Điều hòa để pH máu bình thường (7.35-7.45) phụ thuộc vài cả phổi và thận. Theo công thức Henderson-Hasselbalch, pH là tỉ lệ giữa HCO3– (điều hòa bởi thận) và PCO2 (điều hòa bởi phổi). Tỉ HCO3 / PCO2 hữu ích trong việc phân loại các rối loạn cân bằng acid-base. Nhiễm toan là do tăng acid hoặc mất kiềm; nguyên nhân là do chuyển hóa (giảm HCO3–) hoặc hô hấp (tăng PCO2). Nhiễm kiềm là do mất acid hoặc tăng base và cũng do chuyển hóa (↑ [HCO3–]) hoặc hô hấp (↓PCO2).
Để giới hạn thay đổi pH, rối loạn chuyển hóa sẽ được bù trừ ngay lập tức trong hệ thống; bù trừ qua thận trong rối loạn hô hấp thì thường chậm hơn, mà bù trừ “cấp tính” thì cường độ thấp hơn so với bù trừ “mạn tính”.
Các rối loạn acid-base đơn giản bao gồm một rối loạn cơ bản và phản ứng bù trừ của nó. Những rối loạn hỗn hợp, có sự kết hợp của những rối loạn cơ bản.
Nguyên nhân của các rối loạn acid-base đơn giản thường là rõ ràng trong bệnh sử, thăm khám lâm sàng, và/hoặc cận lâm sàng. Ban đầu đánh giá cận lâm sàng phụ thuốc vào rối loạn acid-base chính, nhưng toan chuyển hóa và kiểm chuyển hóa nên bao gồm điện giải đồ, BUN, creatinine, albumin, pH nước tiểu, và điện giải nước tiểu. Khí máu động mạch (ABG) thì ít được chỉ định ở những bệnh nhân có rối loạn acid-base đơn giản, như, toan chuyển hóa nhẹ trong bối cảnh suy thận mạn. Tuy nhiên, kết hợp khí máu động mạch và điện giải đồ là cần thiết để đánh giá đầy đủ các rối loạn acid-base phức tạp hơn. Những đáp ứng bù trừ nên được ước tính từ khí máu động mạch; công thức Winter [PaCO2 = (1.5 x [HCO3–]) + 8 ± 2] là thật sự cần thiết trong đánh giá những đáp ứng hô hấp trong nhiễm toan chuyển hóa.
Khoảng trống anion cũng nên được tính; khoảng trống anion AG = [Na+] – ([HCO3–] + [Cl–]) = các anion không đo được – các cation không đo được.
Khoảng trống anion nên được điều chỉnh trong những thay đổi của nồng độ albumin, một anion vô hạn chiếm ưu thế; “AG được điều chỉnh” = AG + ~ 2.5 x (4 – albumin mg/dL). Những xét nghiệm hỗ trợ khác sẽ làm sáng tỏ các hình thức cụ thể của nhiễm toan khoảng trống anion.