CÂU HỎI
Một bệnh nhân nam 52 tuổi bị tụ máu khớp gối tái phát. Ông ta là một thợ điện và từ hơn một năm nay tình trạng tụ máu khớp gối tái phát đòi hỏi phải phẫu thuật. Hơn 1 năm trước, bệnh nhân không có vấn đề gì về sức khỏe, tiền sử bình thường và hiếm khi phải đi bác sĩ. Bệnh nhân thường xuyên hút thuốc. Xét nghiệm tiểu cầu bình thường, tốc độ lắng máu 55mm/h. Hb 9mg/dL, Albumin 3.1 mg/dL. Xét nghiệm đông máu thấy aPTT kéo dài, PT bình thường. Nguyên nhân gây tụ máu khớp ở bệnh nhân này là?
A. Ức chế mắc phải.
B. Thiếu hụt yếu tố VIII.
C. Thiếu hụt yếu tố IX.
D. Giang mai.
E. Thiếu hụt Vitamin C.
TRẢ LỜI
aPTT kéo dài trong khi PT bình thường phù hợp với tình trạng rối loạn chức năng các yếu tố VIII, IX, X, XII, kininogen trọng lượng phân tử cao, hoặc yếu tố Fletcher. Thiếu hụt di truyền hoặc dinh dưỡng những yếu tố này sẽ được sửa chữa ở phòng thí nghiệm bằng cách thêm huyết thanh từ một người bình thường. Sự có mặt của kháng thể đặc hiệu với những yếu tố đông máu được gọi là tình trạng ức chế mắc phải. Thường thì chúng hay đối kháng trực tiếp yếu tố VIII, mặc dù ức chế mắc phải prothrombin, yếu tố V, IX, X, XI đã được mô tả. Những bệnh nhân bị ức chế mắc phải thường là người cao tuổi (trung bình là 60 tuổi), phụ nữ mang thai hoặc hậu sản hiếm xảy ra hơn. Không có bệnh tiềm ẩn ở 50% các trường hợp. Những bệnh thường gây ra tình trạng này là các bệnh tự miễn, bệnh ác tính (u lympho, K tiền liệt tuyến), và bệnh da liễu. Ức chế mắc phải yếu tố VIII hoặc IX biểu hiện trên lâm sàng tương tự như hemophilia do di truyền. Sự phát triển của rối loạn đông máu trong giai đoạn sau của cuộc sống là một gợi ý cho tình trạng ức chế mắc phải nếu không có tiền sử bệnh về đông cầm máu. Nhiễm giang mai là một nguyên nhân gây ra bất thường của aPTT, nhưng kể từ khi đây là một hiện tượng trong thí nghiệm, nó không được liên kết với bệnh đông máu trên lâm sàng. Thiếu vitamin C có thể gây chảy máu lợi và đốm xuất huyết quanh nang lông nhưng không gây ra tụ máu khớp và aPTT kéo dài.Tiền sử hút thuốc lá và kết quả xét nghiệm thấy một bệnh mạn tính (thiếu máu, giảm albumin máu) trong trường hợp này làm ta nghĩ nhiều đến một bệnh ác tính.
Đáp án: C.