Định nghĩa: nhiễm những vi sinh vật ít khả năng gây bệnh trong hoàn cảnh bình thường, ở những đối tượng mà miễn dịch dịch thể hoặc miễn dịch tế bào bị suy yếu (suy giảm miễn dịch), hoặc hoạt động thực bào hay các yếu tố khác của hệ thống phòng vệ cơ thể của họ bị suy yếu, làm cho họ đặc biệt dễ bị nhiễm những vi sinh vật nói trên.
Mục lục
Suy giảm miễn dịch dịch thể, liên quan tới tế bào lympho B:
Suy giảm mắc phải: bệnh đa u tuỷ xương, bệnh bạch cầu tuỷ bào mạn tính, các bệnh gammaglobulin, thiếu hụt IgA vô căn.
Suy giảm di truyền: bệnh Bruton, bệnh mất gammaglobulin huyết bẩm sinh.
Suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào, liên quan với tế bào lympho T:
Suy giảm mắc phải: bệnh AIDS (xem từ này), bệnh Hodgkin và các u lympho bào ác tính khác , bệnh sarcoid, bệnh phong thể u.
Suy giảm di truyền: xem: bệnh Di George (bất sản tuyến ức bẩm sinh), bệnh nấm candida da, niêm mạc mạn tính.
Suy giảm hỗn hợp cả dịch thể và tế bào
Suy giảm mắc phải: u lympho bào ác tính, bệnh bạch cầu tuỷ bào mạn tính.
Suy giảm di truyền: xem: mất điều hoà giãn mao mạch, suy giảm miễn dịch phối hợp nặng, hội chứng Wiskott-Aldrich.
Suy giảm đáp ứng viêm liên quan tới bạch cầu hạt trung tính:
Suy giảm về số lượng (giảm bạch cầu hạt trung tính): giảm số lượng bạch cầu hạt trung tính (hoặc bạch cầu hạt nói chung), do suy tuỷ xương (xem bệnh này) toàn phần hoặc suy tuỷ xương phân ly là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra tình trạng bất thường dễ bị nhiễm khuẩn. Những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, đặc biệt là nhiễm vi khuẩn Gram âm, xảy ra khi số lượng bạch cầu trong máu giảm xuống dưới 500/ pl, thấy trong các trường hợp mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, và trong trường hợp điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch (xem: giảm bạch cầu hạt trung tính có sốt).
Suy giảm chất lượng đáp ứng viêm: hiếm xảy ra hơn, nhưng có thể thấy hoạt động thực bào và/hoặc tính hoá hướng động của các bạch cầu bị tổn hại trong các trường hợp: bệnh u hạt mạn tính, hội chứng Chediak-Higashi, hội chứng Job-Buckley, bệnh bạch cầu cấp tính, lupus ban đỏ rải rác, tình trạng urê huyết, nhiễm toan, bệnh đái tháo đường, hội chứng bạch cầu “lười” hoặc trong liệu pháp corticoid.
Các suy giảm khác của hệ thống phòng vệ cơ thể
Suy giảm bổ thể: những trường hợp suy giảm đơn thuần của hệ thống bổ thể thường tạo điều kiện sẵn cho nhiễm khuẩn và các bệnh nấm.
Cắt bỏ lách: làm cho bệnh nhân dễ nhạy cảm với nhiễm phế cầu khuẩn, màng não cầu khuẩn, và các ký sinh vật ký sinh nội tế bào.
Tổn thương da rộng (làm biến đổi rào cản giải phẫu): bỏng rộng, chấn thương quan trọng, các vết thương do nằm.
Những nguyên nhân khác: suy dinh dưỡng, ống thông (sonde) để lưu, ma tuý (tiêm chích). Ngoài ra còn phải kể tối những hoàn cảnh sau đây:
+ Sử dụng thuốc kháng sinh có phổ rộng và liều cao, thường dẫn tới tăng sinh sản các mầm bệnh kháng thuốc đã cho, và đôi khi còn dẫn tới bội nhiễm nặng.
+ Sử dụng corticoid với liều cao làm giảm sức đề kháng đốĩ với các tác nhân gây bệnh thông thường và không thông thường.
+ Sử dụng những thuốc ức chế miễn dịch và thuốc chống ung thư gây ra giảm bạch cầu hạt trung tính và làm cho bệnh nhân đặc biệt dễ bị nhiễm khuẩn.
Những vi sinh vật có liên quan: trong trường hợp suy giảm miễn dịch dịch thế, thì bệnh nhân đặc biệt dễ bị nhiễm các vi khuẩn có vỏ bọc (ví dụ, liên cầu khuẩn, màng não cầu khuẩn, Haemophilus) và Giardia. Trong trường hợp suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào, người ta thường thấy bệnh nhân hay bị nhiễm virus, nhiễm các sinh vật đơn bào hoặc nấm. ở những đối tượng mà hệ thống phòng vệ cơ thể bị yếu, ngoài những tác nhân gây bệnh thông thường, họ còn hay bị nhiễm khuẩn cơ hội, tức là nhiễm những vi sinh vật mà với cơ thể bình thường thì chúng ít khả năng sinh bệnh, những tác nhân này có thể bao gồm: vi khuẩn (các loài Pseudomonas, Proteus, Nocardia, Seratia, Providencia V..V..), những loài nấm men (như Candida, Aspergillus, Cryptococcus V..V..), những virus (đặc biệt là virus herpes simplex và virus cự bào), hoặc các nguyên sinh động vật đơn bào (như Pneumocystis cariniỉ, Toxoplasma gondii, Giardia lamblia V..V..). Những thuốc kháng sinh có thể tác động tới sự cân bằng của quần thể vi sinh trong ruột, và tới sự phát triển của các chủng vi khuẩn kháng thuốc.
Leuconostoc là các cầu khuẩn Gram dương, giống với các liên cầu khuẩn, bình thường là những vi khuẩn hoại sinh, nhưng có thể trở nên gây bệnh trong những trường hợp suy giảm miễn dịch, hoặc điều trị bằng vancomycin.
Đối với nhiễm khuẩn cơ hội xảy ra trong quá trình bệnh AIDS: xem từ này.
Điều trị
Trước khi điều trị một trường hợp nhiễm khuẩn cơ hội, thì điểm quan trọng là phải đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch, và liệt kê những thuốc đã sử dụng và kết quả các xét nghiệm cấy vi khuẩn đã làm trước đó. Đe xác định mầm bệnh, phải cấy máu nhiều lần bằng nhiều môi trường nuôi cấy rất khác nhau, và làm xét nghiệm huyết thanh để phát hiện kháng thể đặc hiệu (nhất là đối với các loài nấm Candida, Aspergillus, và virus cự bào).
Hiệu chỉnh lại mọi tình trạng mất cân bằng về nước và các chất điện giải.
Ở những bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch, phải giảm liều lượng thuốc hoặc tạm thời ngừng điều trị.
Tiêm gammaglobulin người có thể bù lại cho sự suy giảm tế bào lympho B, và truyền bạch cầu hạt trung tính là có ích, ít nhất là tạm thời, trong trường hợp giảm bạch cầu hạt trung tính hoặc bệnh mất bạch cầu hạt.
Việc lựa chọn thuốc kháng khuẩn cũng phải chọn thuốc càng đặc hiệu càng tốt (bằng cách dựa vào kháng sinh đồ). Tránh dùng những thuốc kháng sinh phổ rộng.
Nếu thấy xuất hiện thâm nhiễm phổi ở một bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, thì bao giờ cũng phải nghĩ tới nhiễm Pneumococystis carinii, mà ngày nay đã có các thuốc đặc trị.