Trẻ sơ sinh khi còn là bào thai được miễn dịch của người mẹ truyền qua nhau thai nhưng không đầy đủ và cũng giới hạn. Sự hình thành hệ thống miễn dịch của thai nhi được tổng hợp từ tuần thứ 2, IgM có từ tuần thứ 2, IgG có từ tuần thứ 12, IgA có từ tuần thứ 30 (I là kháng thể. M, A, G là số thứ tự). Các Ig khác có muộn hơn và không qua nhau thai. Khi trẻ được sinh ra, khả năng miễn dịch sẽ thông qua đường sữa mẹ. Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ thường bị nhiễm khuẩn gram âm với tỉ lệ tử vong cao. Những bệnh thường gặp:

MỤN PHỎNG CÓ MỦ

Mụn phỏng có mủ là bệnh ngoài da thường gặp vào tuần thứ nhất hay thứ hai sau sinh. Phần nhiều do không giữ gìn vệ sinh, không tắm cho trẻ hàng ngày hoặc do những nguyên nhân khác.

Biểu hiện:

Những nốt phỏng mọc trên trán, cổ, gáy, nách, bẹn và lan ra toàn thân trẻ. Ban đầu là những nốt phỏng đầu đanh ghim, mọc từng đám, có nước bên trong, nông ở ngoài da, không qua lớp thượng bì. Về sau mụn nước trở nên đục. Khoảng vài ngày sau, các mụn nước này khô, để lại vẩy trắng. Nếu không điều trị kịp thời, không vệ sinh tắm rửa sạch sẽ trẻ rất dễ bị bội nhiễm, viêm tấy, có thể nhiễm khuẩn huyết.Sơ sinh non tháng

Điều trị:

Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh. Lau khô, thoa bột talc trong đó có kháng sinh rồi mới mặc áo, quần, đi găng tay, bít tất và quấn tã. Nên cho trẻ mặc áo quần bằng vải sợi bông, giặt sạch phơi khô, là nóng diệt khuẩn, cần giữ da sạch sẽ và khô, bôi các nốt phỏng bạng xanh methylen nhiều lần trong ngày.

Bệnh này nhẹ chỉ cần tắm, bôi thuốc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trẻ sẽ khỏi bệnh, không để lại di chứng.

MỤN PHỎNG DỄ LÂY

Trên da, nhất là ở trán, gáy, lưng và các khe, các nếp da trong cơ thể trẻ xuất hiện nhiều mụn to bằng hạt đậu xanh. Những mụn nước này vỡ ra chảy lan đến vùng da lành, gây tổn thương và làm xuất hiện các mụn nước khác. Cứ thế tiếp tục lây lan nhiều nơi trong cơ thể.

Nguyên nhân:

Do da trẻ không sạch sẽ, không được tắm hàng ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn xâm nhập và gây ra các bệnh như mụn nước dễ lây, chốc lở, viêm quầng ở dưới thượng bì, nhiễm khuẩn vết thương, viêm tai giữa, viêm hạch, viêm phổi, viêm khuẩn tử cung sau sinh.

Biểu hiện lâm sàng:

Trên da xuất hiện các nốt mụn nước dễ lây. Đầu tiên xuất hiện ở trán, gáy, cổ… Mụn nước to bằng hạt đậu xanh, bên trong nước trong, về sau đục, vỡ ra chảy nước màu vàng. Nước này chảy đến vùng da lành làm xuất hiện các mụn nước khác. Những mụn nước này bị bội nhiễm liên cầu khuẩn làm cho nước bên trong mụn bị đục.

Bệnh tiến triển, các liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn sẽ theo đường máu vào gây viêm tai giữa, viêm hạch, viêm phổi và nhiễm trùng tử cung sau sinh…

Phòng tránh:

Cần tắm rửa hàng ngày cho trẻ. Khi tắm dùng gạc mềm đưa vào các khe, các nếp ở bẹn, nách, lau khô, thoa bột talc lên các nốt phỏng để chống khuẩn. Mặc quần, áo sạch được là nóng diệt khuẩn, đi bao tay, bít tất nếu trời lạnh.

Điều trị bệnh cho trẻ bằng cách tắm rửa sạch sẽ hàng ngày. Các nốt mụn nước chưa vỡ hay đã vỡ đều bôi xanh methylen hai lần vào sáng và chiều cho đến khi đến khỏi bệnh. Không nên dùng mỡ corticoid bôi cho trẻ sơ sinh. Trường hợp nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện điều trị theo phác đồ và theo dõi các biến chứng, cho trẻ bú bình thường.

VIÊM KẾT MẠC Ở TRẺ SƠ SINH

Bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ sinh hai ngày. Hai mí mắt trẻ không mở ra được. Vành hai mi, thấy mủ phọt ra. Mủ đặc, màu trắng đục. Lau sạch mủ, mủ sẽ tái tạo lại rất nhanh. Kết mạc bị phù nề, cương tụ đỏ, có rớm máu. Phù nề hai mắt kết mạc, giác mạc và loét có tính hoại tử, Bệnh tiến triển nhanh trong vài ngày, có thể gây thủng giác mạc, phòi mộng mắt gây viêm mủ toàn nhãn cầu.

Bệnh nhẹ chỉ mới khu trú ở kết mạc, nếu điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng.

Bệnh mới xuất hiện ở giác mạc dù được điều trị kịp thời vẫn để lại di chứng là sẹo giác mạc, khiến cho thị lực giảm.

Lấy mủ ở kết mạc, giác mạc soi tươi sẽ thấy có song cầu lậu khuẩn.

Nguyên nhân:

Người mẹ trong lúc mang thai bị nhiễm lậu cầu khuẩn ở đường âm đạo. Lậu cầu khuẩn này tồn tại ở niêm mạc âm đạo người mẹ. Khi thai nhi chào đời, hai mắt sẽ bị nhiễm lậu cầu khuẩn.

Phòng tránh:

Khi người mẹ mang thai cần phòng tránh để không bị lây nhiễm các vi khuẩn lậu cầu, xoắn khuẩn giang mai, viêm gan virut B, c, virut HIV… Hầu hết các vi khuẩn, virut này đều lây truyền qua đường tình dục.

Điều trị:

Trẻ sau sinh cần được nhỏ vào mắt penicilin 1%, cách 30 phút nhỏ 1 lần, nhỏ liên tục trong 3-4 giờ. Penicilin 50.000 đơn vị pha với nước cất 3ml, tiêm dưới kết mạc mỗi ngày một lần, tiêm trong 10 ngày.

Rửa mắt cho trẻ sơ sinh mới lọt lòng bằng thuốc tím 1/5000 pha với nước cất, hay nhỏ mắt bằng thuốc nitrat bạc 1%, nhỏ liên tục 10 ngày. Dùng kháng sinh điều trị cho trẻ sơ sinh, điều trị cho cả người mẹ và cha.

VIÊM KẾT MẠC NỘI THỂ Ở TRẺ SƠ SINH

Sau sinh vào ngày thứ 8-10, hai mí mắt trẻ bị sưng húp, mủ rất nhiều, kết mạc cương tụ đỏ, có nhiều hột ở kết mạc mi dưới và cũng đỏ, chạm vào dễ chảy máu. Trong chất nạo kết mạc, tế bào biểu mô của kết mạc có nội thể nằm trong nguyên sinh chất, sát cạnh nhân của tế bào. Sau 10 ngày điều trị bệnh sẽ khỏi, không để lại di chứng.

Điều trị bằng nitrat bạc 1% và dung dịch cloramphénicol 0,4% hoặc mỡ aureomycin 1% từ 10-15 ngày.

VIÊM MÀNG TIẾP HỢP ĐỎ

Viêm màng tiếp hợp mắt gây đỏ nếu không điều trị sớm, có thể bị mù do mắt bị nhiễm vi khuẩn chlamydia. Vi khuẩn này sổíng ở các nguồn nước bẩn. Có thể lây nhiễm qua việc sử dụng nước bị nhiễm khuẩn.

Phòng tránh: Dùng nước sạch đun sôi, để nguội rửa mặt cho trẻ sơ sinh, trẻ lớn và người lớn. Không dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt.

Điều trị sớm bằng erythromycin hay azithromycin và agyrol 1% nhỏ mắt.

TƯA MIỆNG DO NẤM

Tưa miệng là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, xuất hiện ở niêm mạc lưỡi, niêm mạc miệng, niêm mạc bên trong má, niêm mạc vòm họng, niêm mạc vòm hầu, lan xuống thực quản gây phù nề thực quản, xuống phổi gây viêm phổi, xuống dạ dày gây tiêu chảy.

Nguyên nhân: Nấm candida albicans cư trú ở bên trong âm đạo người mẹ lây truyền sang con, khi sinh con qua đường âm đạo, tỉ lệ mắc bệnh là 90%.

Biểu hiện lâm sàng:

Trên niêm mạc lưỡi, niêm mạc mồm, niêm mạc bên trong hai má, niêm mạc vòm họng, niêm mạc vòm hầu, xuất hiện màu trắng như cặn sữa, ngày càng dày lên thành vảy, lan rộng khắp lưỡi, vòm miệng, vòm hầu, lan xuống thực quản, dạ dày. Bệnh thường gặp ở những trẻ sơ sinh ốm yếu, trẻ đẻ non, trẻ đẻ thiếu tháng, trẻ được nuôi dưỡng kém, sức đề kháng giảm.

Nấm candida albicans lúc đầu màu trắng, về sau ngả màu ngà vàng, cáu bẩn gây cho trẻ đau họng, khó nuốt, bỏ bú, bỏ chơi, sút cân, quấy khóc và có thể chảy máu khi rà thuốc mạnh vào vẩy nấm.

Nếu phát hiện sớm, dùng một trong các thuốc: Mật ong, thuốc tím gentian dung dịch 1% xanh methylen 1% thấm tăm bông rà trên vẩy nấm hai lần trong ngày, dùng từ 3 – 5 ngày, bệnh sẽ khỏi ngay.

Tiến triển của nấm candida albicans không dừng ở vòm miệng, vòm hầu, mà còn lan rộng đến thực quản, gây phù nề thực quản và khó nuốt, lan đến dạ dày gây tiêu chảy, lan đến phổi gây viêm phổi.

Phòng tránh bệnh này cần giữ sạch vòm họng, răng, miệng. Hàng ngày dùng tăm bông thấm nước muối tinh khiết 0,9% lau vào lưỡi, vòm họng. Dụng cụ ăn uống của trẻ cần được ngâm vào nước sôi trước khi sử dụng.

Nâng cao thể lực cho trẻ, đặc biệt ở các trẻ gầy còm, ốm yếu, trẻ đẻ non, đẻ thiếu tháng bằng cách cho trẻ bú sớm, bú theo nhu cầu.

Trẻ sơ sinh vừa lọt lòng cần thấm tăm bông vào dung dịch thuốc tím gentian 1% rà khắp lưỡi, vòm miệng, vòm hầu.

Điều trị bệnh tưa miệng do nấm candida albicans theo dân gian bằng cách: Mật ong, búp măng non với muối giã nhỏ lấy nước, rau ngót với muối giã nhỏ lấy nước thấm vào tăm bông, lau trên vẩy nấm, hai lần trong ngày, dùng 3-5 ngày.

Ngoài ra có thể dùng thuốc tím gentian dung dịch 1%, xanh methylen dung dịch 1% (hay dung dịch bicabonat 3%), thấm vào bông lau lên trên vẩy nấm, rà nhẹ, tránh bật máu gây thương tổn niêm mạc. Rà thuốc hai đến bốn lần trong ngày, dùng 3-5 ngày liên tục, sẽ khỏi bệnh.

VIÊM RỐN Ở TRẺ SƠ SINH

Viêm rốn ở trẻ sơ sinh thường hay gặp do thay băng rốn không đảm bảo vô khuẩn, làm da và tổ chức da quanh rốn viêm tấy đỏ, chảy nước màu vàng, có thể chảy cả mủ. Rốn rụng chậm và luôn bị ướt, có thể viêm tấy rốn.

Trẻ bị viêm rốn sốt nhẹ đến sốt cao. Xuất hiện viêm tấy đỏ đau và mủ viền chung quanh rốn. Trẻ bỏ chơi, quấy khóc nếu nhiễm khuẩn huyết, trẻ bị sốt cao 39-40°C thể trạng suy sụp, sút cân…

Phòng tránh: Khi thay băng phải vô khuẩn, dụng cụ phải đun sôi hay đốt vào lửa cồn. Rửa rốn bằng oxy già 3%. Rửa hàng ngày bằng bông, gạc đã hấp diệt khuẩn, thấm khô, chấm cồn iốt 2% và băng lại, thay băng cho đến khi rốn khô và rụng.

Điều trị: Nếu cuống rốn chưa rụng, dùng dụng cụ vô khuẩn cắt cuống rốn, rửa rốn bằng cồn iốt 2% mỗi ngày. Nếu rốn có mủ rửa bằng nước oxy già 3% cho sạch mủ, thấm cồn iốt 2%, rắc kháng sinh rifamycinvaf rồi băng lại. Mỗi ngày thay băng một lần cho đến khi rốn khô và lành mới bỏ băng.

VIÊM ĐỘNG MẠCH RỐN

Cấu trúc rốn có động mạch, tĩnh mạch có chức năng tuần hoàn nuôi dưỡng rốn. Khi động mạch rốn bị nhiễm khuẩn nặng, vi khuẩn phần nhiều là tụ cầu, liên cầu.

Biểu hiện lâm sàng:

Da bụng xung quanh rốn, dưới rổn sưng đỏ, đau, viêm tấy và lan đến phần sinh dục ngoài. Cơ thắng bụng to, căng, đau.

Dùng tay vuốt từ xương mu ngược lên đến rốn, thấy mủ chảy ra. Gan, lá lách không to.

Bệnh có thể nặng dần lên, bụng căng to, nề, xuất hiện tuần hoàn bàng hệ (là những tĩnh mạch màu xanh nổi chi chít trên da ngực và bụng). Gan, lá lách to. Rốn có nhiều mủ và đau. Bệnh nhi sốt cao 39-40°C, bỏ chơi, bỏ bú, quấy khóc, ngủ kém, sút cân, toàn trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Tại rốn có nhiều mủ và xuất hiện viêm phúc mạc.

Phòng tránh: Tuyệt đối không để nhiễm khuẩn rốn, rốn phải luôn khô, không bị ướt, thay băng với dụng cụ vô khuẩn, mỗi ngày thay băng 1 lần. Dùng bông thấm cồn iốt 2% rửa sạch các chất bẩn ba lần/ngày, mỗi lần thay 3 miếng bông. Nếu rốn có mủ phải rửa rốn bằng nước oxy già 3%, sau đó lau bằng cồn iôt 2%, rắc bột kháng sinh rifamycin rồi băng lại. Thay băng đến khi nào rốn khô và rụng.

Điều trị: Viêm động mạch rốn thể nhẹ hay thể nặng đều cần đưa trẻ đến bệnh viện, không được tự điều trị ở nhà. Tại bệnh viện điều trị theo phác đồ. Dùng kháng sinh diệt khuẩn gram âm, theo dõi nhiễm khuẩn máu và viêm phúc mạc.

Tại vùng rốn để hở, cắt lọc các tổ chức đã bị hoại tử, rửa bằng nước oxy già 3% rồi lau khô, rắc bột kháng sinh rifamycin cho đến khi khỏi bệnh.

cần nâng cao thể lực cho trẻ, bằng cách cho trẻ bú theo nhu cầu, không cho bú theo giò, để trẻ có sự chống đỡ các tác nhân gây bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể.

VIÊM TĨNH MẠCH RỐN

Viêm tĩnh mạch rốn là do nhiễm khuẩn gram âm. Triệu chứng của bệnh nặng. Xung quanh rốn có nhiều tĩnh mạch nhỏ gọi là tuần hoàn bàng hệ. Bụng chướng căng, gan, lá lách to. Trẻ sốt cao 39-40°C. Thể trạng nặng. Trẻ bỏ bú, bỏ chơi, quấy khóc nhiều, rối loạn thân nhiệt, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn máu, viêm phúc mạc. Toàn trạng suy sụp, cần đưa trẻ đến bệnh viện điều trị chống nhiễm khuẩn máu.

Tại bệnh viện trẻ cần được khẩn trương chống nhiễm khuẩn máu, nhiễm độc, tiêu chảy, bù dịch và các chất điện giải.

HOẠI TỬ RỐN

Bệnh có thể tiên phát hay hậu phát sau khi viêm rốn. Toàn bộ tổ chức rốn bị hoại tử, thâm tím, chảy máu, chảy mủ, mùi hôi và lan xung quanh rốn. Toàn trạng bệnh nhi suy sụp. Trẻ bỏ bú, quấy khóc, tiêu chảy. Trẻ không chịu chơi. Bụng chướng căng. Có thể viêm phúc mạc.

Phòng tránh: Bằng cách thay băng rốn đúng phương pháp, dụng cụ vô khuẩn, không để rốn bị ướt. Rốn phải luôn khô và chóng rụng cuống rốn. Thay băng hàng ngày bằng cồn iốt 2%, nếu rốn có mủ phải rửa bằng nước oxy già 3%, lấy sạch các chất bẩn, lau bằng cồn iốt 2%, rắc bột kháng sinh rifamycin. Tiếp tục thay băng cho đến khi rốn rụng.

Điều trị: Nhất thiết phải đưa trẻ đến bệnh viện, không được điều trị tại nhà.

Tại bệnh viện, cắt lọc bỏ các tổ chức bị tổn thương và bị hoại tử, rửa bằng oxy già, nhỏ bằng nước muối sinh lí 0,9% và chiếu tia tử ngoại vào vùng rôn bị hoại tử. Ngày đầu 5 phút. Những ngày sau tăng dần và kéo dài 1 tuần. Khi bệnh đã khỏi, phải dừng ngay.

Dùng kháng sinh toàn thân và theo dõi nhiễm trùng huyết.

NHIỄM KHUẨN HUYẾT

Viêm rốn nếu không được điều trị sớm, không đúng phương pháp dễ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, hoại tử rốn, viêm động mạch rốn, viêm tĩnh mạch rốn.

Các vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn máu hay nhiễm khuẩn trong lúc sinh, lây từ mẹ sang con, do nước ối hay thai nhi nhiễm khuẩn trước khi sinh.

Trẻ sốt cao dao động, lúc tăng cao, lúc hạ. Trẻ ngủ li bì, bỏ bú, sút cân, ăn kém, hay nôn, bụng chướng căng, tiêu chảy.

Bệnh ngày càng nặng, da vàng nhợt, môi khô. Trẻ sốt cao, gan, lách to, có thể xuất huyết dưới da.

Trẻ thở rên, rối loạn nhịp thở kiểu toan huyết. Có cơn ngừng thở không hoàn toàn, gặp nhiều ở trẻ đẻ non, thiếu cân. Trương lực cơ toàn thân giảm. Bạch cầu trong máu tăng, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính.

Phòng tránh: Không để nhiễm khuẩn rôn bằng cách thay băng vô khuẩn, rửa rốn bằng cồn lốt 2%, lau khô, rắc bột kháng sinh rifamycin rồi băng lại, tránh để rốn bị ướt. Thay băng cho đến khi rôn khô và rụng. Đồng thời nâng cao thể trạng cho trẻ bằng cách cho bú sữa mẹ theo nhu cầu, không cho bú theo giờ.

Điều trị nhiễm khuẩn huyết, phải đưa trẻ đến bệnh viện khẩn trương, không được tự điều trị trẻ ở nhà, rất nguy hiểm đến tính mạng. Tại bệnh viện cần được chống nhiễm khuẩn bằng loại kháng sinh diệt vi khuẩn phổ rộng gram âm, gram dương truyền tĩnh mạch. Chống toan huyết, chổng thiếu oxy, bồi bổ dưỡng chất, giữ gìn vùng da rốn sạch sẽ, theo dõi phát hiện kịp thời các diễn biến bất ngờ và xử trí kịp thời.

0/50 ratings
Bình luận đóng