Tên khoa học:

Ananas comosus (L.) Merr. Họ Dứa (Bromeliaceae)

Tên khác: Thơm, khóm

Mô tả:

Cây thảo có thân rất ngắn. Lá mọc tụ họp thành hình hoa thị, phiến rất dày và cứng uốn thành hình máng, mép có gai sắc, gân giữa to, hai mặt gần như cùng màu nhạt.

Cụm hoa mọc từ giữa túm lá thành bông dày đặc trên một cán dài và mập, tận cùng bằng một chùm lá nhỏ và ngắn; hoa lưỡng tính, lá bắc màu tím đỏ, lá đài 3 màu lục, cánh hoa 3 màu tím, nhị 6 xếp thành hai vòng, bầu 3 ô.

Quả mọng, mang những lá bắc mọng nước ăn được, còn các quả thật nằm trong các mắt dứa.

Mùa hoa quả: tháng 3 – 8.

Dứa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau lan dần ra các vùng nhiệt đới khác và cận nhiệt đới. Những nước trồng nhiều dứa trên thế giới là Đài Loan, Trung Quốc, Braxin, Mêhicô, Nam Phi và một số nước Đông Nam châu Á.

ở Việt Nam, dứa cũng là cây trồng từ lâu đời ở các vùng đồi trung du và miền núi. Có nhiều giống khác nhau do quá trình chọn lọc và lai tạo mà thành.

Cây dứa thuộc loại thân thảo, ngắn
Cây dứa thuộc loại thân thảo, ngắn

Dứa cùng với nhiều loại trái cây khác rất bổ dưỡng với sức khỏe con người. Trong dứa không có cholesterol, lại giàu chất xơ, các enzym tiêu hóa, vitamin C, canxi và kali. Nếu không muốn măm trực tiếp những trái dứa tươi thơm ngát, bạn có thể làm smoothies, điểm dứa trên bánh pizza, làm kem dứa, salad dứa….cho cả gia đình.

Thu hái, chế biến:

Toàn bộ cây dứa gồm rễ, lá, đọt non và quả.

Rễ, lá, thu hái quanh năm, rễ dùng dạng phơi khô, lá thường dùng tươi.

Đọt non (nõn dứa) thu hái vào mùa xuân, dùng tươi.

Quả xanh và quả chín, thu hái vào tháng 5 – 7.

Chất bromelin được chiết xuất từ dứa, cũng được dùng trong y học hiện đại.

Tác dụng dược lý và thành phần hóa học:

Lá dứa chứa bromelin, một enzym có hoạt tính mạnh.

Quả dứa chứa protein, đường (chủ yếu là saccharose, glucose), chất béo, tinh dầu, acid hữu cơ (acid citric, tartric, malic…), các vitamin A, Bl, B2, c, pp, các chất khoáng K, Fe, Ca, Mg, Mn và bromelin.

Bromelin trong lá và quả dứa có nhiều tác dụng quý như thủy phân chất thịt giúp tiêu hóa thức ăn, làm chết các tổ chức trên mặt vết thương giúp chóng thành sẹo, ức chế quá trình viêm, ức chế sự kết tập tiểu cầu làm máu chóng đông.

Những công dụng của Quả dứa đối với sức khỏe:

Kích thích tiêu hóa

Được biết, các enzym bromelain có trong dứa giúp kích thích tiêu hóa. Bên cạnh đó dứa cũng được coi là thực phẩm làm giảm bớt buồn bã, tốt cho dạ dày và giảm chứng ợ nóng.

Tăng quá trình phát triển xương, sụn, răng lợi

Với nguồn vitamin C dồi dào cùng các chất khoáng như can-xi, kali, chất xơ, brôm, i-ốt và phốt-pho, các enzim… dứa còn đóng góp hữu hiệu trong quá trình phát phát triển của xương, sụn, răng lợi.

Dứa rất giàu mangan – một khoáng chất cần thiết cho cơ thể để xây dựng xương và mô liên kết. Chỉ cần một cốc nước ép dứa hằng ngày, bạn có thể được hưởng những lợi ích của dứa đến sự phát triển xương cho những người trẻ và tăng cường sức mạnh của xương cho những người già.

Tăng cường sức đề kháng cơ thể

Vitamin C có trong dứa luôn được coi là một loại thuốc tự nhiên cung cấp cho bạn một sức đề kháng tốt cho sức khỏe. Măm dứa hằng ngày còn giúp cơ thể tăng cường quá trình hấp thụ chất sắt từ các loại rau quả và đẩy nhanh quá trình lành sẹo.

Liều thuốc chống ho và cảm lạnh

Khi bạn bị ho và cảm lạnh, nhiều người thường tìm cách tăng cường vitamin C cho cơ thể bằng cách uống nước cam. Vậy tại sao bạn lại không cân nhắc đến việc ăn dứa nhỉ? Những lợi ích của dứa khi bạn bị cảm lạnh hay ho giống hệt như những lợi ích của nước cam. Và ngoài ra dứa còn có một lợi ích bổ sung nữa là bromelain được tìm thấy trong dứa giúp ngăn chặn ho và nới lỏng niêm dịch.

Tác dụng khác của dứa

Dứa là một loại hoa quả giàu dinh dưỡng vì thế đặc biệt tốt cho những người thiếu máu hoặc đang trong quá trình hồi phục sức khỏe nếu thường xuyên ăn dứa. Những người muốn giảm béo cũng nên dùng dứa thường xuyên vì cùng với bưởi, dứa là thực phẩm có tác dụng giảm mỡ trong cơ thể.
Bên cạnh đó, những vitamin C trong dứa có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất độc hại gây bệnh sâu răng. Ăn nhiều dứa sẽ gây rát lưỡi, xót môi. Dứa cũng giàu axit oxalic; nếu hàm lượng oxalic quá cao sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi.

Nhóm thai phụ mắc chứng bệnh về dạ dày, bị chấn thương liên quan đến gãy xương càng nên hạn chế dứa. Bởi vì, dứa có tính axit mạnh nên ăn nhiều dễ gây tiêu chảy (nhất là khi ăn phải quả dứa còn xanh) hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.

Dứa giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn: Nguyên nhân là bởi vì, dứa chứa nhiều enzyme bromelain, có tác dụng làm mềm khung xương chậu, dễ chuyển dạ.
Quan niệm sai lầm về ăn dứa khi mang bầu: Có ý kiến cho rằng, ăn dứa sẽ gây nóng trong, dễ làm hỏng thai hoặc nếu người mẹ ăn dứa thì em bé sau khi chào đời sẽ nhiều rôm sảy, mụn nhọt… Các nhà khoa học khuyến cáo, thông tin trên là thiếu cơ sở. Thai phụ không nhất thiết phải kiêng dứa (mà nên sử dụng hợp lý).

Dứa được biết đến như một loại thực phẩm chức năng, hữu ích cho sức khỏe. Nó chứa nhiều vitamin A, C, mangan, kali, magiê… bảo vệ các mô khỏi quá trình oxy hóa dẫn đến những cơn stress. Nghiên cứu mới nhất cho thấy, bromelain trong dứa có tác dụng giảm hiện tượng sưng phù. Ăn dứa cũng có tác dụng giải khát, đẹp da, duy trì cân nặng.

Theo Đông y, quả dứa có vị ngọt, tính bình. Tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa nhanh nhuận tràng, tiêu tích trệ, chữa viêm khớp, thống phong và giảm béo phì, chữa rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày ruột, tiêu viêm.

Quả dứa tác dụng giải khát, sinh tân dịch
Quả dứa tác dụng giải khát, sinh tân dịch

Bài thuốc ứng dụng từ quả dứa:

Bài 1. Thuốc chữa bệnh tiểu tiện không thông

+ Quả dứa                            200g

+ Hành tươi                          5 củ

Quả dứa gọt vỏ, bỏ mắt, hành cắt bỏ rễ. cả hai thứ rửa sạch, ép lấy nước chia 2 lần uống trong ngày, trước khỉ ăn. Cần uống liền 3 ngày.

Bài 2. Thuốc chữa bệnh đầy bụng

+ Quả dứa 200g

+ Gừng 5g

+ Trần bì 3g

Quả dứa gọt vỏ, bỏ mắt, cùng với gừng và trần bì cho vào nồi cùng 500ml nước đun kỹ, chắt lấy 180ml nước đặc. Người bệnh uống ngày 3 lần, mỗi lần 60ml nước thuốc trước bữa ăn. Cần uống liền 5 ngày.

Bài 3. Thuốc chữa bệnh sỏi thận

+ Quả dứa                            400g

+ Trứng gà                           1 quả

Quả dứa nướng cháy ép lấy nước, đập trứng gà vào quấy đều, để bớt nóng cho người bệnh uống ngày 2 lần, uống liền 5 ngày.

Bài 4. Thuốc chữa bệnh phù thũng

+ Quả dứa 150g

+ Đậu đỏ nhỏ hạt 30g

+ Gạo tẻ 30g

Quả dứa bỏ vỏ, bỏ mắt, rửa sạch thái miếng; đậu đỏ nhỏ hạt, gạo tẻ vo sạch cho vào nồi thêm nước vừa đủ, ninh nhừ thành cháo. Khi cháo đã nhừ cho dứa vào đun tiếp, cháo sôi lại dứa chín là được. Người bệnh ăn hết một lần trong ngày lúc đói. Cần uống liền 11 ngày.

Tác dụng chữa bệnh của quả dừa
Tác dụng chữa bệnh của quả dứa

Bài 5. Thuốc chữa viêm khớp

+ Quả dứa (bỏ vỏ, mắt) 150g

+ Đậu xanh 30g

+ Tế tân 3g

+ Đào nhân 12g

+ Mộc qua 30g

+ Kê huyết đằng 30g

+ Can khương 6g

Thuốc cho vào nồi thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho sôi kỹ, thuốc nhừ. Khi còn 300ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước khi ăn. Cần uống liền 11 ngày.

Bài 6. Thuốc giảm cân

+ Quả dứa (bỏ vỏ, mắt) 150g

+ Lá sen       50g

Thuốc cho vào nồi cùng 2 lít nước sắc lấy nước uống hàng ngày. Hàng tháng cần cân kiểm tra để biết mức độ cân giảm. Nếu cần, tăng lá sen lên 100g cho một lần uống.

Bài thuốc dân gian từ quả dứa:

  • Đọt non (nõn dứa) hoặc lá dứa non (20- 30g) cắt nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày, chữa sốt nóng. (Kinh nghiệm của nhân dân ở Rạch Giá, tỉnh Minh Hải)
  • Lá dứa rửa sạch, ép lấy nước, uống với liều 15 – 20ml mỗi lần, có tác dụng tẩy, nhuận tràng.
  • Rễ dứa (30 – 40g) thái nhỏ, sắc uống chữa tiểu tiện không thông.
  • Quả dứa được dùng làm món ăn khai vị vì chất bromelin có tác dụng tiêu hóa các protein, do đó thịt bò, thịt trâu (nhất là loại thịt già, dai) thường được ướp dứa trước khi nấu để làm mềm, dễ tiêu hóa.

Thịt quả dứa có vị ngọt, hơi chua, mùi thơm, tính bình, có tác dụng bổ dưỡng, giải khát, sinh tân dịch, lợi tiểu, chổng viêm loét, tẩy độc, chữa rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, xơ cứng động mạch, giảm béo, viêm khớp, sỏi tiết niệu. Uống nhiều nước dứa có thể tiêu ứ trệ, nhuận tràng. Có người cho rằng ăn dứa hàng ngày có thể chống tăng huyết áp và lợi tim mạch.

Liều dùng hàng ngày: 1/2 – 1 quả.

Vỏ quả dứa nấu với gan lợn và cây chó đẻ răng cưa lấy nước uổng chữa viêm gan, đau gan rất tốt.

Có thể dùng bromelin, chiết được từ dứa, với liều 0,70 – 0,90g một ngày để chữa đau dạ dày – ruột, viêm

tấy, phù nề, tụ huyết, rối loạn tiêu hóa. Dùng ngoài, bromelin trị vết thương, vết bỏng.

Chú ý: Phụ nữ có thai không nên dùng dứa.

BÀI THUỐC

  • Chữa rắn cắn: Nõn dứa (30g), rau ngót hoặc rau má (20g), rệp (vài con). Tất cả giã nát, thêm nước, gạn uống, bã đắp. Ngày làm một lần.
  • Chữa sỏi thận: Quả dứa nướng cháy vỏ ngoài, gọt vỏ, ép lấy dịch, rồi trộn với một quả trứng gà, đánh nhuyễn, uống làm một lần trong ngày. Ngày làm hai lần.

Hoặc rễ dứa phối hợp với rễ đu đủ, sắc uống trong ngày.

0/50 ratings
Bình luận đóng