Thời gian xem tivi không nên quá dài. Có một số bậc cha mẹ thích để cho trẻ con cùng xem tivi với mình hoặc đem việc xem tivi ra để dỗ trẻ con. Kỳ thực, việc này rất không có lợi cho mắt của trẻ em. Xem tivi không giống như xem xinê, hình ảnh trên phim xinê là những hình ảnh trên phim nhựa, còn xem tivi là trực tiếp với nguồn sáng, có tác dụng kích thích nhất định đối với mắt, thêm nữa màn ảnh lại hẹp, ánh sáng nhấp nháy không ổn định, dễ làm cho mắt bị mỏi mệt. Đặc biệt là trẻ em, đang ở vào giai đoạn quan trọng của việc sinh trưởng phát dục, giác mạc của nhãn cầu tương đối mỏng, lực của cơ mắt tương đối yếu, thuỷ tinh thể cũng chưa phát triển đầy đủ. Nếu xem tivi một thời gian dài, dễ làm cho giác mạc bị kích thích, hạ thấp năng lực điều tiết của thuỷ tinh thể, dẫn đến viêm giác mạc, cận thị và các bệnh khác về mắt. Cho nên, trẻ em 1 – 2 tuổi không được xem tivi quá nửa tiếng đồng hồ, trẻ em từ 3 – 6 tuổi không được xem tivi quá một tiếng đồng hồ. Trẻ em trên 7 tuổi cũng không nên ngồi xem tivi quá lâu. Học sinh trung học chỉ nên xem tivi khoảng 2 tiếng đồng hồ là vừa.
Không nên ngồi xem tivi quá gần. Trẻ em xem tivi thì nên ngồi cách xa tivi một khoảng cách thích hợp khoảng từ 2 đến 4 mét.
Ánh sáng trong phòng xem tivi không nên quá mờ. ánh sáng quá mờ dễ làm cho người xem bị cận thị. Tốt nhất thì nên đặt một ngọn đèn nhỏ màu đỏ ở đằng sau phía trái tivi.
Không nên xem một cách không chọn lọc. Các bậc cha mẹ cần chú ý chọn lọc chương trình thích hợp cho trẻ.
Sau bữa ăn không nên xem tivi ngay. Sau bữa ăn mà ngồi xem tivi ngay sẽ không có lợi cho việc thúc đẩy sự hấp thụ tiêu hoá .
Không nên ngồi vẹo lưng. Trẻ em ngồi xem tivi thường ngồi trong ghế bành, nhưng phải luôn chú ý nhắc chúng ngồi cho ngay ngắn, nếu không sẽ dễ dẫn đến vẹo cột sống, biến dạng cột sống.
Không nên quên tẩm bổ. Trẻ em thường xuyên xem tivi, cần phải bổ sung một cách thích đáng những thực vật có hàm lượng vitamin A phong phú như gan lợn, trứng gà, cà rốt v.v…
Không nên xem xong là đi ngủ ngay. Sau khi xem xong tivi, nên để cho các em khe khẽ dụi mắt hoặc dạy các em làm thể dục đôi mắt bằng cách chớp mắt nhiều lần, đi đánh răng, rửa mặt, rửa chân rồi hãy đi ngủ.
Không nên đêm nào cũng xem tivi, ảnh hưởng đến giấc ngủ, mất thì giờ học tập.
Không nên làm ồn, ảnh hưởng đến người khác, gây thành thói quen xấu.
Không nên để cho các em nằm xem tivi. Trẻ em là khán giả nhiệt tình nhất của màn ảnh nhỏ, có những bậc cha mẹ trẻ cứ thích cho con nằm trên giường hoặc trên ghế sô-pha xem tivi, cho rằng như vậy là để cho con được thoải mái. Kỳ thực là ngược lại, đối với sức khỏe của trẻ em rất có hại. Bởi vì một thời gian dài phải ngoẹo cổ và nhìn nghiêng, dễ dẫn đến cơ bắp ngoài mắt và tiệp trạng thể ở trong nhãn cầu bị co hẹp, tạo thành quầng mắt, nhãn cầu bị giãn đau, kết mạc bị xung huyết, thậm chí thị giác mơ hồ, thị lực giảm sút. do trực cơ trong ngoài, tà cơ trên dưới của nhãn cầu phát triển chưa thành thục, nên dễ bị mệt, nghiêm trọng hơn thì những cơ bắp nói trên do phát triển chưa hoàn chỉnh nên dẫn đến mắt nhìn lệch. Còn nữa, khi người ta nằm, đại bộ phận cơ bắp của toàn thân được thả lỏng việc hô hấp và tuần hoàn máu của cơ thể bị chậm hơn, hệ thống thần kinh trung khu đại não dần dần đi vào trạng thái bị ngưỡng chế, lúc đó, nằm xem tivi thì sẽ tổn hại đến sức khỏe. Cho nên, xin có lời khuyên các bậc cha mẹ, vì sức khỏe bản thân con cái của bạn, tuyệt đối không nên để cho trẻ em nằm xem tivi.
Không nên bế trẻ con xem tivi màu. Có một số bậc cha mẹ trẻ bế con xem tivi màu, như vậy đối với sức khỏe của hài nhi là bất lợi. Bởi vì màn huỳnh quang của tivi bị điện cao áp xung kích, sẽ sản sinh ra tia X quang, và trong tình hình bức xạ cao áp của tivi màu , tia sáng phát ra càng nhiều hơn. Theo khoa học đo được cho biết, đối với tia X quang thì trẻ em mẫn cảm hơn người lớn rất nhiều. Thường xuyên bị tia X quang chiếu vào người sẽ có hại cho sức khỏe của trẻ em, dẫn đến làm cho trẻ em biếng ăn, không thích thú với việc ăn uống, dinh dưỡng không đủ, thậm chí còn ảnh hưởng đến việc phát triển trí lực của trẻ em. Cho nên, khi xem tivi màu không nên bế trẻ con.