, cho nên đường hóa học và sắc tố ăn vào sẽ gây hại.
+ Trẻ thơ nửa tuổi trở lại không nên ăn lòng trắng trứng.
Bởi vì đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh, thành ruột đang rất mỏng, những phân tử tương đối nhỏ của lòng trắng có thể thông qua thành ruột trực tiếp đi vào máu làm dễ dàng phát sinh phản ứng nhạy cảm đối với những phân tử albumin dị thể, phát sinh bệnh mẩn ngứa và chứng mề đay. Qua giai đoạn này, thành ruột được hoàn thiện hơn, hiện tượng xảy ra quá nhạy cảm cũng giảm bớt. Do đó trẻ 6 tháng trở xuống không nên ăn lòng trắng trứng.
+ Thức ăn quá mặn
Chức năng thận của trẻ thơ chưa phát triển hoàn chỉnh, trẻ ăn thức ăn quá mặn, ion Na dễ ứ đọng lại trong cơ thể, dễ xảy ra huyết áp cao, đặc biệt là những đứa bé mà cha mẹ có bệnh cao huyết áp thì phải hết sức lưu ý. Trẻ em từ 1 – 2 tuổi, trong thức ăn cố gắng không bỏ muối, nếu bỏ thì phải rất ít.
+ Không nên ăn nhiều mỡ động vật
Trong mỡ động vật có chứa một lượng lớn acid béo bão hòa, nếu ăn vào nhiều, loại acid béo này có thể lắng đọng lại trên thành huyết quản, làm cho trẻ em có thể mắc bệnh xơ cứng động mạch. Nếu ăn nhiều thì mỡ trong máu và Cholesterol trong máu thường tăng cao. Những trẻ em mà lịch sử gia đình có bệnh xơ cứng động mạch càng không nên ăn nhiều mỡ động vật.
+ Ăn uống nguội.
+ Ăn nhiều đường.
+ Không nên uống nước ngọt có chứa cafein
Hiện nay, nước giải khát trên thị trường kiểu Cocacola lòe loẹt, đủ kiểu, bất cứ người lớn. trẻ con đều rất thích uống. Thế nhưng trẻ con không nên uống loại này. Bởi vì trong nước uống này có chứa cafein. chai nước ngọt kiểu Cocacola 340g có chứa lg cafein trở lên, có thể dẫn đến gây hưng phấn cho hệ thống thần kinh trung khu, hô hấp tăng nhanh, nhịp tim đập nhanh, mất ngủ, ù tai. Mặc dù mỗi lần uống chỉ 1g trở xuống, do niêm mạc dạ dày bị kích thích cũng dễ xuất hiện triệu chứng trúng độc khó chịu, nôn mửa, chóng mặt, sợ hãi. đau ngực khó thở, v.v… Trẻ em mẫn cảm đối với cafein hơn nhiều so với người lớn. Cho nên không nên cho trẻ uống giải khát thức uống kiểu Cocacola.
+ Không uống nhiều mật ong
Dinh dưỡng của mật ong rất phong phú, có chứa đường glucose. fructose acid hữu cơ vitamin và nhiều loại nguyên tố vi lượng, giá trị dinh dưỡng cao. là loại sản phẩm tẩm bổ sức khỏe cơ thể cao cấp. Mật ong còn có thể tăng trí nhớ, tăng hồng huyết cầu, cải thiện chức năng sinh lí, thân thể cường tráng. Y học cho rằng, mật ong vị ngọt, tính bình, có chức năng thanh nhiệt, nhuận tràng, giải độc, bổ trung, giảm đau. uống mật ong thường xuyên có thể chữa trị các chứng viêm họng, bệnh lở loét, bí tiện mãn tính.
Theo các chuyên gia y học nghiên cứu phát hiện, trong mật ong khoảng 10 – 15% được kiểm nghiệm tìm ra trực khuẩn có trong thịt. Chức năng che chắn của đường ruột trẻ tương đối kém, độc tố của trực khuẩn này có thể thông qua .thành ruột đi thang vào huyết dịch dẫn đến trẻ bị trúng độc. Trẻ bị bệnh biểu hiện là bí tiện, sặc nước, sặc sữa, thở nhẹ yếu. Trường hợp nặng dẫn đến tử vong. Cho nên trẻ một tuổi trở xuống, không nên uống nhiều mật ong.
+ Không nên ăn những thực phẩm rán xôp
Thực phẩm rán xốp ở đây là bỏng gạo, bỏng ngô, bánh bơ rán xốp giòn. Những loại này trẻ em đều rất thích ăn. có thể người lớn cũng không biết khi ăn những thực phẩm này dễ gây ra nhiễm độc chì.
Chì rất độc hại đối với cơ thể con người. Trong cuộc họp về đề phòng trúng độc chì trên toàn cầu năm 1994 đã xác định tiêu chuẩn chẩn đoán về trúng độc chì là: Mức độ chì trong máu vượt quá hoặc bằng 0,843μmol/ 1000ml máu. Theo nghiên cứu. mức độ chì trong máu vượt quá 10 μg trong 100ml máu đối với nhi đồng là dễ xảy ra ảnh hưởng xấu, cứ tăng lên 10 μg. trí thông minh của trẻ giảm xuống 6 – 8 phần, chiều cao của trẻ giảm xuống l,3cm. Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm nhà nước quy định, cứ mỗi kg bánh ga tô. bánh ngọt hàm lượng chì không được vượt quá 0,5mg. Nhưng các thứ bỏng, xốp ngọt mà những người đem đi bán rao trên đường phố thì hàm lượng chì vượt rất xa tiêu chuẩn đó. Chì là một chất độc nguy hại nhiều mặt, chủ yếu là gây tôn hại hệ thống thần kinh, hệ thống chế tạo máu, hệ thống tiêu hóa và huyết quản. Một khi mức chì trong máu tăng cao. đứa trẻ sẽ xuất hiện vấn đề trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. như hung hăng thích đánh nhau, tính khí cáu gắt. hoặc xuất hiện nhiễm bệnh đường hô hấp, nhiễm hệ thống tiết niệu, thiếu máu.
Hiện nay, tình hình ô nhiễm chì rất nghiêm trọng, như khí thải của ôtô. sơn dầu dùng lắp đặt điều chỉnh trang thiết bị, dụng cụ học tập, đồ chơi trẻ em đã cấu thành sự uy hiếp đối với sức khỏe của trẻ em. Hệ thống thần kinh của trẻ phát triển còn chưa hoàn chỉnh, sự che chắn của huyết não chưa được kiện toàn, nhưng đường ruột của chúng có hiệu suất hấp thụ chì lại rất cao. Với trường hợp này lại thường hay ăn các thực phẩm, nỏ. bỏng, phồng, xốp hàm lượng chì cao như nói trên sẽ càng dễ dàng dẫn đến nhiễm độc chì, cho nên những người lớn trong gia đình phải cố gắng hết. sức hạn chế trẻ con ăn các thực phẩm phồng, xốp. như trên.
+ Không nên ăn đồ ngọt thường xuyên
Trẻ thích ăn ngọt, đó là bẩm sinh, vì lúc sơ sinh là thích vị ngọt, dần dần lớn lên trẻ cứ thế mà thích ăn thực phẩm có vị ngọt. Cha mẹ muốn cho con ăn được nhiều, thường bỏ ít đường trắng vào cháo. Khi cho trẻ uống thuốc, thường thưởng động viên ăn kẹo; khi trẻ ho các cha mẹ mua các thứ mứt cho con ăn, các thứ mứt hàm lượng đường rất cao. Bạn bè, người thân thường tặng quà cho trẻ, không phải kẹo thì cũng là nước giải khát điểm tâm. Như vậy, dần dần nuôi dưỡng cho trẻ một thói quen là không cho đường thì không ăn cơm. không cho đường không uống thuốc.
Chúng ta biết, trẻ sinh trưởng cần rất nhiều loại dinh dưỡng, không chỉ cần đường, mà cần nhiều thứ hơn như protein, mỡ, muối vô cơ, vitamin. Trẻ con ăn đường nhiều sẽ sinh tính lười ăn, đến bữa ăn chính không muốn ăn cơm, như vậy là ngoài đường ra, các loại dinh dưỡng khác được hấp thụ vào rất ít, gây nên ăn uống không cân bằng, ảnh hưởng nghiêm trọng sự sinh trưởng và dậy thì của trẻ.
Trẻ con thích ăn thức ăn ngọt, da trắng, người béo, cơ bắp nhão, có khi thể trọng vượt quá trọng lượng tiêu chuẩn, nhưng thân thể không chắc, béo đó là béo bệu, năng lực đề kháng kém, thường xảy ra nhiễm bệnh. Trong vòm miệng của chúng có rất nhiều vi trùng, những thức ăn ngọt có thể tồn đọng trong vòm miệng và lên men. sinh ra một lượng lớn acid hữu cơ, xâm hại lớp men bề mặt của răng và gây ra sâu răng. Cho nên trẻ em ăn đồ ngọt thường xuyên là trăm phần hại không có một phần lợi.
+ Không nên ăn Sôcôla
Sôcôla thơm ngọt, ngon miệng, rất nhiều trẻ em thích ăn. cha mẹ cũng coi Sôcôla là món quà cao cấp nên cũng chịu bỏ tiền mua cho trẻ. Thực ra, thường xuyên ăn Sôcôla rất có hại cho vấn đề sinh trưởng của trẻ.
Trong Sôcôla có 40 – 50% là đường. 40% là mỡ. hàm lượng protein chỉ chiếm có 5 – 10%, còn có Ca, Fe, cafein. Theo bromine một lượng nhỏ. Nhiệt của 1gam đường sinh ra là 5kcalo. mỗi gam mỡ sinh ra 9 kcalo. Cho nên. Sôcôla là thực phẩm có nhiệt lượng cao, loại thực phẩm này người lớn ăn vào có thể tăng thể lực, trẻ con ăn nhiều chỉ có hại. lại dễ phát phì.
Trẻ em nên thường xuyên ăn uống cân bằng, nghĩa là trẻ cần ăn nhiều loại dinh dưỡng, đặc biệt không thể thiếu loại amino acid và acid béo (bởi vì số dinh dưỡng này tự thân không thể tổng hợp được, chỉ có thể do thực phẩm cung cấp). Cơ thể cần số lượng các loại dinh dưỡng cũng khác nhau, có loại cần nhiều, có loại cần ít. Riêng Sôcôla không có chất Cellulose – chất có tác dụng rất quan trọng trong đường ruột, dưới tác dụng của nhóm khuẩn trong đường ruột có thể tổng hợp thành
nhiều loại vitamin cần thiết cúng cấp cho cơ thể con người; Cellulose trọng lượng nhỏ, thể tích lớn, chiếm một không gian tương đối lớn trong dạ dày đường ruột, cho nên nó có tác dụng giữ’chắc bụng; Cellulose có thể kích thích sự vận động của đường tiều hóa và sự phân tiết của tuyến tiêu hóa, có thể nâng cao tính muôn ăn (ngon cơm) rút ngắn thời gian lưu lại của phân ở trong đường ruột, lại có tác dụng lợi tiểu. Sôcôla không có chất Cellulose, dễ làm cho cơ thể con người có nhiều cái hại tiềm ẩn.
Do Sôcôla chứa đường, mỡ quá nhiều, hai loại thành phần này giữ cho bụng no rất lâu. Nếu như trước bữa ăn chính mà đã ăn Sôcôla. khi đến bữa cơm bình thường, trẻ em sẽ không có cảm giác đói bụng, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến trẻ chậm lớn. Ngoài ra, Sôcôla có sức dính chắc, hàm lượng đường quá nhiều, thường xuyên ăn sẽ dẫn đến sâu răng. Căn cứ vào lâm sàng cho thấy, trẻ em thường xuyên ăn Sôcôla, còn dễ bị nhiệt (thượng hỏa), xuất huyết mũi, tính khí cáu gắt, không uống “thuốc khử nhiệt” thì những chứng trạng ấy không thể tiêu trừ. Do vậy, các bậc cha mẹ cần phải khống chế trẻ con ăn Sôcôla.
+ Không nên thường xuyên ăn thực phẩm chiên, rán.
Thực phẩm chiên rán có rất nhiều chủng loại, mùi thơm, giòn, ngon miệng, trẻ em rất thích ăn, cho nên bố mẹ thường hay mua cho con ăn, thậm chí có một số gia đình còn chuẩn bị đầy đủ các thứ bánh quẩy, bánh chiên dầu, bánh ga tô rán dầu, v.v… làm loại thực phẩm ăn sáng không thể thiếu. Thực phẩm loại thịt rán dầu, do mùi thơm hấp dẫn, càng được trẻ con hoan nghênh. Nhưng đứng về góc độ dinh dưỡng và vệ sinh mà nói, thường ăn những thực phẩm chiên rán dầu, đối với cơ thể trẻ sẽ có hại nhiều.
Đường ruột khó hấp thụ thực phẩm chiên rán dầu. Loại thực phẩm này được gia nhiệt trong nhiệt độ cao,, các vitamin bị phá vỡ nghiêm trọng còn có thể sinh ra chất có tính độc hại. Một chảo dầu sử dụng nhiều lần, có thể sinh ra chất gây ung thư. Ngoài ra thực phẩm chiên rán trong quá trình chế biến, thường bỏ thêm phèn chua hoặc phèn kali làm chất nở, xốp, hai loại chất ấy đều có thành phần nhôm – một nguyên tố lưỡng tính, có nghĩa là nhôm có thể phản ứng với acid với kiềm, các hợp chất hình thành sau phản ứng, dễ bị đường ruột hấp thụ, và có thể đi vào đại não, ảnh hưởng đến sự phát triển về trí lực của trẻ. Cho nên phải hạn chế trẻ em ăn các thực phẩm chiên rán.
+ Không nên dùng hoa quả thay cho nước đun sôi Trong hoa quả và nước hoa quả có glucose, đường glucose, đường Saccharose và vitamin, các loại đường ấy dễ bị tiêu hóa hấp thụ, cho nên trẻ nhỏ ăn hoa quả, uống nước hoa quả với lượng vừa phải sẽ có lợi. Thế nhưng .có một số cha mẹ cứ tưởng uống càng nhiều càng tốt, dùng nước hoa quả thay cho nước sôi, như vậy là có hại.
Vì glucose vào cơ thể nhiều quá, sẽ ảnh hưởng đến đến hấp thụ đồng. Đồng là thành phần tạo nên enzyne của nhiều kim loại trong cơ thể, chức năng chủ yếu của đồng xúc tiến sắt tạo ra hồng huyết cầu. Khi chữa trị chứng thiếu máu do thiếu sắt, nếu có thể đồng thời bổ sung cả sắt và đồng, thì hiệu quả chữa trị tốt hơn nhiều so với chỉ bổ sung đơn thuần một thứ. Đồng cũng là thừa số phụ trợ cho rất nhiều enzyne oxi hóa, trong cơ thể con người thiếu hụt đồng, sẽ có’ thể xảy ra chứng thiếu máu, giảm bạch huyết cầu trung tính, chậm sinh trưởng, tâm lí dễ bị kích động.
Ngoài ra, trong nước hoa quả còn chứa acid citric và sắc tố. Acid citric trong cơ thể người ta có thể kết hợp với Ca thành Calcium Citrate làm cho giảm thấp nồng độ Ca trong máu. Nguy hại của sắc tố đối với trẻ càng lớn, nếu tích tụ trong cơ thể nhiều quá sẽ làm cho trẻ hay xao động, nóng tính, ảnh hưởng tốc độ phát triển.
Do đó cha mẹ không được lấy nước hoa quả thay cho nước đun sôi để nuôi con, mà phải dùng nước sôi thay cho nước hoa quả. Bởi vì nước đun sôi không ô nhiễm, dễ thấm qua màng tế bào, có thể xúc tiến cơ thể trao đổi chất, tăng cường chức năng miễn dịch, vô cùng có lợi cho việc sinh trưởng của trẻ.
+ Không nên ăn nhiều thực phẩm ở nhiệt độ thấp
Cùng với việc nâng cao mức sống của con người, phần lớn gia đình đã có tủ lạnh. Mùa hè nóng nực, các thực phẩm nhiệt độ thấp như kem que, kem cốc, các thức uống người lớn được bỏ trong tủ lạnh, trẻ cứ lấy ăn tùy ý. Sau một thời gian rất nhiều đứa trẻ xuất hiện triệu chứng ngán cơm, hay đau bụng từng cơn, sắc mặt vàng nhạt, gầy còm, lâm sàng gọi là “chứng tổng hợp tủ lạnh”.
Trẻ em sinh trưởng tương đối nhanh, dinh dưỡng cần thiết cũng cần nhiều tương ứng, nhưng hệ thống tiêu hóa của trẻ còn phát triển chưa hoàn chỉnh, chức năng dạ dày đường ruột chưa ổn định, chức năng phân tiết của tuyến tiêu hóa cũng rất yếu, cho nên dạ dày đường ruột của trẻ vô cùng nhạy cảm đối với sự kích thích nóng, lạnh. Ăn uống nhiều thực phẩm lạnh, huyết quản của đường ruột dạ dày bị sự kích thích lạnh mà co lại, dẫn đến giảm bớt việc tiết dịch vị, chức năng tiêu hóa giảm thấp, ngán ăn, đại tiện ra phân lỏng, thậm chí xảy ra co giật dạ dày đường ruột, dẫn đến đau bụng dữ dội. Nếu như hàng ngày ăn uống lạnh, thân thể dần dần bị suy nhược.
Thành phần chủ yếu của thực phẩm uống lạnh là đường làm cho bụng no rất lâu. Nếu dùng thực phẩm nhiệt độ thấp trước bữa ăn chính, sẽ không có cảm giác đói, tất nhiên sẽ không muốn ăn, ngán cơm. Đường ở trong đường ruột lên men, sẽ sinh ra lượng khí lớn, cho nên những đứa trẻ thích ăn thức uống lạnh thường thường hay đầy bụng.
Trong đại não có hai trung khu liên quan với “tìm mồi ăn”, một là trung khu tìm mồi, hai là trung khu no mồi, chúng đều chịu sự điều khiển của lớp vỏ đại não. Ở trường hợp bình thường, khi giờ ăn bữa ăn chính đến, dạ dày ruột nhu động tăng mạnh, dịch tiêu hóa tiết ra nhiều thêm, dẫn đến sự hưng phấn của trung khu tìm mồi, cho nên trẻ con thường háu ăn. Những đứa trẻ thường ăn thực phẩm nguội lạnh, do mức đường trong máu cao, gây ra hiện tượng no bụng, dẫn đến sự phán đoán sai lầm của hệ thần kinh trung khu, làm cho trung khu no mồi hưng phấn, dẫn đến trẻ ngán ăn.
Dùng những thức uống lạnh nhiều quá, chất lạnh kích thích huyết quản ở cổ họng, làm cho nó co lại, lưu lượng máu vì thế giảm bớt, năng lực chống virut cục bộ cũng giảm thấp. Vì vậy những trẻ em thường ăn uống thực phẩm lạnh còn dễ cảm, bệnh lại lặp đi lặp lại.
+ Không nên ăn vặt nhiều
Trẻ án vặt một chút thì không nói làm gì, nhưng nếu ăn nhiều quá thì không có lợi.
Ảnh hưởng đến bữa ăn chính
Ăn quà vặt mà trẻ con thích nhất là Sôcôla, kẹo, thực phẩm nhỏ, thịt bò khô, và các loại thức uống lạnh, những thứ ấy có hàm lượng mỡ cao, hàm lượng đường cũng cao, ăn ngon miệng, hơn nữa khả năng tự khống chế của trẻ còn kém, cho nên thích là ăn. Những thứ ăn ấy có tác dụng no lâu, đến bữa ăn chính, trẻ sẽ không muốn ăn cơm, cha mẹ ép mãi mới ăn được một ít. Vì bữa chính quá ít, cho nên sau khi ăn.chưa lâu lại thấy đói, bố mẹ bao giờ cũng sợ con không đủ dinh dưỡng, lại cho con ăn vặt. Như vậy gây nên sự tuần hoàn ác tính, trong thời gian dài, cơ thể trẻ dần dần suy nhược.
Tăng gánh nặng cho dạ dày đường ruột
Hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, nếu không hạn chế sự ăn vặt, đường tiêu hóa và tuyến tiêu hóa từ đầu đến cuối không được nghỉ ngơi, làm rối loạn quy luật nhu động đường ruột, dạ dày, gây nên rối loạn chức năng đường tiêu hóa – ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.
Mất vệ sinh, dễ sinh bệnh
Ăn vặt ở bên ngoài, không có điều kiện rửa tay nên dễ sinh bệnh. Hiện nay rất nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là ăn các thứ thịt bò, dê nướng thủ công càng dễ nhiễm vi trùng, dễ bị các bệnh truyền nhiễm như kiết lị, viêm gan, các kí sinh trùng đường ruột.
Bất lợi đối với thể xác và tinh thần của trẻ.
Trẻ em dùng tiền để mua quà ăn vặt, thường chẳng nghĩ gì về sự cần thiết của cơ thể, những sự bất lợi đối với thể xác và tinh thần của trẻ. Thực ra, không ít người bố người mẹ biết rằng cho trẻ ăn vặt là không tốt, nhưng lại dễ dàng đáp ứng yêu cầu của chúng. Vì sức khỏe của con cái, cha mẹ cần phải bố trí tốt ngày ăn ba bữa, coi trọng việc tạo một thói quen ăn uống thật tốt cho trẻ ngay từ nhỏ, nâng cao sức khỏe cho trẻ.