Mục lục
- Không nên che nắng bằng dù ni lông
- Không nên tuỳ tiện đốt rác ở mọi nơi
- Không nên dùng ni lông để bọc chăn bông
- Dùng ni lông để phủ giường là không thoả đáng.
- Không nên dùng thùng nhựa để chứa và vận chuyển dầu xăng
- Không nên đốt những đồ nhựa cũ
- Không nên đựng sữa bò vào trong thùng nhựa
- Không nên đựng thực phẩm trong đồ nhựa tái sinh
- Không nên đựng rượu lâu ngày trong các chai lọ bằng nhựa
- Không nên trải ni lông trên bàn ăn
- Không nên đổ nước sôi vào túi chườm
- Không nên đựng thức ăn trong túi lưới nhựa
Không nên che nắng bằng dù ni lông
Có người tưởng rằng độ bền của ni lông rất cao thì đem ra làm ô dù cũng tốt. Song không nên che nắng bằng dù ni lông.
Bởi vì tuy độ bền của ni lông rất cao, nhưng khả năng chịu nắng của ni lông lại rất thấp.. Nếu thường xuyên bị ánh nắng chiếu vào, ni lông sẽ bị lão hoá rất nhanh, trở nên giòn , cường lực giảm sút. Nếu dùng ni lông làm ô dù để che nắng thì rất mau hỏng. Cho nên không nên dùng ô dù ni lông để che nắng, nhưng có thể dùng để che mưa được.
Không nên tuỳ tiện đốt rác ở mọi nơi
Tuỳ tiện đốt rác ở mọi nơi rất có hại cho sức khỏe mọi người.
Bởi vì các thành phần của rác cực kỳ phức tạp. Khi nó bị đốt sẽ sinh ra một chất hoá hợp đa dạng. Chất hoá hợp này có thể thông qua đường hô hấp hoặc ngấm vào thức ăn truyền vào cơ thể con người. Nếu trong cơ thể một người nào đó chưa có đủ sức chống lại những chất này thì sẽ xảy ra bệnh trạng toàn thân, không những thế, trong những chất này còn có chất có thể gây ra ung thư. Cho nên không nên tuỳ tiện đốt rác ở mọi nơi, mà nên đem đến một nơi qui định để mà xử lý.
Không nên dùng ni lông để bọc chăn bông
Mùa hè đến, nhiều người thường hay dùng những túi ni lông để bọc chăn bông đem cất đi. Như vậy dễ làm cho mền bông bị bí hơi mà sinh mục.
Bởi vì trong khi ngủ, cơ thể người ta toả ra hơi mồ hôi và thành phần nước trong không khí rất dễ bị mền bông hấp thu, cho dù những ngày nắng đã phơi mền bông ra ngoài nắng, song giữa những khe hở của sợi bông vẫn tồn tại hơi nước. ni lông không thoáng khí. Nếu dùng ni lông để bọc mền bông thì hơi nước trong mền bông khó mà thoát ra ngoài được. Mùa hè độ ẩm cao. Chịu ảnh hưởng của độ ẩm cao và độ ẩm không khí, mền bông sẽ bị bí hơi, dễ sinh mủn mục. Cho nên không nên dùng ni- lông để gói chăn bông.
Dùng ni lông để phủ giường là không thoả đáng.
Bởi vì một người lớn sau một đêm ngủ, thông qua làn da sẽ toả ra một lượng hơi nước khoảng hơn 200 ml. Một bộ phận hơi nước này đã bị chăn và đệm giường hấp thu. Ban ngày nếu dùng ni lông để phủ lên giường, thì thành phần nước trong chăn đệm khó mà toả ra ngoài được. Nếu kéo dài, độ ẩm dần dần tăng cao, không những ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người, mà đối với những người đang bị thấp khớp , bị đau lưng v.v… lại càng bất lợi, thậm chí còn làm cho bệnh nặng lên hoặc tái phát.
Cho nên không nên dùng ni lông để phủ giường.
Không nên dùng thùng nhựa để chứa và vận chuyển dầu xăng
Dùng thùng nhựa để chứa và vận chuyển dầu xăng thật vô cùng nguy hiểm.
Bởi vì dầu xăng là một loại vật chất có tính tuyệt duyên tương đối cao, lại có tính lưu động như nước. Trên đường vận chuyển, chiếc thùng dầu xăng bị lắc tứ phía liên tục, làm cho dầu xăng luôn luôn va chạm và ma sát với vỏ thùng bên trong, như vậy sẽ sản sinh ra tĩnh điện. Nếu thùng nhựa làm bằng chất nhựa cách điện, tuy trông có đẹp và bền, vận chuyển thuận tiện, chịu được chua mặn, nhưng không dẫn điện, mà trong thùng sinh ra điện tích thì không có cách nào để truyền xuống đất được, do đó mà điện tích trong thùng cứ tích tụ dần lên, sau khi đến mức điện áp nhất định sẽ sinh ra những tia lửa điện, rất dễ làm cho thùng dầu xăng đễ bị cháy nổ. Cho nên không nên dùng thùng bằng nhựa để chứa và vận chuyển dầu xăng.
Không nên đốt những đồ nhựa cũ
Những đồ bằng nhựa và bằng cao su đã cũ, nếu đem đốt đi sẽ vô cùng nguy hại cho con người.
Bởi vì những loại này có tác dụng gây ung thư, nhất là chất pôlivinin đơn thể là một chất có nhiều khả năng dẫn đến ung thư. Đồng thời khi đốt lên sẽ toả ra một mùi rất khó ngửi, gây cho người ta cảm giác rất khó chịu, tạo thành sự ô nhiễm cho cả một vùng. Cho nên không nên đốt những đồ nhựa, đồ cao su cũ, mà nên thu thập lại rồi đem bán để người ta tái chế, sử dụng lại. Làm như vậy không chỉ có lợi cho sức khỏe con người mà còn có lợi cho cả sự kiến thiết quốc gia.
Không nên đựng sữa bò vào trong thùng nhựa
Đựng sữa bò trong thùng nhựa sẽ phá hoại thành phần dinh dưỡng của sữa bò, giảm thấp giá trị dinh dưỡng của sữa.
Bởi vì đựng sữa bò trong thùng nhựa có thể có mùi hắc. Qua thực nghiệm chứng minh, đựng sữa bò vào trong đồ nhựa, để ngoài sáng 24 tiếng đồng hồ, toàn bộ vitamin C trong sữa bị phá huỷ, vitamin B cũng giảm đi rất nhiều. Cho nên không nên dùng đồ nhựa để đựng sữa bò, nên chọn những lọ thuỷ tinh màu mà đựng, tránh ánh nắng chiếu vào là được.
Không nên đựng thực phẩm trong đồ nhựa tái sinh
Những chế phẩm bằng nhựa tái sinh là do thu mua các loại nhựa cũ đem về chế biến lại mà thành. Loại chế phẩm nhựa này có nhiều chất độc, không nên dùng để đựng thức ăn, nếu không sẽ có ngày bị trúng độc.
Hiện nay trên thị trường có bán những bao bì thực phẩm, bao bì dược phẩm và các dụng cụ để ăn làm bằng nhựa đều không có chất độc như chất pôlivinin, chất pôlistiren, chất pôliprôpilen v.v… Còn những loại nhựa dùng để sản xuất các thứ như túi xách, áo mưa, đế giày, ống nước và những linh kiện điện v.v…thì có độc như các chất pôlivinin clorit, phênôn, urê v.v… Nhựa phế thải được thu hồi từ những nguồn rất phức tạp, điều kiện gia công cũng không đồng đều, yêu cầu công nghệ không cao, những chế phẩm bằng nhựa tái sinh khó tránh khỏi có những loại nhựa có chất độc. Nếu dùng để đựng thực phẩm, nhất là những thực phẩm có chất chua và các loại dầu, rất có thể bị ngấm các chất độc, người ăn phải sẽ bị trúng độc ngay hoặc bị trúng độc từ từ. Cho nên các chế phẩm từ nhựa tái sinh không nên dùng để đựng thức ăn.
Không nên đựng rượu lâu ngày trong các chai lọ bằng nhựa
Dùng thùng bằng nhựa để đựng rượu, không những chỉ ảnh hưởng đến chất lượng rượu mà còn có thể làm cho các chất độc trong thùng nhựa tan vào trong rượu.
Bởi vì nguyên liệu để làm thùng rượu do nhiều thứ hợp thành, trong quá trình sản xuất thùng rượu còn phải sơn, phải thêm những chất gia cố. Sơn có rất nhiều loại, có nhiều loại có chất độc. Những vật chất có chất độc này dần dần tan ra và hoà vào trong rượu, do đó mà làm thay đổi tính chất của rượu. Cho nên tốt nhất là dùng những chai lọ thủy tinh để đựng rượu, không nên dùng những đồ dùng bằng nhựa để đựng rượu.
Không nên trải ni lông trên bàn ăn
Có không ít gia đình thích dùng ni lông để trải trên bàn ăn, tưởng rằng như vậy là trang nhã, dễ lau rửa. Trên thực tế, như vậy chỉ có hại chứ không có lợi.
Bởi vì đại đa số ni lông đều làm từ pôlivinin mà ra. Bản thân nguyên liệu pôlivinin thì không độc, nhưng trong đó nó có chất cloroêtylen thì lại có độc. Nhựa phênôn và nhựa urê cúng có những chất có độc. Ngoài ra, nước sơn trên ni lông lại có chất chì và nhiều chất có độc khác. Trên bàn ăn trải ni lông, người ta thường đặt trực tiếp dụng cụ ăn như thìa, dĩa, đũa , bát và có khi cả thức ăn nữa. Những thứ đó dính chất độc rồi qua mồm vào trong cơ thể, gây nên những bệnh trúng độc mãn tính , dẫn đến thiếu máu, đau ở vùng tim, viêm gan có tính trúng độc chì. Cho nên trên bàn ăn không nên trải vải ni lông, nên tìm những loại vải bông để thay thế thì tốt hơn.
Không nên đổ nước sôi vào túi chườm
Túi chườm nóng chỉ nên đổ nước nóng khoảng 80-90oC, không thể đổ nước sôi vào được. Bởi vì đổ nước sôi vào thì sẽ làm cho cao su của túi chườm này bị lão hoá, rút ngắn tuổi thọ sử dụng của túi chườm nóng. Ngoài ra cũng không nên phơi túi chườm nóng ra ngoài nắng và hơ trên lò lửa để đề phòng cao su bị cứng ra mà lão hoá, mà rạn nứt.
Không nên đựng thức ăn trong túi lưới nhựa
Dùng túi lưới nhựa để đựng thức ăn, rất nguy hại cho sức khỏe.
Bởi vì túi lưới nhựa là do những nguyên liệu hoá học như P.V.C. hợp thành, là một chất rất có hại cho cơ thể. Ăn những thực phẩm đựng trong túi nhựa này có thể làm cho cơ thể xuất hiện những triệu chứng như phản ứng quá mẫn cảm, bị ngứa ngáy ngoài da, bị trúng độc có tính tích luỹ v.v… Cho nên không nên đựng thức ăn trong túi lưới bằng nhựa.